HN: Hỗ trợ vé xe buýt cho dân văn phòng
Cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp… sẽ được Thành phố Hà Nội hỗ trợ giá vé xe buýt.
Chiều 3/7, HĐND Thành phố Hà nội đã thông qua Nghị quyết về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội.
Theo nghị quyết, hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn gồm hệ thống đường sắt đô thị (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, đường sắt một ray) và hệ thống xe buýt (xe buýt nhanh, xe buýt thường).
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ miễn tiền vé sử phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho các đối tượng: người có công; người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi.
Đối với người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe buýt nhanh được ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng cho học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, người cao tuổi.
Video đang HOT
Thành phố cũng hỗ trợ 30% vé tháng cho cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể với số lượng từ 20 người trở lên.
Cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, học sinh, sinh viên, công nhân sẽ được TP Hà Nội hỗ trợ giá vé xe buýt
Theo tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội, thành phố có nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích người dân tham gia sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng. Tuy nhiên, nhóm người được hưởng chính sách mới chỉ có học sinh, sinh viên, người có công, khuyết tật…
Hiện nay, còn nhóm đối tượng là nhân viên các văn phòng, công sở và công nhân các khu công nghiệp là nhóm đối tượng có nhu cầu tham gia giao thông cao, có khả năng tự đáp ứng nhu cầu đi lại bằng phương tiện cá nhân. Đây là đối tượng cần được ưu tiên, thu hút chuyển sang sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Điều này góp phần đáng kể vào việc hạn chế ra tăng phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Cũng theo UBND Thành phố Hà Nội, hiện nay xe buýt hoạt động trong dòng giao thông chung, vào giờ cao điểm lượng hành khách chuyên chở thường từ 120 – 150% trọng tải thiết kế. Từ đó dẫn đến phương tiện nhanh xuống cấp và gây khói bụi. UBND Thành phố Hà Nội cho rằng, việc đầu tư đổi mới phương tiện, đặc biệt đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch chưa hấp dẫn với các nhà đầu tư, đơn vị vận hành do còn thiếu cơ ưu tiên, hỗ trợ. Hệ thống đường dành riêng cho xe buýt còn thiếu, toàn thành phố mới chỉ có 5km đường ưu tiên cho xe buýt trên Quốc lộ 6.
Theo 24h
HN: ĐB Quốc hội được miễn vé xe buýt
Đại biểu Quốc hội, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được miễn phí khi sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
Sở GTVT Hà Nội đưa ra chính sách giảm giá, miễn phí xe buýt cho nhiều đối tượng (Ảnh minh họa)
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có tờ trình một số chính sách ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, áp dụng nhiều chính sách giảm giá, miễn phí cho nhiều đối tượng.
Hà Nội sẽ hỗ trợ giá vé phù hợp; miễn vé sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn đối với các đối tượng là thương binh, người có công, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, đại biểu quốc hội, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi.
Đối với loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh, thành phố sẽ hỗ trợ giảm 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp, người cao tuổi; giảm 30% giá vé tháng đối với cán bộ, nhân viên tại các văn phòng, công sở mua vé tháng theo hình thức tập thể với số lượng lớn (20 người trở lên).
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ có 6 chính sách ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn. Ngoài các ưu tiên chung, thành phố sẽ ưu tiên về tổ chức giao thông, đầu tư đổi mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng và ưu tiên hỗ trợ đối với hành khách cũng như cơ chế tài chính.
Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác và áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
Cũng liên quan đến tờ trình này, tại phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội thường kỳ, chiều 3/5, các đại biểu cho rằng, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu khắc phục những bất cập, thiếu đồng bộ trong quản lý, phát triển giao thông trên địa bàn Thủ đô hiện nay.
Tại cuộc họp báo ngày 5/10/2011, thời điểm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng mới nhậm chức phát biểu: "Bản thân tôi đã hai lần đi xe buýt, chúng tôi vận động từ Thứ trưởng đến toàn thể cán bộ ngành vận tải mỗi tuần dành ít nhất một ngày sử dụng phương tiện công cộng".
Thậm chí Bộ trưởng còn nói rằng: "Ai không đi sẽ bị kỷ luật khiển trách".
Hai tháng sau đó, tháng 12/2011, trả lời báo chí Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, sẽ không phạt cán bộ nhân viên "trốn" xe buýt và bản thân ông cũng không đi nổi loại phương tiện này.
Ông Thăng nói: "Đây là một cuộc vận động chứ không phải bắt buộc. Nếu nhân viên cấp dưới không đi xe buýt thì tôi cũng sẽ không phạt họ đâu. Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được".
Theo 24h
Giao thông Thủ đô "nóng" trước ngày thi đại học Sáng 3/7, thí sinh dự thi đợt 1 kỳ thi tuyển sinh Đại học 2013 bắt đầu đến các địa điểm thi để làm thủ tục. Cảnh đông đúc trước điểm thi Học viện Kỹ thuật quân sự Mặc dù xuất phát từ rất sớm nhưng hầu hết tại các địa điểm thi, sĩ tử và người nhà đều không tránh khỏi được...