H&M tiếp tục sứ mệnh hướng đến yếu tố bền vững và tuần hoàn trong thời trang qua BST Conscious Exclusive xuân hè 2020
Bộ sưu tập H&M Conscious Exclusive Xuân Hè 2020 sẽ được ra mắt tại các cửa hàng chọn lọc trên toàn thế giới từ ngày 26/3. Ở Việt Nam, bộ sưu tập sẽ có mặt duy nhất tại cửa hàng H&M Vincom Đồng Khởi, TP. Hồ Chí Minh.
BST Conscious Exclusive là bộ sưu tập thời trang nữ đặc biệt của H&M, với các thiết kế trang phục cao cấp và kinh điển được làm từ những chất liệu có nguồn gốc bền vững và sử dụng các phương pháp bền vững. Bộ sưu tập này được ra mắt từ năm 2012 với trọng tâm là tính phát triển và đổi mới. Các bộ sưu tập Conscious Exclusive luôn có truyền thống phát triển những chất liệu mới và sáng tạo, đồng thời là tư duy bền vững được kết hợp xuyên suốt mô hình kinh doanh của H&M.
Bộ sưu tập H&M Conscious Exclusive Xuân Hè 2020 mang nét quyến rũ từ thời hoàng kim của những chuyến đi bằng tàu hỏa, đồng thời lấy tính tuần hoàn của thời trang làm tinh thần chủ đạo. Bên cạnh một loạt các quy trình bền vững và cải tiến trong sản xuất chất liệu, bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ Le Train Bleu, chuyến tàu giường nằm sang trọng chạy từ Calais đến Côte d’Azur (Pháp) vào những năm 1920.
Kết hợp những chiếc váy dự tiệc sang trọng và những chiếc váy mặc hằng ngày mỏng nhẹ, bộ sưu tập giới thiệu các chất liệu mới có nguồn gốc bền vững như vải circulose, một chất liệu tự nhiên được sản xuất từ vải dệt tái chế và Renu, một loại polyester tái chế chất lượng cao, cùng với vải thừa từ các bộ sưu tập trước.
“Ý tưởng của bộ sưu tập SS20 đến từ chuyến du ngoạn bằng tàu hỏa đẹp quyến rũ, mà đội ngũ thiết kế cảm thấy chính là biểu tượng tuyệt vời cho cuộc hành trình tuần hoàn trong thời trang mà H&M với tư cách là một công ty đang hướng tới. Chúng tôi đã được truyền cảm hứng từ Le Train Bleu, và những nghệ sĩ như Jean Cocteau và Pablo Picasso khi họ tụ họp tại Villa Santo Sospir ở Cap Ferrat. Chúng tôi muốn giới thiệu một bộ sưu tập thể hiện thời kỳ tự do ấy, đồng thời mang đến những thiết kế bền vững mà khách hàng H&M sẽ yêu thích mặc mỗi ngày” – Ella Soccorsi, nhà thiết kế tại H&M cho biết.
Các thiết kế chủ đạo có thể kể đến một bộ váy ngắn bằng chất liệu taffeta tái chế với phần tay áo xếp li; một chiếc váy diềm xếp nếp bằng circulose, một chiếc áo taffeta tái chế với phần tay áo được đính kết; và một chiếc quần denim được làm từ 100% cotton hữu cơ không nhuộm. Các phụ kiện chính bao gồm dép bệt có đính hạt thủy tinh tái chế (chất liệu thừa từ bộ sưu tập trước) và một chiếc túi làm từ vegea, một chất liệu da thay thế từ thực vật (hoàn toàn không có nguồn gốc từ động vật) được làm từ cuống và vỏ nho bỏ đi.
Video đang HOT
Ann-Sofie Johansson, cố vấn sáng tạo tại H&M phát biểu: “Đối với bộ sưu tập SS20, đội ngũ thiết kế Conscious Exclusive đã chú trọng tính bền vững của cảm xúc và vòng đời tồn tại của những món quần áo mà họ đang thiết kế một cách cẩn thận hơn bao giờ hết. Đội ngũ đã nỗ lực hơn với cấu tạo thành phần vải, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nhuộm hạn chế tác động đến môi trường – chúng tôi thực sự đã sử dụng một loại chất nhuộm màu tự nhiên được làm từ bã cà phê thu thập từ chính các văn phòng sản xuất H&M. Qua đó, chúng tôi muốn cam kết một cách tiếp cận toàn diện đối với tính bền vững, cũng như tạo ra những thiết kế đặc biệt có thể mặc được suốt đời”.
Theo dep.com.vn
'Jojo rabbit': Thời trang Thế chiến qua mắt trẻ thơ
Quân phục Đức Quốc xã, thời trang cuối thập niên 1940... được nhà thiết kế Mayes C. Rubeo tái hiện qua góc nhìn cậu bé 10 tuổi trong "Jojo rabbit".
"Jojo rabbit" khai thác đề tài nước Đức cuối Thế chiến hai, khi Hitler và Quân phát xít đang dần thất thế trên chiến trường. Tuy nhiên, đạo diễn Taika Waititi không đào sâu sự kiện lịch sử mà kể dưới góc nhìn Johannes "Jojo" Betzler (Roman Griffin Davis) - một cậu bé 10 tuổi tôn sùng Hitler, qua đó thể hiện tinh thần phản chiến. Toàn bộ phim thể hiện qua lăng kính của Jojo.
Đạo diễn Taika Waititi nói với Variety về lý do chọn Mayes C. Rubeo (trái) thiết kế trang phục cho phim: "Cô ấy phong cách, đẳng cấp với con mắt thời trang tuyệt vời". Nhà thiết kế Mexico từng thực hiện một số tác phẩm nổi tiếng: "Avatar" (2009), "John Carter" (2012), "World War Z" (2013), "Thor: Ragnarok" (2017).
Rubeo đi khắp châu Âu để tìm cảm hứng cho những sản phẩm dệt may cổ điển trong "Jojo rabbit". Bà chia sẻ cảm hứng chủ đạo trong quá trình thiết kế trang phục trên Hollywood Reporter: "Chúng tôi muốn tái hiện trang phục thời chiến qua con mắt trẻ thơ với gam màu tươi sáng. Đây không phải phim tài liệu đen trắng, chúng tôi muốn làm gì đó khác biệt". Xanh lá cây, đỏ, vàng, xanh lục bảo là gam màu chủ đạo xuyên suốt tác phẩm. Kể cả những phân cảnh buồn bã, tàn khốc nửa cuối phim, nhà thiết kế vẫn đưa một số điểm nhấn màu sắc vào trang phục nhân vật: cổ áo đỏ của Elsa, áo xanh lục bảo hay vàng của Jojo (ảnh), trang phục đỏ, hồng của người qua đường... xen giữa tông tối.
Khi tái hiện đồng phục Đức Quốc xã, Rubeo chọn cách xây dựng chân thực theo lịch sử, tuy nhiên bà thêm thắt một số chi tiết để phù hợp góc nhìn một câu bé. Trong phim, Hitler là người bạn tưởng tượng của Jojo. Ban đầu, khi Jojo coi ông ta là thần tượng, Hitler hiện lên trong đồng phục quân đội nâu sáng gồm áo khoác safari, quần cưỡi ngựa và miếng đeo tay đỏ hình chữ vạn. Rubeo cố tình làm quần Hitler ở đầu phim thành "một chiếc quần cưỡi ngựa rộng thùng thình", thể hiện nét ngây thơ, trong sáng trong suy nghĩ của Jojo. Sắc nâu trong đồng phục Hitler thay đổi theo tâm trạng Jojo: khi cậu bé vui và hy vọng, Hitler mặc màu nâu sáng, ngược lại khi cậu buồn bã thất vọng, màu trang phục tối hơn.
Trang phục Hitler dần trở nên tối màu, nghiêm túc và sát với nguyên mẫu lịch sử theo diễn biến phim và sự mất mát ngày càng lớn của Jojo. Khi biết tin Hitler (thật) tự tử và mất hoàn toàn niềm tin vào Đức Quốc xã, Jojo thấy người bạn tưởng tượng trong lễ phục quân đội xanh lục bạc màu, rách nát. Video: Youtube.
Cậu bé Jojo Betzler đầu phim xuất hiện trong đồng phục quân đội thiếu niên Đức Quốc xã. Rubeo thực hiện dựa trên thiết kế gốc: "Trang phục thể hiện rằng Jojo đang cố trở thành cảnh sát nhỏ của gia đình", theo Hollywood Reporter. Nhà thiết kế Mexico cài cắm một số cách điệu trong trang phục để phù hợp với tuổi Jojo: Cậu bé đội mũ canô, áo sơ mi kaki nâu với khăn quàng cổ, quần đùi đen (trái) hoặc đồng phục đen thêm cầu vai thủy thủ.
Trang phục thường ngày của Jojo đậm dấu ấn thời trang thập niên 1930, 1940 với quần âu, áo choàng nâu, sơ mi carô vàng - đen, bốt da cổ lửng. Màu sắc trang phục cậu bé cũng tối dần theo diễn biến bộ phim. Tới cảnh kết, Jojo mặc lại trang phục sáng màu quen thuộc - bộ quần áo xuất hiện trong lần đi chơi với mẹ, thể hiện hy vọng.
Bà mẹ đơn thân Roise Betzler (Scarlett Johansson) là nhân vật thời trang và sang trọng nhất phim, đại diện tầng lớp trí thức trung lưu dẫn đầu phong trào phản chiến. Quần áo của cô lấy cảm hứng từ những nhà thiết kế thời trang hàng đầu thời đó: Elsa Schiaparelli hay Sonia Delaunay.
Phong cách của Roise mang hơi hướng thời trang Italy những năm 1930, 1940: áo len ngắn tay sắc sỡ, cardigan xanh lục bảo in họa tiết zigzag, áo khoác xanh ngọc lam dáng dài hay đồ ngủ chấm bi, mũ cách điệu đính lông vũ... Bà mẹ đơn thân thường xuyên mặc quần cạp cao, thể hiện tinh thần tiên phong, giải phóng. Rubeo nói với Hollywood Reporter: "Đây là thời kỳ quần hứa hẹn thành mốt nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến". Nhà thiết kế chia sẻ thêm trên Vogue, Roise là nhân vật có trang phục màu sắc nhất phim, phản chiếu suy nghĩ của cậu bé 10 tuổi khi nhìn mẹ. Quần áo của cô luôn tươi sáng, rực rỡ, thường gắn liền với xanh lục bảo thanh lịch.
Phụ kiện của Roise được quan tâm, chú trọng. Trong phim, hầu hết cảnh Scarlett Johansson xuất hiện đều kèm đôi giày spectator đỏ - trắng với cách điệu hình cánh bướm. Nhà thiết kế gốc Mexico đã phác họa và đặt thợ đóng giày nổi tiếng Jeff Churchill làm thủ công. Hình ảnh đôi giày thể hiện sự hoài niệm quá khứ hòa bình, niềm tin vào hiện tại.
Ở phân cảnh nửa cuối phim, đôi giày thông báo cái chết của Roise khiến mạch phim chuyển biến sang u tối, buồn bã. Video: Youtube.
Elsa Korr (Thomasin McKenzie) - cô gái Do Thái mất gia đình, phải trốn tránh quân phát xít Đức, mặc trang phục hơi hướng công nhân, tomboy: bền, đơn sắc và dễ di chuyển. Để thể hiện sự tá túc, mất tự do, Elsa thường xuất hiện trong tình trạng không đi giày.
Trong phim, có hai lần Elsa mang giày, đồng thời ăn vận chỉn chu như một cô gái bình thường. Lần đầu là khi đóng giả chị gái Inge của Jojo để lừa lực lượng Cảnh sát bí mật của Đức Quốc xã Gestapo, lần hai là lúc Đức thua cuộc và cô được tự do. Trong cảnh cuối phim, Elsa đeo giày spectator đỏ - trắng, gợi liên tưởng tới giày của Roise. Video: Youtube.
Diễn viên Sam Rockwell đã đề nghị Mayes C. Rubeo thiết kế trang phục cuối phim của anh dựa trên cảm hứng về hình ảnh Bill Murray trong chương trình hài kịch "Saturday Night Live" (1975). Trong phân cảnh chiến tranh, đại úy Klenzendor xuất hiện với đồng phục Đức Quốc xã cách điệu: thêm cầu vai, áo choàng, tua rua đỏ ở cánh tay áo, lông trên mũ, hình họa dán trên túi và súng, mang hơi hướng hình ảnh hiệp sĩ trung cổ "lòe loẹt". Nhân vật này, mặc dù thuộc quân đội Hitler, lại đóng vai trò như cha nuôi hình thành nhân cách Jojo, đồng thời hy sinh để cứu cậu bé cuối phim.
Bảo Thư
Theo vnexpress.net
Hậu trường làm trang phục rực rỡ cho Gặp nhau cuối năm Chương trình Gặp nhau cuối năm 2020 hoàn toàn theo fomat khác. Chính vì thế, việc thiết kế trang phục cũng khiến NTK Đức Hùng phải tính toán kỹ lưỡng. Từ nhiều tháng trước, NTK Đức Hùng cùng đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã bắt đầu trao đổi để có thể lên được những trang phục bắt mắt. "Đạo diễn Đỗ Thanh Hải...