HN: Hàng chục người ngất xỉu ở siêu thị Big C The Garden
Nhiều người đang mua sắm ở siêu thị Big C The Garden ( Nam Từ Liêm, Hà Nội) bỗng nhiên có cảm giác buồn nôn và ngất xỉu. Đến 22h, có 18 người nhập viện 198, trong đó 5 người đã khỏe trở lại về nhà.
Chiều tối ngày 14.3, nhiều người dân đang mua sắm ở siêu thị BigC The Garden (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bỗng nhiên có cảm giác buồn nôn, khó thở. Một số nhân viên thu ngân của siêu thị cũng bị ngất, ngồi la liệt ở hành lang siêu thị. Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhiều người dân bị ngất được đưa lên xe taxi đi cấp cứu.
Nhân viên bị ngất ở siêu thị Big C The Garden.
Nhân viên siêu thị Big C The Garden nhập viện 198 cấp cứu.
Anh Nguyễn Bắc, nhân viên kinh doanh tại tòa nhà cho hay, khi xảy ra sự việc, anh thấy hơn 20 người bị ngất xỉu được đưa ngoài. Một số nhân viên siêu thị bị nặng được đưa vào bệnh viện 198 cấp cứu. Còn một số nhân viên bị nhẹ được đồng nghiệp xoa dầu sơ cứu tại chỗ. Tất cả các nạn nhân đều có biểu hiện buồn nôn, khó thở.
Đến 19h15, nhân viên an ninh đã phong tỏa lối xuống siêu thị. 20h, siêu thị hoạt động trở lại, nhiều nhân viên phải đeo khẩu trang khi làm việc.
Đến 22h vẫn còn 14 người nằm viện 198 tiếp tục điều trị.
Đến 22h, lãnh đạo ca trực khoa Cấp cứu – Bệnh viện 198, quận Cầu Giấy, cho hay, bệnh viện đã tiếp nhận 18 người bao gồm nhân viên, khách hàng của siêu thị Big C The Garden. Khi nhập viện, những người này có triệu chứng buồn nôn, khó thở, đau bụng. Sau khi sơ cứu, 5 người đã được xuất viện, 14 người còn lại tiếp tục được điều trị.
Video đang HOT
Lãnh đạo siêu thị BigC The Garden cho biết, phần lớn các trường hợp bị nhập viện là nhân viên thu ngân, một số là khách hàng. Sau khi phát hiện, ban lãnh đạo đưa nhân viên cấp cứu tại bệnh viện 198. Còn khách hành bị ảnh hưởng nhẹ hơn đã chủ động sơ cứu tại chỗ.
Đại diện đơn vị này cũng cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định thời điểm trên số lượng xe máy gửi tầng hầm tăng đột biến vẫn nổ máy khi vào gửi xe nên lượng khí thải bị hút lên tầng trên theo đường thang máy khiến nhân viên khó thở, buồn nôn.
Theo_Dân việt
Thẩm phán vừa buôn điện thoại vừa xử: Vì con trai đang nằm viện
"Gần cuối phần tranh luận, tôi có cuộc điện thoại của con trai tôi, khi đó cháu đang nằm điều trị tại Bệnh viện 198 của Bộ Công an và trong tích tắc bộc phát, xuất phát từ tình cảm mẹ con nên tôi đã mở máy điện thoại nghe".
Cuộc điện thoại xuất phát từ tình mẹ con
Liên quan đến bức ảnh " Chủ toạ vừa buôn điện thoại vừa xử" đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Bích Loan, thẩm phán Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ (Hà Nội) - Chủ toạ phiên toà xử sơ thẩm nguyên nhà báo Phạm Đình Huy.
- Một số bức ảnh chụp tại phiên toà xử nguyên nhà báo Phạm Đình Huy cưỡng đoạt tài sản cho thấy hình ảnh bà -thẩm phán phiên toà cúi xuống nghe điện thoại trong lúc luật sư đang đang trình bày. Bà giải thích thế nào về điều này?
- Tôi được Chánh án giao giải quyết vụ án đối với bị cáo Phạm Đình Huy, bị truy tố tội cưỡng đoạt tài sản. Theo đó, ngày 30/9/2014, Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ mở phiên toà xét xử bị cám Phạm Đình Huy. Bản thân tôi là người trực tiếp làm thẩm phán, chủ toạ phiên toà này. Trong suốt quá trình xét xử, diễn biến tại phiên toà kể từ khi bắt đầu phiên toà, tôi đã điều hành theo đúng trình tự quy định pháp luật.
Thẩm phán Đặng Thị Bích Loan - Chủ tọa phiên tòa xét xử nguyên nhà báo Phạm Đình Huy, khi nhìn bức ảnh mình đang nói chuyện điện thoại trong khi xét xử cũng "tự thấy hình ảnh của mình là phản cảm".
Tuy nhiên, đến gần cuối phần tranh luận (buổi chiều-PV), tôi có cuộc điện thoại của con trai tôi, khi đó cháu đang nằm điều trị tại Bệnh viện 198 của Bộ Công an và trong tích tắc bộc phát, xuất phát từ tình cảm mẹ con nên tôi đã mở máy điện thoại nghe. Lúc đó, tôi đã cúi xuống nghe, hỏi cháu có việc gì không, cháu nói không có vấn đề gì thì tôi nói rất nhỏ, mẹ đang xử và tắt máy ngay.
Khi báo đăng bức ảnh này lên, bản thân tôi cũng thấy rất phản cảm về hình ảnh của tôi tại phiên toà. Tôi dằn vặt và tự thấy là mình đã vi phạm quy định của ngành cũng như quy định của cơ quan là khi xét xử thì không được nghe điện thoại. Hành động đó chỉ bộc phát sau một phút thiếu suy nghĩ tưởng rằng nhỏ nhưng rất lớn.
Sau sự việc này cũng khiến tôi nhận ra rằng, việc tôi nghe tại phiên toà hôm đó cũng không giải quyết được vấn đề gì, ngay cả khi, tình trạng xấu nhất xảy ra với con trai thì tôi cũng không thể dừng phiên toà về lo cho con được. Bản thân là một thẩm phán tại phiên toà, tôi sẽ phải rút kinh nghiệm một cách sâu sắc rằng: không bao giờ được nghe điện thoai, bất kể tình huống gì đi chăng nữa.
Khi báo phản ánh vấn đề này, cơ quan có họp, tôi cũng tự viết báo cáo giải trình về vấn đề tôi nghe điện thoại tại phiên toà. Thế nhưng, không như báo phản ánh là tôi nhiều lần nghe điện thoại mà chỉ nghe một lần mặc dù hôm đó có rất nhiều cuộc gọi đến nhưng tôi đều tắt đi, không nghe. Trong bản tường trình, tôi có kèm giấy ra viện của con tôi sau cái ngày xét xử phiên toà bị cáo Huy.
Việc nghe điện thoại tại phiên toà, tôi nhận thấy là không nên và bản thân tôi cũng không chấp nhận được. Sơ suất này đã làm tôi mất hết cả 1 năm phấn đấu công tác.
- Bà nói chỉ nghe điện thoại một lần là của con trai đang nằm viện nhưng theo nội dung một số bài báo và người nhà bị cáo Phạm Đình Huy phản ánh thì bà nghe điện thoại rất nhiều lần, nhất là ở phần tranh tụng của phiên toà. Vậy bà có chắc chắn những điều bà nói ở trên là chính xác và đúng là chỉ nghe điện thoại 1 lần trong phiên toà xét xử nguyên nhà báo Phạm Đình Huy?
- Trong các phiên toà trước không bao giờ tôi nghe điện thoại mặc dù có nhiều cuộc gọi đến. Ở phiên toà xét xử bị cáo Phạm Đình Huy cũng có nhiều cuộc gọi đến nhưng tôi đều tắt bỏ, duy cuộc gọi cua con trai là tôi nghe.
Thực tế, trong bài báo đăng tải 3-4 bức ảnh nhưng chỉ có hình ảnh chụp duy nhất chứ không có bức ảnh nào khác.
Không nhục hình, không bức cung
- Cũng theo phản ánh của một số bài báo ghi nhận phiên toà và người nhà bị cáo cho rằng, cùng với việc nghe điện thoại nhiều lần, bà đã phớt lờ, bác bỏ mọi ý kiển phản biện của luật sư và đương sự.
- Tất cả những ý kiến đối đáp tranh luận giữa viện kiểm sát và các vị luật sư, tôi đều lắng nghe và ghi chép đầy đủ. Tất cả các tài liệu đó tôi còn lưu giữ ở đây. Ghi được 3 tờ giấy ý kiến của viện kiểm sát với các luật sư xem xét ở đây có những tình tiết nào mới phát sinh tại phiên toà hay không.
Sau khi nghe đối đáp giữa các luật sư với viện kiểm sát tôi thấy, quá trình giải quyết ở tại cơ quan điều tra đã tiến hành và làm đầy đủ theo đúng trình tự của pháp luật. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ, HĐXX giải quyết theo đúng chứ không hề phiến diện như báo đã phản ánh.
- Tại phiên toà, bị cáo Huy đã kêu oan nhưng đã không được HĐXX yêu cầu điều tra lại mà vẫn tuyên án. Bà có thể giải thích thêm điều này?
- Tất cả lời luật sư hoặc bị cáo không thừa nhận tại toà chỉ là nại ra lý do thôi. Bị cáo Phạm Đình Huy là 1 người có trình độ hiểu biết pháp luật đã được học xong lớp cử nhân luật và đang được đào tạo học lớp luật sư vì vậy bị cáo Huy đầy đủ các trình độ hiểu biết về pháp luật để mình tự khai hoặc trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra.
Không những thế tại biên bản ghi lời khai của bị cáo, sau khi xem lại, bị cáo đều ký vào tờ cuối cùng của dòng đấy và không để một dòng giấy trắng nào. Chính vì thế, những gì bị cáo nại ra chỉ là do bị cáo nại ra thôi chứ nếu bị cáo không có hành vi như vậy, là người hiểu pháp luật, không bao giờ bị cáo viết bản kiểm điểm tự nhận như vậy và bị cáo khai tại cơ quan điều tra.
Hội đồng xét xử cũng như bản thân tôi là thẩm phán của phiên toà đánh giá lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra là không bị nhục hình, không bị bức cung.
- Theo những gì bà đã nói ở trên thì bà khẳng định là mình là đã thực hiện đúng quy trình luật tố tụng, hoàn toàn không sai sót, vi phạm luật tố tụng?
- Trong phạm vi xét xử của toà án sơ thẩm, chúng tôi đã thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Về hình phạt cũng như tội danh căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ chúng tôi đã xử bị cáo Huy với mức án 18 tháng tù.
Bị cáo cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo nhưng cho đến thời điểm này, chúng tôi mới nhận được đơn kháng cáo của anh Đào Đình Long là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nội dung kháng cáo của anh Long là kháng cáo toàn bộ bản án. Đơn kháng cáo này của anh Long là chưa đúng bởi vì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chỉ có quyền kháng cáo về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Về kháng cáo toàn bộ bản án, tức liên quan đến tội danh, án phạt của bị cáo Huy thì anh Long không có quyên kháng cáo. Kháng cáo ấy là dành cho bị cáo Phạm Đình Huy. Điều này tại phiên toà, anh Long đã được nghe giải thích. Trong bản án tôi cũng đã thể hiện rõ.
Tại phiên toà bị cáo Huy không thừa nhận hành vi của bị cáo và nói rằng việc thừa nhận trong các bản khai trước là vì anh Long bị đánh đập. Thế nhưng, không có tài liều nào chứng minh anh Long bị đánh đập. Hơn nữa, là người hiểu biết pháp luật nếu thật sự không phạm tội thì không bao giờ bị cáo Huy lại nhận như vậy. Đấy là lý do tôi cho rằng tất cả những gì bị cáo phủ nhận tại phiên toà chỉ là do bị cáo nại ra. Khi xét xử, không những chỉ căn cứ vào lời khai bị cáo, mà HĐXX còn căn cứ vào các tài liệu chứng cứ điều tra và cơ quan điều tra đã cung cấp.
- Xin cám ơn bà!
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội: Một nữ sinh viên bị tình cũ đâm tử vong Khoảng 12h30 trưa nay 23-9, Khoa cấp cứu Bệnh viện 198 (Hà Nội) tiếp nhận 2 bệnh nhân với nhiều vết dao đâm trên người. Tuy nhiên nạn nhân nữ đã tử vong. Nạn nhân nữ là Đặng Thị Xuân T (SN 1995) trú tại Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội là sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội....