HN: Hơn 20 học sinh nhập viện do hội chứng cúm
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong 3 ngày qua đã tiếp nhận hơn 20 trường hợp có biểu hiện của hội chứng cúm.
Những học sinh này đang học tại THPT Trí Đức (Hà Nội). Đa số hơn 20 trường hợp đều có biểu hiện sốt cao, ho, viêm long đường hô hấp, nhiễm trùng đường hấp, dấu hiệu điển hình của hội chứng cúm nên đã được nhập viện theo dõi.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, các ca bệnh dù chưa có kết quả xét nghiệm nhưng chắc chắn không phải cúm A(H5N1) hay H7N9.
Học sinh đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đây là ca nghi ngờ viêm đường hô hấp do vi rút cúm. Mẫu bệnh phẩm của các ca bệnh đã được lấy xét nghiệm để xác định chính xác chủng vi rút gây bệnh.
TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, cúm A/H5N1 có độc lực mạnh. BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã báo cáo lên Bộ Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để tiến hành xử lý ổ dịch. Đến nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và dự kiến có kết quả trong ngày 22/1.
Video đang HOT
TS.BS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh Viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo người dân nên rửa tay với xà phòng thường xuyên
Theo các chuyên gia, thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh nhất trong năm. Để phòng lây nhiễm các loại cúm gia cầm nói chung, người dân tuyệt đối không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm ốm chết, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi. Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường..
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có các biểu hiện cúm không rõ lý do, sau khi tiếp xúc với gia cầm có các triệu chứng ho, sốt, khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
Ông Kính cho biết, chủng cúm A/H5N1 gây bệnh cho phổ rộng hơn, vì thế nếu bùng phát cũng rất nguy hiểm. Trong khi đó, hiện nay, việc vi rút cúm gia cầm lưu hành trên đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện là một mối nguy lớn do không kịp thời phát hiện nguồn bệnh để kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm.
Sau ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong đầu tiên trong năm 2014 tại Bình Phước, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng Bình Phước điều tra dịch tễ, tăng cường triển khai các biện pháp giám sát và phòng, chống cúm A/H5N1 trên địa bàn. Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cũng đã lập đoàn kiểm tra giám sát, điều tra ca bệnh, ca tiếp xúc, kiểm tra các điểm chăn nuôi gia cầm tại địa phương.
Theo Khampha
Ăn bớt vắc xin: "Chưa cần công an vào cuộc
Tại cuộc họp giao ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 14/5, nhiều ý kiến cho rằng, cần có sự vào cuộc của ngành công an Hà Nội trong vụ ăn bớt vắc xin.
Khó đền bù thiệt hại
Những ngày gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt thông tin về việc nhân viên của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội khi tiêm chủng cho trẻ đã ăn bớt vắc xin.
Tại cuộc họp giao ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 14/5, nhiều ý kiến lo ngại rằng, đây là sai phạm có tính hệ thống. Hiện nay, nhiều người dân lo lắng sai sót vừa phát hiện này cũng có thể rơi vào bất ký đứa trẻ nào từng tiêm chủng ở đây. Do vậy, cần sự vào cuộc điều tra của công an cho "mọi chuyện rõ ràng".
Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội trả lời báo chí
Tại cuộc họp giao ban cũng có sự tham gia của Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an Hà Nội. Tuy nhiên, trước câu hỏi này, ông Ngọc đã nhường phần trả lời lại cho Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Đăng Long.
Ông Long cho rằng, đây chỉ là trường hợp cá biệt, sau khi phát hiện đã có biện pháp xử lý. Cụ thể Thành ủy Hà Nội đã có yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc này, bản thân cháu bé bị tiêm thiếu hiện đang được theo dõi. Hiện tại, vụ việc này đang giao cho Sở Y tế Hà Nội.
Do vậy, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng, vụ việc chưa đến mức độ lớn để công an vào cuộc điều tra. Ông Long nhấn mạnh, không phải việc gì cũng đưa công an xử lý.
Cũng theo ông Long, nếu gia đình nào phát hiện gặp phải trường hợp sai phạm tương tự như cháu Dương Kiều Phong ngày 19/4 vừa rồi, việc đền bù cho cũng rất khó.
"Theo tôi, trách nhiệm của ngành y tế Hà Nội là phải theo dõi sức khỏe của cháu bé và những cháu khác. Nếu có phát hiện những vấn đề về sức khỏe, có nguyên nhân từ tiêm chủng ở đây, ngành y tế Hà Nội phải xử lý có trách nhiệm đến cùng".
Tại đường dây nóng của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, khi người dân gọi điện đến cũng được tư vấn: Theo dõi cháu bé xem có mắc một trong 5 bệnh đã tiêm phòng hay không, lúc đó trung tâm sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết.
Hình ảnh lọ vắc xin và nhãn bị "ăn bớt" tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Buộc thôi việc nhân viên sai phạm
Chiều nay 14/5, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hội đồng kỷ luật của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã quyết định buộc thôi việc đối với nhân viên Bùi Thị Phương Hoa về việc sai phạm trong quy trình tiêm vắc xin.
Đồng thời thông báo việc này trong toàn ngành y tế Thủ đô để giáo dục răn đe đối với các cán bộ, nhân viên y tế khác trong việc thực hiện các định trong tiêm chủng nói riêng và thực hiện y đức nói chung.
Ngoài vụ việc bị nghi "ăn bớt" vắc-xin của cháu Dương Kiều Phong ngày 19/4, trước đó bà Bùi Thị Phương Hoa cũng bị bắt lập biên bản tường trình vì việc không pha thuốc trực tiếp mà dùng thuốc có sẵn để tiêm cho con của chị Nguyễn Kim Oanh (Đống Đa - Hà Nội).
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, pha sẵn vắc-xin là sai quy trình tiêm chủng. Quy trình tiêm chủng yêu cầu cán bộ có trách nhiệm thông báo trẻ được tiêm vắc xin gì, phòng bệnh gì và để cho người nhà quan sát vỏ hộp thuốc khi còn nguyên vẹn.
Tuy nhiên ngày 10/3, khi tiêm cho con chị Oanh, bà Bùi Thị Phương Hoa đã sai sót khi không thực hiện đúng quy trình này. Ông Cảm cũng khẳng định, đây là vi phạm nghiêm trọng và Hội đồng kỷ luật đã làm việc nghiêm minh, đúng luật, không bao che, dung túng.
Với câu hỏi về những cá nhân khác có liên quan đến vụ việc hay hoài nghi về việc đây có phải là sai phạm hệ thống không, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Thanh tra Sở Y tế sẽ điều tra, xác minh để có biện pháp xử lý đúng người, đúng tội. "Việc này phải có thời gian, làm từng bước" - ông Cường nói.
Theo kế hoạch, trong ngày 14/5, Thanh tra Sở sẽ thanh tra việc quản lý và sử dụng vắc xin, quy trình tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
Xem xét trách nhiệm lãnh đạo
Cũng trong ngày 14/5, theo công văn gửi Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm cần phối hợp với các phòng, ban thuộc Sở Y tế để xem xét, kết luận, xử lý nghiêm minh các cá nhân có liên quan đến sai phạm.
Đồng thời, Trung tâm cũng phải làm rõ trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội; Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm và thành viên ca trực.
Theo 24h
Trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Do viêm phổi Ngay trong tối 11/11, Bộ Y tế cho biết, kết quả giải phẫu tử thi cho thấy bệnh nhi bị tử vong sau tiêm ở Bệnh viện Hướng Hóa, Quảng Trị là do viêm phổi. PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế...