HN: Bé 3 tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc-xin
Ngày 5/1, cháu Nguyên Thanh Long, 3 tháng tuôi (Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi) vừa tử vong do tiêm vắc – xin “5 trong 1″ Quinvaxem.
Tại nhà chị Vũ Hoa Linh (mẹ cháu Nguyên Thanh Long) cho biết, chiêu 3/1, loa truyền thanh xã thông báo sáng 5/1 các gia đình cho các cháu dưới 1 tuôi đến trạm xá xã tiêm phòng.
Sáng 4/1, gia đình đưa bé Long đên trạm xá. Tiêm xong, cán bộ trạm xá xã bảo: Sau khi tiêm, các cháu sẽ bị sốt nhẹ, nên cha mẹ không phải lo lắng. Gia đình cũng đê cháu ở lại trạm xá theo dõi 30 phút.
Chị Vũ Hoa Linh (mẹ cháu Nguyên Thanh Long)
Đên 14h30 cùng ngày cháu Long bị sốt nhẹ nhưng vân ăn uông bình thường. Tuy nhiên, 4h30 ngày 5/1, bé khóc, bỏ bú, da tái xanh, người lịm đi. Lâp tức gia đình đưa cháu đi câp cứu tại Bênh viên Đa Khoa Đức Giang (Hà Nôi) nhưng cháu đã tử vong ngay sau đó.
Chị Linh nói trong nấc nghẹn: “Cháu từ khi sinh ra chưa bao giờ ốm đau, da dẻ hồng hào, ăn khỏe, chơi ngoan, vậy mà sau khi tiêm phòng ở trạm xá xong, cháu đã bỏ ông, bỏ bà, bỏ bố, mẹ bỏ anh cháu ra đi”.
Video đang HOT
Khi được hỏi “Khi đưa cháu lên trạm xá, ai trực tiếp tiêm cho cháu?”, chị Linh nói: “Chú Ngoạn, y sĩ trạm y tê xã tiêm”.
Trao đôi với phóng viên, ông Nguyên Hữu Ngoạn, y sĩ trạm y tê xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi, người trực tiêp tiêm cho cháu Long xác nhận, hôm 4/1, trạm xá có 3 bàn tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuôi. Sau khi tiêm xong ông cũng dặn các phụ huynh ở lại trạm theo dõi 30 phút. Ông khẳng định mình làm đúng chu trình như: Khám, phân loại, tiêm.
Ông Ngoạn tin là cháu bé tử vong không phải do kỹ thuât tiêm
“Tôi làm y tá đã hơn 20 năm nay, có chứng nhân qua các khóa học, tiêm hàng trăm lân cho người lớn và trẻ em nhưng chưa xảy ra chuyên gì. Vì thê đây không phải là do kỹ thuât tiêm”, ông Ngoạn nói.
Theo ông Nguyên Trọng Oanh, Trạm trưởng Trạm y tê Xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi, hôm 4/1, cả xã có 121 cháu tiêm phòng mũi tông hợp 5 trong 1 có tên Quinvaxem (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do HIB). “Hiên tại, sau đợt tiêm, cả xã có 1 cháu tử vong, nhưng chưa thê khẳng định nguyên nhân cháu Long tử vong là do tiêm hay thuôc”, ông Oanh nói.
Cũng theo ông Oanh, cho đến hôm nay, ngoài trường hợp của cháu Long, Trạm y tế xã không nhận được thông tin nào về các trường hợp khác có biểu hiện sức khỏe bất thường.
Vắc- xin Quinvaxem, Trạm Y tê xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi dùng tiêm cho cháu Long
Trước đó, chỉ trong 3 ngày (7-10/12) liên tiếp 3 bé 3 tháng tuổi tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cũng tử vong sau khi được tiêm vắc- xin Quinvaxem mũi 1 và uống vắc xin bại liệt lần 1 tại trạm y tế xã.
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (TTYTDP) cho biêt, cùng tiêm chủng với cháu Long tại Trạm y tế xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi còn có 121 cháu khác. Cho đến nay sức khoẻ của tất cả các bé này vẫn bình thường.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện, thành phố cũng chưa có báo cáo về trường hợp nào khác gặp phản ứng sau tiêm từ hôm 4/1.
Theo 24h
Nhiễm khuẩn tử cung do nạo hút thai
Hỏi: Tôi bị thai chết lưu nên phải bỏ. Gần đây, tôi thường bị đau bụng dưới, thỉnh thoảng sốt nhẹ, tiết dịch có màu xanh hơi vàng, mùi hôi. Xin hỏi, đó là bệnh gì? Trần Minh Thu (Gia Lâm, Hà Nội).
BS Đào Xuân Dũng, Bệnh viện Phụ sản T.Ư trả lời: Biểu hiện đau bụng dưới, dịch tiết màu xanh hơi vàng và có mùi hôi... của bạn cần phải đi khám ngay vì có thể do nhiễm khuẩn cấp ở tử cung, ở 2 vòi trứng và các mô xung quanh (nên gọi là viêm tiểu khung).
Bệnh lý này có thể không có nguyên nhân rõ ràng nhưng thường lan truyền từ âm đạo, từ quan hệ tình dục, đôi khi từ dụng cụ tử cung hoặc sau nạo thai, sảy thai.
Triệu chứng thường gặp nhất là xuất tiết âm đạo có màu sắc bất thường, mùi hôi (có khi như mủ), đau vùng bụng dưới, sốt (không thường xuyên).
Ngoài ra, có thể có gai rét, ra kinh không đều hay ra máu giữa kỳ, mất kinh, đau hoặc ra máu khi quan hệ tình dục, đau vùng thắt lưng, mỏi mệt, ăn kém, buồn nôn, đái vặt hoặc đái buốt, dễ đau khi đụng chạm vào vùng tiểu khung.
Theo Kiến thức
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 - 8). Tuy nhiên khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có...