HN: 8 trẻ nhập viện sau tiêm vắc xin Quinvaxem
Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 8 trường hợp bị phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem.
Thông tin được bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – phó Trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết ngày 11/11.
Theo BS Lâm, trong 8 bệnh nhi nhập viện có 4 cháu bị sốt và phát ban nhẹ ở chân, bụng, 1 bé bị phát ban đỏ toàn thân. Ngoài ra, có 1 trường hợp không bị sốt, nhưng gia đình nghi cháu bị tím tái nên đưa vào viện. Bệnh nhi này, sau điều trị 1-2 ngày thì không có biểu hiện gì, sức khỏe bình thường.
Trường hợp của bé T.C.C (7,5 tháng, Quốc Oai, Hà Nội) được tiêm vắc xin Quinvaxem sáng ngày 7/11, đến chiều bé sốt nhẹ và xuất hiện phát ban đỏ ở bụng. Hôm sau bệnh nhi bị phát ban đỏ toàn thân, nên gia đình đưa vào viện Nhi. Bác sĩ Lâm cho biết, đây chỉ là dị ứng thông thường khi sốt. Hiện sức khỏe bé đã ổn định, có thể xuất viện.
Bé C bị sốt phát ban toàn thân sau tiêm vắc xin Quinvaxem. (Ảnh: Dân Việt)
Video đang HOT
Trong 8 trường hợp này, có một cháu bé bị phản ứng sau tiêm khá đặc biệt, bệnh nhi bị sốt cao co giật, đến nay, đã hết sốt cao nhưng mỗi ngày đều xuất hiện cơn co giật một lần và hiện vẫn đang được điều trị tại BV Nhi Trung ương.
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, tất cả các ca có phản ứng không mong muốn sau tiêm này đều đã được báo cáo. Riêng với bé gái 10 tháng tuổi bị sốt cao, co giật, hiện Trung tâm vẫn đang phối hợp chặt với BV Nhi Trung ương theo dõi và điều trị bệnh nhi để xác định nguyên nhân co giật của bé.
Một trường hợp khác, bé gái 10 tháng tuổi ( Phú Xuyên, Hà Nội) được tiêm mũi thứ 3 vắc xin Quinvaxem sau 5 tháng tạm dừng. Bé được gia đình đưa đến trạm Y tế xã tiêm khoảng hơn 9h sáng ngày 4/11. Sau khoảng 4 tiếng sau tiêm, bệnh nhi sốt, có lúc lên đến 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, đến 6h30 phút chiều bệnh nhi xuất hiện co giật gia đình đưa vào chạm y tế xã, sau đó được chuyển ngay lên BV Nhi T.Ư.
BS Lâm cho biết, khi được chuyển đến BV Nhi Trung ương, bé gái này có sốt cao co giật. Với những trẻ phản ứng mạnh với vắc xin, sau tiêm bị sốt cao có thể gây co giật nhưng là co giật do sốt cao chứ không phải do vắc xin. Vì thế, sau tiêm cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ, sốt cao cần kịp thời hạ sốt để tránh nguy cơ co giật.
Trước khi tiêm vắc xin, trẻ phải được khám sàng lọc
Sau khi được chuyển vào khoa Truyền nhiễm, bệnh nhi đã được hạ sốt. Sau một đêm nhập viện bé không còn sốt cao, chỉ còn sốt nhẹ 37 độ C. Tuy nhiên, mỗi ngày bệnh nhi này đều xuất hiện một cơn co giật kéo dài khoảng 1 phút.
Bác sĩ Cao Vũ Hùng, Trưởng khoa Thần kinh (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, cháu N.M bị động kinh nên phải ở lại điều trị. Hiện không có bằng chứng gì cho thấy việc động kinh của cháu liên quan đến vắc xin. Việc cháu N.M bị lên cơn động kinh sau khi tiêm là do sốt gây co giật và phát bệnh trùng hợp.
Theo Cục Y tế dự phòng, trẻ phảm ứng sau tiêm là những dấu hiệu phản ứng nhẹ sau tiêm chủng. Những ghi nhận này thể hiện quá trình theo dõi sát sao của các cơ sở y tế, cũng như sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn của các bà mẹ nhằm phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm để kịp thời đưa trẻ đến theo dõi và chăm sóc tại cơ sở y tế. Đối với những trường hợp xảy ra các phản ứng phụ này, các cơ sở tiêm chủng sẽ theo dõi chặt chẽ.
Theo Khampha
Quảng Trị khám nghiệm trẻ nghi tử vong do tiêm vắcxin
Sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem mũi 1, một bé 3 tháng tuổi, ở Hướng Hóa, Quảng Trị đã được gia đình đưa vào viện và tử vong sau đó 5 ngày. Kết quả giải phẫu tử thi ngày 11/11 của pháp y tỉnh kết luận trẻ bị viêm phổi.
Ảnh minh hoạ
Chiều 11/11, công an tỉnh Quảng Trị đã tiến hành khám nghiệm tử thi bệnh nhi 3 tháng tuổi ở huyện Hướng Hóa, tử vong hôm 10/11 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi tiêm vắcxin Quinvaxem được 5 ngày. Kết quả giải phẫu tử thi của pháp y Quảng Trị kết luận trẻ bị viêm phổi.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, bé trai này được tiêm vắcxin "5 trong 1" Quinvaxem và uống vắcxin phòng bại liệt vào khoảng 9h ngày 5/11 tại trạm y tế xã. 16 giờ sau tiêm, trẻ có biểu hiện sốt, quấy khóc, bỏ bú và được chuyển lên bệnh viện huyện Hướng Hóa. Một ngày sau, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị với chẩn đoán bị viêm phổi phải nặng rồi tử vong vào tối 10/11 dù được điều trị tích cực.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dàn, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, nguyên nhân bệnh nhi tử vong là do viêm phổi nặng (bệnh có nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 1 tuổi), không liên quan đến tiêm vắcxin Quinvaxem.
Tính đến hết tháng 10, đã có 15 tỉnh, thành đã tiến hành tiêm lại vắcxin Quinvaxem với hơn 200.000 trẻ được tiêm chủng. Trong đó có 81 trẻ bị các phản ứng như sốt, quấy khóc, sưng tấy tại chỗ; sau đó đã hồi phục bình thường. Đây là những dấu hiệu phản ứng nhẹ sau tiêm chủng như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo kế hoạch trong tháng 11, các địa phương còn lại sẽ triển khai tiêm tiếp.
Vắcxin Quinvaxem dự phòng 5 bệnh thường gặp ở trẻ em là bạch hầu - ho gà - uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do Hib, đã được sử dụng tại hơn 90 quốc gia.
Theo VNE
Trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Do viêm phổi Ngay trong tối 11/11, Bộ Y tế cho biết, kết quả giải phẫu tử thi cho thấy bệnh nhi bị tử vong sau tiêm ở Bệnh viện Hướng Hóa, Quảng Trị là do viêm phổi. PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế...