HN: Bác sĩ bị côn đồ hành hung, bắt quỳ gối xin lỗi
TS.Võ Tường Kha – Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam xác nhận 2 đối tượng côn đồ xông vào bệnh viện hành hung một bác sĩ, thậm chí còn bắt bác sĩ quỳ gối xin lỗi.
Bệnh viện Thể thao Việt Nam, nơi xảy ra sự việc
Tối 18/6, lãnh đạo BV Thể thao Việt Nam cho biết, bác sĩ bị hành hung tên Vinh, đang làm việc tại khoa Đông y của bệnh viện.
“Bác sĩ Vinh bị đánh vào vùng mặt, thái dương và gáy, hiện đang nằm điều trị tại BV 198 và chờ kết quả giám định thương tích”, TS Võ Tường Kha cho hay.
Ông Kha cho biết, đối tượng đánh bác sĩ đã bị công an tạm giữ. Hiện bệnh viện đang hoàn thiện báo cáo và sẽ cung cấp thông tin đầy đủ sau khi thực hiện.
Theo đó, trưa ngày 17/6, nam bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Thể thao đã bị một số đối tượng lạ mặt hành hung tại cổng bệnh viện. Sau đó, họ tiếp tục đưa bác sĩ này vào trong bệnh viện bắt quỳ xuống xin lỗi. Lúc đó đang giờ trưa nên bệnh viện rất vắng, sự việc xảy ra quá nhanh nên lực lượng bảo vệ không kịp trở tay.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, BV đã gọi thông báo cho công an khu vực. Các đối tượng hành hung bác sĩ đã bị tạm giữ ngay sau đó.
Cũng theo bác sĩ Kha, hiện tại bệnh viện cũng yêu cầu bác sĩ Vinh sau khi sức khỏe ổn định thì báo cáo sự việc, đồng thời phối hợp với cơ quan công an để làm rõ.
Video đang HOT
Trước đó, tại các cơ sở y tế liên tục xảy ra tình trạng nhân viên y tế bị hành hung.
Ngày 7/5, một nhóm côn đồ đã khống chế các bác sĩ, bảo vệ Bệnh viện Đai học Y Hà Nội rồi tấn công, cắt cổ bệnh nhân đang cấp cứu. May mắn là bệnh nhân đang ở BV nên được cấp cứu kịp thời.
Cũng trong ngày 7/5, tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ yêu cầu người nhà bệnh nhân ra ngoài chờ để tiến hành cấp cứu thì người nhà chửi bới, đe dọa các bác sĩ. Khi lực lượng an ninh áp tải ra ngoài, đối tượng này mới thôi.
Đến tối cùng ngày, người này cùng một nhóm côn đồ đã mang theo súng, bắn vào nhân viên an ninh tại bãi giữ xe. Rất may, viên đạn sượt vai làm vỡ kính ô tô. Sau đó cơ quan công an xác định vật thể làm vỡ kính là viên sỏi.
Theo Danviet
Nếu không phải phóng viên VTV bị tấn công, liệu có mau mắn tới thế?
Đáng báo động là tình trạng nhà báo tác nghiệp bị cản trở, bị tấn công ngày càng nhiều, mức độ và tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn. Lý do, một phần là do loại tội phạm này chưa được xử lý đúng tội chống người thi hành công vụ và nhà báo tác nghiệp chưa có một hành lang pháp lí an toàn
Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 133/QĐ-CQCSĐT về tội Chống người thi hành công vụ; Hủy hoại tài sản, quy định tại Điều 257 và Điều 143, Bộ luật Hình sự, đúng một ngày sau vụ tấn công phóng viên VTV tại Sóc Sơn xảy ra vào chiều 13.6.2017.
Cùng ngày, Công an huyện Sóc Sơn đã gửi thông báo về việc khởi tố vụ án hình sự tới Đài Truyền hình Việt Nam, UBND xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn) và bà Trần Thị Tuyết Mai (phóng viên VTV).
Ngày 15.6, Công an huyện Sóc Sơn đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Trần Văn Hạnh (SN 1961), ở khối 5, xã Phù Lỗ, về hành vi "Chống người thi hành công vụ", quy định tại Điều 257 - Bộ Luật Hình sự và tạm giữ hình sự Trần Văn Hạnh để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi "Chống người thi hành công vụ".
Vụ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân tháng 9.2016
Dư luận hoan nghênh phản ứng kịp thời và quyết định hợp lý của Công an huyện Sóc Sơn - một phản ứng ít thấy đối với các vụ việc hành hung, tấn công nhà báo tương tự, ngày càng nhiều trong thời gian qua.
Kịp thời, vì chỉ trong vòng 24 giờ, Công an Sóc Sơn đã có ngay Quyết định khởi tố vụ án hình sự và ngay sau đó đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng.
Hợp lý, vì Quyết định khởi tố vụ án hình sự ghi rõ tội danh Chống người thi hành công vụ; Hủy hoại tài sản, quy định tại Điều 257 và Điều 143, Bộ luật Hình sự. Đây là quyết định phù hợp luật pháp và phần nào tháo gỡ khúc mắc lâu nay: Nhà báo thực thi nhiệm vụ được cơ quan giao có phải là thực thi công vụ?
Người thi hành công vụ nêu trong Bộ luật hình sự bao gồm các nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được các cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó.
Người đang thi hành công vụ là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật... Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động của nhóm phóng viên VTV.
Hành vi của người phạm tội là dùng vũ lực, dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, như đấm, đá, dùng cây đánh, dùng đất, đá ném... nhằm làm cho người thi hành công vụ bị đau đớn để không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hành vi của đối tượng Trần Văn Hạnh cũng hoàn toàn phù hợp với những quy định này.
Và vụ "tấn công" phóng viên VTV đang tác nghiệp mới đây
Tội phạm này cần được xử phạt nghiêm minh nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.
Đài THVN lên án hành vi tấn công phóng viên khi đang tác nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam cũng ngay lập tức lên tiếng đề nghị làm rõ đối tượng hành hung phóng viên VTV.
Đặc biệt, chiều ngày 15.6, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có công văn số 2915/UBND-TKBT gửi Giám đốc Công an Thành phố; Sở GTVT và Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo điều tra, xử lý hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp và xử lý nghiêm các vi phạm đất quản lý đất đại tại xã Phù Lỗ.
Theo đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung giao Giám đốc Công an Thành phố chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp theo quy định của pháp luật; Yêu cầu Giám đốc Sở GTVT, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản 2861 ngày 13.6 của UBND thành phố; báo cáo Thành uỷ, UBND Thành phố kết quả trước ngày 30.6.
Cần nói thêm rằng, một số vụ tấn công nhà báo từng xảy ra, phải một thời gian khá lâu mới được khởi tố. Và tội danh bị khởi tố thường không phải chống người thi hành công vụ, mà là "cố ý gây thương tích"...
Vụ bốn phóng viên TTXVN, báo Nông thôn Ngày nay, báo Tuổi Trẻ và báo Quảng Ngãi, ngày 16.9.2014, khi đi viết bài về khai thác bãi cát Nam Phước (xã Nghĩa Thuận, Huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), bị hành hung gây chấn thương, phải vào bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu. Hoặc vụ nhà báo Nguyễn Ngọc Quang - Phó phòng Thời sự Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Nguyên bị chém trên đường ngay 4.9.2015, sau 5 ngày mới khởi tố.v.v...
Đáng báo động là tình trạng nhà báo tác nghiệp bị cản trở, bị tấn công ngày càng nhiều, mức độ và tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn. Lý do, một phần là do loại tội phạm này chưa được xử lý đúng tội chống người thi hành công vụ và nhà báo tác nghiệp chưa có một hành lang pháp lí an toàn.
Sắp đến ngày 21.6, ngày của giới báo chí cả nước, hành vi côn đồ của đối tượng Hạnh một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo các nhà báo cần cẩn trọng hơn trong tác nghiệp. Còn quyết định kịp thời và hợp lí của Công an Sóc Sơn lại như một sự động viên, một lời khẳng định bảo vệ nhà báo tác nghiệp đúng pháp luật là bảo vệ người thi hành công vụ!
Theo Danviet
Vợ chồng chủ quán trình diện sau khi đánh lao công ngất xỉu Diệp thừa nhận vì bị chị Thanh nhắc nhở bán nước mía để vương vãi rác ra vỉa hè ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nên bức xúc. Nữ công nhân môi trường bị đánh bất tỉnh. Chiều 16/6, Phạm Thị Bích Diệp (33 tuổi, ở Hàng Muối, quận Hoàn Kiếm), người hành hung chị Trần Thị Thanh (33 tuổi, lao công) đến...