HN buộc dân kê khai 32 thông tin cá nhân làm gì?
Bộ Tư pháp đã đề nghị Bộ Công an xem xét việc Công an TP. Hà Nội thu thập 32 thông tin của công dân thời gian qua.
“Người dân Hà Nội phải kê khai 32 thông tin cá nhân” là chủ đề được quan tâm nhất tại cuộc họp báo Quý III do Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay (17/10).
Công an TP. Hà Nội đang tổ chức thu thập thông tin cá nhân của người dân. Theo đó, người dân phải kê khai 32 thông tin như họ tên, cha mẹ, số điện thoại, email… Câu chuyện đang khiến nhiều người thắc mắc vì có những thông tin trong bản kê khai thuộc nội dung không bắt buộc theo quy định pháp luật. Trong khi đó, những thông tin cần thiết theo quy định đều đã kê khai trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sơ yếu lý lịch… Việc kê khai này nhằm mục đích gì vẫn đang là câu hỏi lớn.
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) xác nhận, đã nắm thông tin vụ việc qua báo chí phản ánh. Cơ quan này đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị xem xét vấn đề này để có hướng xử lý.
Bản kê khai thông tin cá nhân
Tại cuộc họp báo, có ý kiến thắc mắc: “Chúng tôi được phát một bản kê khai dài 4 trang giấy. Trong đó, bản kê khai yêu cầu điền thông tin email cá nhân, cơ quan công tác, số điện thoại. Thậm chí công dân phải khai cả quá trình công tác từ 14 tuổi tới nay.”
Ông Ngô Hải Phan cho biết: “Chính tôi cũng được yêu cầu kê khai thông tin này. Một cán bộ công an khu vực đã đến nhà và phát cho tôi bản kê khai.” Trong khi đó, ở địa bàn khác, người phát bản kê khai là tổ trưởng dân phố. Tuy nhiên, ông Phan cũng cho hay, trong 32 nội dung kê khai, có phần in đậm, in nhạt.
“Chưa hiểu là có phải kê khai bắt buộc cả 32 nội dung này hay chỉ những phần in đậm?” – Ông Phan đặt vấn đề.
Trước câu hỏi, việc làm này của Công an TP. Hà Nội có vi phạm Nghị định 90 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, ông Ngô Hải Phan cho rằng vẫn cần có quy trình nghiên cứu, xem xét. Ông Cục trưởng cũng cho rằng, Công an Hà Nội thực hiện việc này có thể đã có sự thông qua của Bộ Công an. Nhưng việc làm này có nằm trong chương trình thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hay không, ông Phan trả lời không biết. Cách làm như thế nào, theo ông Phan, chưa thể kết luận là đúng hay sai.
“Chúng tôi đã đề nghị Bộ Công an xem xét. Mọi việc đều phải có quy trình. Không thể lập tức đưa ra kết luận là Công an Hà Nội làm đúng hay sai. Chúng tôi đang chờ ý kiến của Bộ Công an trước rồi mới có ý kiến chính thức của mình” – Ông Phan nói.
Video đang HOT
Ông Phan cũng nhấn mạnh, Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính do Bộ Công an thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu, đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Do vậy, công tác thu thập thông tin công dân đều do Bộ Công an thực hiện. Bộ Tư pháp chỉ hướng dẫn, sửa đổi các văn bản, quy định liên quan.
Theo Nghị định 90/2010/NĐ-CP, thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm: a) Số định danh cá nhân; b) Ảnh chân dung; c) Họ và tên; d) Ngày, tháng, năm sinh; đ) Giới tính; e) Nơi sinh; g) Quê quán; h) Dân tộc; i) Tôn giáo; k) Quốc tịch; l) Chứng minh nhân dân; m) Hộ chiếu; n) Thẻ bảo hiểm y tế; o) Mã số thuế cá nhân; p) Trình độ học vấn; q) Trình độ chuyên môn, kỹ thuật; r) Nghề nghiệp, nơi làm việc; s) Tình trạng hôn nhân; t) Nơi thường trú; u) Nơi ở hiện tại; v) Họ và tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng; x) Họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ, số sổ hộ khẩu.
Cảnh Kiên
Theo Khampha
Bắt đầu thi hành Nghị định về minh bạch tài sản
Tài sản ở nước ngoài; tài sản đứng tên người khác; các khoản nợ... cũng phải kê khai; muốn khai thác Bản kê khai phải xin phép... là những điểm được quy định trong Nghị định 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập sẽ có hiệu lực từ ngày 5/9 tới đây.
Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập ẽ có hiệu lực từ ngày 5/9
9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản
Theo Nghị định, sẽ có 9 nhóm đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản.
Nhóm thứ nhất là các Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Nhóm thứ hai là, cán bộ, công chức từ Phó trưởng phòng của UBND cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nhóm thứ ba là các sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó tiểu đoàn trưởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, Phó trưởng công an phường, thị trấn, Phó đội trưởng trở lên trong Công an nhân dân.
Nhớm thứ tư là những người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Nhóm thứ 5 gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nước.
Nhóm thứ sáu bao gồm các thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soán, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý tương đương từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp Nhà nước, người là đại diện phần vốn của Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp Nhà nước và giữ chức danh quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp nNà nước.
Nhóm thứ bảy gồm Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên UBND xã, phường, thị trấn; Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp-hộ tịch xã, phường, thị trấn.
Nhóm thứ tám gồm các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký toà án, kiểm toán viên Nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên Nhà nước.
Cuối cùng, nhóm thứ chín là những người không giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân nhưng làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực theo quy định như tổ chức cán bộ, tài chính, ngân hàng, công thương, xây dựng, giao thông, y tế...
Nhà, tài sản đứng tên người khác cũng phải kê khai
Theo Nghị định, những loại tài sản phải kê khai bao gồm: Các loại nhà, công trình xây dựng, bao gồm nhà, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; Nhà, công trình xây dựng khác chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; Nhà, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu nhà nước;
Các quyền sử dụng đất phải kê khai bao gồm: Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng; Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giáy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác;
Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên cũng phải kê khai.
Các tài sản khác phải kê khai là ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên);
Tài sản phải kê khai cũng bao gồm kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên và Tổng thu nhập trong năm.
Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập cũng phải kê khai các tài sản ở nước ngoài.
Muốn khai thác Bản kê khai phải xin phép
Theo Nghị định, Bản kê khai được lưu cùng hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý thì đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ sao y 2 bản, nộp bản gốc cho ban tổ chức cấp ủy cùng cấp, lưu 1 bản sao tại đơn vị mình, gửi 1 bản sao cho cơ quan kiểm tra cấp ủy cùng cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ để phục vụ công tác giám sát và xác minh theo quy định.
Bản kê khai được sử dụng phục vụ cho việc bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Bản kê khai cũng phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền trong việc công khai, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xác minh, kết luận, xử lý về hành vi tham nhũng; đồng thời phục vụ các yêu cầu khác liên quan đến công tác cán bộ.
Quy định của Nghị định nêu rõ, khi cần khai thác, sử dụng Bản kê khai đã lưu cùng hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người thực hiện việc khai thác, sử dụng phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu khai thác, sử dụng, trong đó ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đến khai thác, sử dụng và mục đích của việc khai thác sử dụng.
Việc khai thác, sử dụng Bản kê khai được tiến hành tại cơ quan quản lý Bản kê khai; nếu cần thiết phải khai thác, sử dụng tại nơi khác thì phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền quản lý Người có nghĩa vụ kê khai và phải có biên bản giao nhận Bản kê khai.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Kê khai phải công khai Từ ngày 5-9-2013, Nghị định 78/CP về minh bạch tài sản, thu nhập vừa được Chính phủ ban hành sẽ chính thức có hiệu lực. Nghị định kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự chậm trễ của nhiều bộ, ngành, địa phương trong việc kê khai tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn. Từ năm 2007 đến nay đã...