HN đề xuất trông giữ ô tô theo ngày chẵn – lẻ từ tháng 11
Một số tuyến phố chật hẹp sẽ được thí điểm, sau đó nhân rộng sang các tuyến phố khác.
Việc thí điểm trông giữ ôtô theo cách thức ngày chẵn được đỗ xe ở lề đường số nhà chẵn, ngày lẻ bên lề đường số nhà lẻ (Ảnh minh họa: Báo giao thông)
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố phương án tổ chức thí điểm trông giữ ôtô dưới lòng đường theo ngày chẵn, lẻ.
Việc thí điểm trông giữ ôtô theo cách thức ngày chẵn được đỗ xe ở lề đường số nhà chẵn, ngày lẻ bên lề đường số nhà lẻ sẽ được thực hiện thí điểm tại phố Dã Tượng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, sau đó nhân rộng ra các phố khác.
Việc thí điểm trông giữ ô tô ngày chẵn ngày lẻ sẽ được triển khai trong tháng 11.2016.
Dự kiến quý I/2017, sau khi tổ chức thí điểm, đánh giá rút kinh nghiệm tuyến phố Dã Tượng, đề xuất tổ chức nhân rộng tại 4 tuyến phố: Nguyễn Gia Thiều; Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm); Trần Xuân Soạn; Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng) và các tuyến phố khác đủ điều kiện.
Video đang HOT
Theo Sở Giao thông , trong quá trình lập phương án đã phát sinh một số vấn đề như: Diện tích, vị trí đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ tại mỗi bên lòng đường là khác nhau. Việc nộp phí sử dụng lòng đường hiện thu theo m2/tháng, trong khi đó theo ngày chẵn, ngày lẻ thì mỗi bên lòng đường chỉ sử dụng trung bình 1/2 tháng.
Do đó, Sở đề xuất được tính mức thu phí sử dụng lòng đường theo ngày/tháng đối với diện tích từng điểm mỗi bên.
Trước đó, tháng 8/2016, trong buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết đã giao Sở GTVT xây dựng phương án chỉ cho phép đỗ xe ô tô một bên đường thay vì đỗ hai bên như lâu nay theo hướng: Ngày chẵn đỗ bên chẵn, ngày lẻ đỗ bên lẻ.
Việc đỗ xe theo ngày sẽ áp dụng tại các điểm đỗ xe ở một số tuyến phố chật hẹp như: Dã Tượng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Gia Thiều… sau đó tổng kết rút kinh nghiệm và xem xét có triển khai tiếp hay không. Về lâu dài, thành phố sẽ quy hoạch lại các điểm đỗ xe ô tô trên địa bàn.
Theo Tất Định (Dân Việt)
17 người thương vong do mưa lũ ở miền Trung
Nước lũ lớn những ngày qua ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đã khiến 4 người chết, 1 người mất tích, 12 người bị thương, cùng nhiều thiệt hại khác.
Mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 29/10 đến ngày 2/11, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đã có mưa lớn, lượng mưa phổ biến từ 200-300mm. Tổng lượng mưa cả đợt đo được ở một số trạm như Đồng Tâm (Quảng Bình) là 966 mm, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 815 mm, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 606 mm, Thượng Nhật (Huế) 653 mm, Đầu Mầu (Quảng Trị) 490 mm...
Mưa lớn liên tiếp những ngày qua khiến nước lũ tại các sông, suối dâng cao gây ngập lụt, thiệt hại nặng nề cho các tỉnh.
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến 7 giờ sáng nay (3/11) đã có 4 người chết do lũ cuốn trôi (Quảng Bình 2, Quảng Trị 2); 1 người mất tích ở Quảng Bình và 12 người khác bị thương.
Hiện tại, nước lũ tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đang rút, nhiều nhà dân đã hết ngập và nhiều tuyến đường giao thông đã có thể lưu thông trở lại.
Thống kê sơ bộ, còn khoảng gần 400 nhà bị ngập nước và hư hỏng sau lũ, tập trung chủ yếu tại 7 xã của 2 huyện Hương Khê và Vũ Quang (Hà Tĩnh). Tại Quảng Bình, Quảng Trị đến chiều 2/11 và sáng ngày 3/11, nước đã rút hết không còn nhà dân bị ngập.
Ngoài ra, mưa lũ đã khiến 35 điểm trường, 300 phòng học, 6 cơ sở y tế bị ngập nước (Quảng Bình); 35ha lúa và 261ha hoa màu, cây trồng hàng năm bị ngập, hư hỏng; 182 con gia súc, 6070 con gia cầm bị cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Bình).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ ổn định sau suy yếu kết hợp với gió Đông trên cao nên từ ngày 3/11 đến hết ngày 4/11 ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm.
Riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên 100-250mm, có nơi trên 250mm. Lũ hạ lưu các sông ở Quảng Nam, từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai đang lên.
Để chủ động phòng chống và khắc phục hậu quả sau mưa lũ, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương yêu cầu các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp ứng phó.
Khẩn trương kiểm tra, rà soát các khu vực bị ngập lũ, chia cắt, sạt lở để kịp thời sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt đối với khu vực dân cư ven sông Kỳ Lộ (Phú Yên).
Đối với các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, tiếp tục tổ chức tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương. Hỗ trợ nước uống, lương thực, chăn màn và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác, kiên quyết không được để người dân bị khát, đói, rét.
Tổ chức dọn dẹp bùn đất, vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước đối với những khu vực nước đã rút. Khẩn trương khắc phục các sự cố giao thông, thủy lợi,... để sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
Đối với các hồ chứa thủy lợi, thủy điện cần theo dõi sát diễn biến mưa, lũ để thông báo, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp nhằm đảm bảo thông tin kịp thời khi điều tiết xả lũ; đồng thời tổ chức trực ban, quản lý vận hành phù hợp với diễn biến thực tế của địa phương.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, gió mạnh và thời tiết nguy hiểm trên biển, chủ động dự báo, cảnh báo đến chính quyền, người dân để ứng phó kịp thời.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Bị lũ cuốn, người đàn ông đu trên ngọn tre cả đêm Trong khi đi cứu hộ mưa lũ, người đàn ông bị nước cuốn trôi mất tích, sau hơn 10 giờ, người dân tìm thấy nạn nhân trên ngọn tre. Mưa lũ gây ngập nhiều khu vực ở huyện Đồng Xuân, Phú Yên (ảnh: FB) Thông tin ban đầu, vào đêm 2.11, ông Nguyễn Thanh Tân (41 tuổi, ngụ huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú...