H’Mong Village – Sự kết hợp hoàn hảo của bản sắc văn hóa và thiên nhiên
Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village nằm trên địa bàn xã Đông Hà, huyện Quản Bạ, được khởi công xây dựng từ năm 2019 trên địa hình đồi núi đặc trưng của vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 50 km về phía Bắc, khu nghỉ dưỡng H’Mong Village nằm trên Quốc lộ 4C theo hướng Hà Giang – Đồng Văn là một trong những địa điểm du lịch độc đáo, mới lạ, nơi khám phá và trải nghiệm văn hóa vùng cao mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Cao nguyên đá Hà Giang.
Bản Đề Chia giữa vùng Cao nguyên đá. Ảnh: CTV
Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village nằm trên địa bàn xã Đông Hà, huyện Quản Bạ, được khởi công xây dựng từ năm 2019 trên địa hình đồi núi đặc trưng của vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Với diện tích 20 ha, khu nghỉ dưỡng gồm hai khu: 35 căn bungalow và khu nhà nghỉ cộng đồng có không gian rộng rãi, cung cấp đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan và trải nghiệm văn hóa vùng cao.
H’Mong Village là sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu tự nhiên mang sắc thái riêng của vùng đất Cao nguyên đá. Các công trình được xây dựng dựa trên nền tảng văn hóa của dân tộc Mông. Tường được trình thủ công bằng đất, sử dụng mái ngói âm dương, khuôn viên sân vườn được xếp bằng đá xanh của Hà Giang, kết hợp với cây cỏ, mang lại một không gian gần gũi với thiên nhiên. Bản sắc văn hóa dân tộc Mông còn được H’Mong Village thể hiện qua cách sắp xếp của dãy bungalow, được bố trí theo hình váy xòe rẻ quạt của các thiếu nữ người Mông, cùng 15 căn bungalow mang hình dáng của chiếc quẩy tấu – một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của người Mông Hà Giang.
H’Mong Village tận dụng không gian xanh, sắp xếp cảnh quan tổng thể hài hòa với tự nhiên. Đặc biệt, tận dụng dòng suối mát chảy ra từ lòng núi, H’Mong Village xây dựng 2 bể bơi vô cực, bể nóng phục vụ cho mùa Đông và bể lạnh cho mùa Hè, với hệ thống nước khoáng tự nhiên và lối thiết kế bể tràn, tạo nên công trình độc đáo đầu tiên tại Hà Giang. Bể nằm ở ngoài trời, thu trọn khung cảnh núi non hùng vỹ vào trong tầm mắt, xứng đáng là nơi để du khách thư giãn, tận hưởng và tái tạo năng lượng sau những ngày bận rộn.
Video đang HOT
Những bungalow Quẩy tấu tạo nên vẻ đẹp riêng của H’Mong Village. Ảnh: CTV
Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village khai thác, phục vụ giai đoạn đầu với quỹ phòng đa dạng gồm 1 nhà cộng đồng lớn mang kiến trúc trình tường, mái ngói âm dương với hệ thống phòng riêng và phòng tập thể, công suất phục vụ khoảng 50 khách; 1 bể bơi vô cực, 1 nhà hàng phục vụ ăn uống và khu chăm sóc sức khỏe với dịch vụ Massage và tắm lá thảo mộc. Nổi bật trong giai đoạn đầu là không gian phòng nghỉ của 15 căn bungalow Quẩy tấu, đây là hạng phòng được thiết kế từ hình mẫu của những chiếc quẩy tấu của người vùng cao.
Đầu năm 2022, khu nghỉ dưỡng H’Mong village đưa vào hoạt động khu dịch vụ cao cấp có tên gọi là “Bản Đề Chia” với 20 căn bungalow mang kiến trúc truyền thống của người Mông, tường được trình bằng đất, mái lợp ngói âm dương, nội thất bằng gỗ, trần đan bằng guột, sân nhà lát đá xanh, cổng nhà với hàng rào đá được xếp tay tỉ mỉ, vuông vắn, bao bọc lấy những ngôi nhà đất. Nằm nép mình trong rừng đá tai mèo di sản, Bản Đề Chia như một ngôi làng cổ, toát lên vẻ đẹp gần gũi, mộc mạc vốn có của vùng cao. Bản Đề Chia còn được tô điểm bằng những hàng cây Sa mộc, đào, mận, vườn hoa Tam giác mạch, hoa cải rực rỡ. Tất cả tạo nên một bản làng xinh đẹp nguyên bản trên vùng Cao nguyên đá, góp phần tôn tạo, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa, kiến trúc và con người nơi đây.
Với giá trị độc đáo gắn liền với kiến trúc người Mông bản địa, Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village vinh dự được công nhận giải thưởng Khách sạn xanh ASEAN 2022 – giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao trong khu vực. Đây là giải thưởng thứ 2 của ASEAN dành cho mô hình lưu trú kết hợp với giới thiệu, trải nghiệm và bảo tồn di sản trên Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (trước đó là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ).
H’Mong Village là sự kết hợp hoàn hảo của bản sắc văn hóa và thiên nhiên. Đến đây, du khách có thể tận hưởng cả 4 mùa trọn vẹn. Mùa Xuân đến ngắm bạt ngàn hoa đào, lê, mận tỏa sắc giữa mây ngàn; mùa Hè vùng vẫy tắm ở bể bơi “vô cực”, thu trọn khung cảnh núi non hùng vỹ vào trong tầm mắt; mùa Thu ngắm những hàng cây thay lá và thỏa sức chiêm ngưỡng vườn hoa Tam giác mạch; mùa Đông đến ngắm mây và cảm nhận cái rét vùng cao… Tất cả, hứa hẹn một kỳ nghỉ lý tưởng cho du khách gần, xa.
Phụ nữ Bình Liêu giới thiệu văn hóa cộng đồng đến với du khách
Những người phụ nữ vùng cao ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, nông nghiệp mà còn biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển các loại hình du lịch độc đáo.
Huyện Bình Liêu có hơn 96% là đồng bào dân tộc thiểu số. Gần chục năm trước, đời sống kinh tế của bà con chủ yếu dựa vào trồng cấy, chăn nuôi và khai thác lâm sản. Từ năm 2015, du lịch Bình Liêu bắt đầu được biết đến nhưng do số lượng cơ sở lưu trú còn ít nên du khách thường chỉ có thể du lịch trong ngày, sau đó về nghỉ tại các địa phương lân cận.
Xuất phát từ nhu cầu của du khách về chỗ lưu trú, bà Lý Thị Hạnh (42 tuổi, bản Phạt Chỉ, xã Đồng Văn) đã mạnh dạn xây dựng mô hình homestay đầu tiên ở huyện Bình Liêu với kiến trúc nhà sàn độc đáo của đồng bào Dao cùng những hoạt động trải nghiệm như cấy lúa, bắt ốc ở khe suối, hái lá thuốc rừng làm nước tắm...
Bà Lý Thị Hạnh cho biết: "Trong quá trình xây dựng homestay, gia đình tôi cũng gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, kinh nghiệm làm homestay. Bản thân tôi cũng đã được tham gia các khóa học về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, lớp quản lý mô hình homestay do Ban Dân tộc tỉnh và trường Đại học Hạ Long tổ chức từ năm 2016 và đi học hỏi các địa phương. So với các công việc trước đây, kinh doanh homestay mang lại thu nhập khá ổn định, tạo việc làm cho 3 nhân công, cũng liên kết với các xóm làng để bán các nông sản của bà con".
Với chi phí 20.000 đồng/lượt tham quan, du khách có thể trải nghiệm vườn cây ăn quả rộng nhiều ha của gia đình bà Nông Thị Chương ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu.
Du lịch Bình Liêu ngày càng phát triển đã tạo "bước ngoặt" cho phụ nữ vùng cao tham gia phát triển kinh tế gia đình từ lợi thế địa phương. Đã có nhiều đơn vị phối hợp với chính quyền và các đoàn thể mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn... trong đó, đối tượng học viên là phụ nữ dân tộc thiểu số được đặc biệt quan tâm.
Bà Lài Thị Hiền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Liêu cho biết từ những lớp tập huấn này, có hơn 200 chị em tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch gắn với các yếu tố văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây: "Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã giới thiệu được trên 200 hội viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghề liên quan đến các lĩnh vực, trong đó có du lịch. Đặc biệt, đối với các hộ có điều kiện mở homestay, chúng tôi đã hỗ trợ các hội viên để vay vốn tín chấp với ngân hàng chính sách xã hội huyện. Hiện nay các mô hình homestay mang lại một số kết quả rất tốt".
Du khách muốn mua hoa quả tại vườn sẽ được tự tay hái và tính tiền mà không mất phí tham quan.
Xác định Bình Liêu là một địa phương có lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn, trường Đại học Hạ Long đã thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và phối hợp với UBND huyện Bình Liêu tổ chức các lớp hướng dẫn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho người dân địa phương.
Tham dự lớp học, bà Trần Khánh Phượng (49 tuổi, thôn Cốc Lồng, xã Lục Hồn) chia sẻ: "Qua lớp học này, tôi được học những kinh nghiệm pha chế mà thầy cô hướng dẫn nên đã biết cách chế biến các loại quả cam, trám xanh, trám đen... thành nước uống và những loại rượu nhẹ để khách du lịch ở mọi nơi đến đây được thưởng thức".
Bà Trần Khánh Phượng mong muốn được học thêm kinh nghiệm từ các mô hình du lịch sinh thái đã thành công, từ đó xây dựng một mô hình riêng mang đậm bản sắc văn hóa của người Tày.
Không chỉ lưu giữ được những nét văn hóa riêng như nghệ thuật diễn xướng Then của người Tày, hát Sán cổ của người Dao, Soóng cọ của người Sán Chỉ,... Bình Liêu còn nổi tiếng với phong cảnh biên giới, núi non hùng vĩ cùng những thửa ruộng bậc thang trải dài. Hòa trong cảnh sắc thiên nhiên đó là cuộc sống êm đềm, giản dị, đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Cuối thu, Bình Liêu là điểm đến thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, check-in tại đồi cỏ lau, trải nghiệm Hội Mùa vàng, ngắm rừng hoa sở cùng vẻ đẹp tự nhiên mà hùng vĩ của các danh thắng như bãi Đá thần, núi Cao Xiêm, thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc... Bình Liêu là địa phương có sẵn những lợi thế khác biệt, thu hút du khách bốn phương tới khám phá mảnh đất và con người nơi đây./.
Chợ đêm Tủa Chùa thu hút khách du lịch Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên), Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa vừa tổ chức đưa chợ đêm ở trung tâm thị trấn Tủa Chùa vào khai thác, hoạt động. Hàng nông sản được đồng bào vùng cao Tủa Chùa bày bán ở chợ...