HN: Đường mang tên nhà thơ Tố Hữu dài 3,4km
Tại Hà Nội, tên nhà thơ Tố Hữu sẽ được đặt cho con đường dài 3.400m, rộng 42m thuộc quận Hà Đông.
Tại Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội diễn ra từ 2 – 6/12/2013 tới sẽ xem xét, đặt tên và điều chỉnh độ dài của 34 đường, phố. Trong đó sẽ có 16 đường, phố mang tên danh nhân, 11 đường phố mang tên địa danh, 1 đường phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, và 6 đường phố điều chỉnh kéo dài.
Ngày 30/12, chúng tôi đã giới thiệu 6 con đường sắp mang tên danh nhân của Hà Nội trong bài Hà Nội sắp có phố mang tên Bạch Thái Bưởi. Mời độc giả tìm hiểu thêm 10 con đường mới được đặt tên danh nhân của Hà Nội.
Đường Tố Hữu
Con đường dài 3.400m rộng 42m cho đoạn từ ngã tư cuối đường Lê Văn Lương giao cắt với đường Khuất Duy Tiến qua địa bàn huyện Từ Liêm đến ngã tư giao với đường Vạn Phúc (Hà Đông).
Tên đường này do Ban tổ chức, Ban chấp hành Trung ương Đảng chuyển đơn đề nghị của gia đình và Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội đề nghị.
Đường Lê Văn Lương kéo dài đổi tên thành đường Tố Hữu (Ảnh: Tất Định)
Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành quê ở làng Phù Lai, Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế). Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Hiệu trưởng trường Nguyễn Ái Quốc…
Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ Cách mạng Việt Nam với các tác phẩm văn học nổi tiếng như: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta…
Phố Phan Văn Đáng
Phố dài 700m rộng 21m, từ trụ sở Công an quận Long Biên giao cắt với phố Nguyễn Cao Luyện.
Phan Văn Đáng (1918-1997) quê tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Ông được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức Cách mạng như xứ ủy viên; thường vụ xứ ủy Nam Bộ; Phó bí thư Trung ương cục Miền Nam;… Ông cũng từng giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Phố Lưu Khánh Đàm
Phố có chiều dài 650m, rộng 30m cho đoạn giao với đường kết nối Nguyễn Cao Luyện đến điểm giao với đường 48m (quận Long Biên).
Lưu Khánh Đàm (989-1058) là người gốc An Lãng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) sau chuyển về trú ngụ ở Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình). Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ông có công phò tá Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, được phong làm Quang lộc đại phu hầu cận bên cạnh. Ông cùng em trai Lưu Điều đã đem quân đánh giặc Chiêm, 3 lần đánh bại quân Tống.
Phố Thép Mới
Phố dài 770m, rộng 10.5m cho đoạn từ đường Vạn Hạnh đến điểm giao cắt với đường trong khu đô thị mới (quận Long Biên).
Thép Mới tên thật là Hà Văn Lộc (1925-1991) quê ở Nam Định. Ông học đại học ngành Luật, tham gia tích cực vào phong trào cứu quốc, viết cho tờ “Tự trị” của phong trào sinh viên yêu nước chống Nhật. Ông đã từng công tác và viết bài cho các báo Cờ giải phóng, Cứu quốc, Sự thật. Ông từng làm phó Tổng biên tập báo Nhân dân từ năm 1972 đến khi về hưu
Phố Đoàn Khuê
Video đang HOT
Phố mang tên Đại tướng Đoàn Khuê dài 2.100m, rộng 40m cho đoạn từ cuối phố Trường Lâm đến bùng binh giao đường 80m (quận Long Biên).
Đại tướng Đoàn Khuê (1923-1999) bí danh Võ Tiến Trình, quê huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Ông từng được cử làm Chủ Nhiệm Việt Minh, tham gia giành chính quyền ở Quảng Bình trong CMT8. Năm 1990, ông được phong hàm Đại tướng, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1991.
Phố Từ Hoa Công Chúa
Phố có chiều dài 1.000m, rộng 8.5-11.5m cho đoạn từ đầu ngõ 11 đường Xuân Diệu đến ngõ 1 đướng Âu Cơ quân Tây Hồ.
Phố Từ Hoa Công Chúa ven hồ Tây từ ngõ 11 Xuân Diệu đến ngõ 1 Âu Cơ (Ảnh: Tất Định)
Chùa Kim Liên nằm trên phố Từ Hoa Công Chúa (Ảnh: Tất Định)
Từ Hoa là công chúa con gái vua Lý Thần Tông, người đã rời cung về làng Nghi Tàm sinh sống. Bà có công dạy dân trồng dâu nuôi tằm tạo nên một vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long.
Phố Vũ Tông Phan
Phố dài 2.000m, rộng 11m cho đoạn từ ngõ 2 phố Khương Trung đến ngã tư giao với phố Định Công Thượng và cầu Lủ (quận Thanh Xuân).
Vũ Tông Phan (1800-1851) tục gọi là ông Nghè Tự Tháp. Nguyên quán ở làng Hoa Đường huyện Đường An (Hải Dương ngày nay), sau chuyển ra định cư ở thôn Tự Tháp huyện Thọ Xương. Ông vừa là nhà chính trị, nhà giáo và nhà văn hóa của thế kỷ 19. Sự nghiệp sáng tác của ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Thăng Long hoài cổ, Kiếm hồ thập vịnh, Lỗ An di cảo thi tập…
Đường Nguyễn Huy Nhuận
Con đường này dài 1.600m rộng 23-40m cho đoạn từ đường Nguyễn Đức Thuận đến ngã tư giao với đường Ỷ Lan (huyện Gia Lâm).
Nguyễn Huy Nhuận (1677-1758) là người làng Sủi, Phú Thịnh. Ông là thượng thư đỗ tiến sĩ sớm nhất của làng, là tấm gương sáng về sự hiếu học, có đức, có tài và có nhiều công lao to lớn cho đất nước. Có thể kể như: từng làm phó sức thời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Khương, được vua nhà Thanh kính nể; ông cũng có công lớn trong việc đòi lại xưởng đồng Tụ Long và 40 dặm đất biên giới ở Vị Tây (Hà Giang).
Phố dài 800m, rộng 15-17m cho đoạn từ phố Cao Xuân Huy đến phố Hoài Thanh (huyện Từ Liêm).
Giáo sư Nguyễn Xuân Nguyên (1907-1975) sinh ra tại huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Từ năm 1935-1945, ông đã công bố 48 công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước. Ông từng giữ các chức vụ như: Viện trường Viện Mắt, Ủy viên BTV Quốc hội, Chủ tịch Hội nhãn khoa Việt Nam. Tượng đài GS Nguyễn Xuân Nguyên được đúc bằng đồng, đặt trong khuôn viên viên Viện Mắt Trung ương.
Phố Đỗ Đình Thiện
Phố dài 800m, rộng 15-17m cho đoạn từ nhà CT5 đến khu CT1 phố Trần Văn Lai (huyện Từ Liêm)
Đỗ Đình Thiện (1904-1972), người làng Noi (nay thuộc Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm). Ông và gia đình đã đóng góp một số lượng tiền và vàng rất lớn ủng hộ Cách mạng. Căn nhà 54 Hàng Gai của gia đình ông từng là cơ sở hoạt động của những lãnh tụ Cách mạng như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh và cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách nước ngoài và nhân sĩ trí thức.
Theo Khampha
Hà Nội sắp có phố mang tên Bạch Thái Bưởi
Tên Phố Bạch Thái Bưởi do UBND Quận Hà Đông và Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội đề nghị.
Tại Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội diễn ra từ 2 - 6/12/2013 tới sẽ xem xét, đặt tên và điều chỉnh độ dài của 34 đường, phố. Trong đó sẽ có 16 đường, phố mang tên danh nhân, 11 đường phố mang tên địa danh, 1 đường phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, và 6 đường phố điều chỉnh kéo dài. Xin giới thiệu các con đường, phố mang tên danh nhân.
Phố Bạch Thái Bưởi
Phố có chiều dài 950m, rộng 5,5m-7,5m, đoạn từ ngã tư giao với đường Nguyễn Khuyến (Hà Đông) giao với đường Yên Phúc gần chợ Yên Phúc và Nghĩa trang liệt sĩ.
Phố Bạch Thái Bưởi (Ảnh: Tất Định)
Bạch Thái Bưởi (1877-1932) quê làng Yên Phúc (nay thuộc phường Phúc La, quận Hà Đông, HN). Ông vốn họ Đỗ, nhà nghèo, cha mất sớm, ông phải giúp đỡ mẹ sinh nhai bằng nghề bán rong, sau nhờ một người họ Bạch nhận làm con nuôi cho ăn học, nên đổi sang họ Bạch.
Năm 1909, ông bước vào lĩnh vực kinh doanh vận tải đường sông. Trong vòng 10 năm, công ty của ông đã có 30 chiếc tàu lớn nhỏ và nhiều xà lan chạy các tuyến đường sông ở miền Bắc và vươn ra các nước như Hồng Kông, Nhật Bản.
Ông là người kinh doanh rất thành đạt và đóng góp nhiều cho đất nước. Ông được coi như biểu tượng của phong trào chấn hưng thương trường của giới tư sản dân tộc Việt Nam thời đó.
Phố Thành Thái
Phố này có chiều dài 710m, rộng 30m từ ngã tư cuối phố Duy Tân giao cắt với phố Trần Thái Tông đến khu đô thị mới Dịch Vọng (Quận Cầu Giấy).
Đường Duy Tân kéo dài đổi tên thành Thành Thái (Ảnh: Tất Định)
Thành Thái - Nguyễn Phúc Chiêu (1879-1954), húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889-1907.
Vua Thành Thái là người có tư tưởng cải cách và có tinh thần tự cường dân tộc cao. Dưới thời ông trị vì, chính trị đã đi vào ổn định, nhiều công trình mới được xây dựng như: kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc học, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền.... Ông đã âm thầm thiết kế vũ khí để chống Pháp, nhưng bị phát hiện nên phải giả điên và tiêu hủy các bản thiết kế.
Bị Pháp ép phải ký vào giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, phải thành thực hồi tâm thì sẽ được tại vị nhưng ông đã ném bản tuyên cáo viết sẵn đó và kiên quyết từ chối
Phố Nguyễn Đình Hoàn
Đây cũng là một con phố của quận Cầu Giấy, dài 650m; rộng 15,5m, đoạn từ ngõ 1 đường Hoàng Quốc Việt đến cầu T11 (cầu Cót) sông Tô Lịch.
Đầu phố Nguyễn Đình Hoàn (Ảnh: Tất Định)
Đền Quán Đôi nằm trên phố Nguyễn Đình Hoàn (Ảnh: Tất Định)
Nguyễn Đình Hoàn (1661-1743), hiệu Đồng Phu, người phường Bái Ân, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, thành Thăng Long (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Ông được cử là người đứng đầu trấn Nghệ An, sau chuyển sang làm Binh bộ Thị lang và tăng lên dần lên chức Bồi tụng- Phó tể tướng. Ông đã đem hết tài năng và trí tuệ ra phò tá triều đình xây dựng kỷ cương phép nước, chăm lo chính sự, ổn định biên viễn phía Nam đàng Ngoài. Ông có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, quân sự, chính trị, ngoại giao...
Phố Trần Kim Xuyến
Phố dài 550m, rộng 20m, đoạn từ ngã tư phố Trung Hòa và Vũ Phạm Hàn (Quận Cầu Giấy) đến điểm giao cắt với đường 30m (cạnh Công ty cổ phần phát triển công nghệ EPOSI).
Con phố sẽ được mang tên Trần Kim Xuyến (Ảnh: Tất Định)
Trần Kim Xuyến (1921-1947), quê ở xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Đổng lý văn phòng của Bộ, kiêm Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí khác chuẩn bị cho ngày Độc lập.
Ông là một trong những liệt sĩ nhà báo cách mạng đầu tiên hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến khi mới 26 tuổi.
Phố Nguyễn Văn Lộc
Phố dài 1.100m, rộng 25m, đoạn từ giao nhau với đường Trần Phú (Hà Đông) cạnh Khu đô thị Bắc Hà chạy vòng đối đầu nối với đường 36 m tại khu vực dự án Booyoungvina (Hàn Quốc).
Phố Nguyễn Văn Lộc (Ảnh: Tất Định)
Nguyễn Văn Lộc (1914-1979), tên gọi khác là Trương Đỗ Uông, quê quán ở xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Tháng 4/1946 ông được giao phụ trách phong trào của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên.... Kháng chiến chống thực dân bùng nổ, ông được cử làm Phó Bí Thư Khu ủy khu II; Phó Bí thư liên khu IIII (148); Bí thư liên khu ủy III, Chủ tịch mặt trận thống nhất Liên khu III (1954). Ông cũng từng giữ chức Bí thư tỉnh ủy Hà Đông và bí thư tỉnh ủy Sơn Tây. Sau đó được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra chính phủ....
Phố Trần Hòa
Dài 1.500m, rộng 7m cho đoạn đường từ Cầu Lủ đến Cầu Dậu (giao cắt với đường Nghiêm Xuân Yêm). Trần Hòa quê ở làng Định Công, cùng với hai người anh em ruột là Trần Điện, Trần Điền được coi như 3 vị Tổ nghề làm vàng bạc ở làng Định Công (Hà Nội).
Theo Khampha
"Ông trùm" mua bán 59 bánh hêrôin lĩnh án Sau 10 ngày xét xử sơ thẩm, hôm nay ngày 14-12, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án Đoàn Mạnh Thùy cùng đồng bọn phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Đoàn Mạnh Thùy phải nhận bản án tử hình Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối...