HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
Giành chức vô địch đã khó, bảo vệ nó còn khó hơn, HLV Trương Việt Hoàng và các học trò ở Viettel được dự đoán có mùa giải 2021 đầy khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nỗi đau ở Hải Phòng
Sau khi giã từ sự nghiệp sân cỏ vào năm 2007 trong màu áo Bình Định, tiền vệ Trương Việt Hoàng theo học bằng huấn luyện viên và theo đuổi sự nghiệp huấn luyện của mình. Ông bắt đầu sự nghiệp cầm quân ở tuyển trẻ Hà Nội, tiếp đó là Sài Gòn FC, Hải Phòng và sau hiện tại là Viettel.
Không nhắc đến Viettel ở hiện tại thì trong quá khứ, Hải Phòng chính là câu lạc bộ mà HLV Trương Việt Hoàng để lại nhiều dấu ấn nhất. Mặc dù trải qua bao sóng gió, vài lần định thôi việc ở Lạch Tray, nhưng Hoàng “bộp” vẫn gắn bó với đội bóng đất Cảng từ năm 2014 đến 2019.
HLV Việt Hoàng khi dẫn dắt Hải Phòng (Ảnh: Minh Hoàng).
Trong nửa thập kỷ cầm quân ở Hải Phòng, HLV Trương Việt Hoàng không những phát huy được bản sắc của đội bóng đất Cảng mà còn giúp đội bóng này thi đấu thực dụng, khó chịu bậc nhất ở V-League.
Dấu ấn lớn nhất của cựu cầu thủ Thể Công ở Hải Phòng là ở mùa giải 2016. Ở mùa giải đó, Hải Phòng trình làng lối đá thực dụng và bùng nổ đúng thời điểm để vô địch lượt đi V-League 2016.
Trong giai đoạn lượt về, dù có thời điểm Hải Phòng sa sút, nhưng họ vẫn cùng với Hà Nội FC đua song mã đến ngôi vô địch tới tận vòng đấu cuối cùng. V-League 2016 hạ màn, Hải Phòng và Hà Nội FC có cùng điểm số, nhưng đội bóng của HLV Trương Việt Hoàng ngậm ngùi về nhì do thua kém về chỉ số phụ.
Mặc dù đau đớn nhìn Hà Nội FC nâng cao chức vô địch V-League 2016, nhưng HLV Trương Việt Hoàng và các học trò của ông vẫn được an ủi phần nào khi vô địch trong lòng người hâm mộ, vô địch trong tim những người con đất Cảng.
Đi vào lịch sử ở Viettel
“Cuộc tình” của HLV Trương Việt Hoàng với Hải Phòng dừng lại sau mùa giải 2019. Chiến lược gia sinh năm 1975 chia tay sân Lạch Tray để về tiếp quản chiếc ghế nóng ở Viettel. Khi Hoàng “bộp” là người được chọn, truyền thông và người hâm mộ lấy làm ngạc nhiên vì HLV Hải Biên đang làm rất tốt công việc của mình. Mặt khác, triết lý bóng đá của Trương Việt Hoàng khác hoàn toàn so với triết lý của Viettel đang xây dựng.
Video đang HOT
Xuất thân là cầu thủ Thể Công, hiểu rõ được bản sắc của đội bóng áo lính, HLV Trương Việt Hoàng đã tự làm mới mình, bằng việc cho Viettel chơi tấn công đúng như phong cách mà đội bóng này theo đuổi kể từ khi xây dựng lại. Tuy nhiên, những gì mà Viettel thu được lại không như kỳ vọng.
Viettel chơi rất hay trong giai đoạn 2 của V-League 2020 (Ảnh: Vy Vũ).
Mặc dù đá đẹp, nhưng Viettel lại thiếu hiệu quả, gặp vấn đề trong khâu kết liễu đối phương. Đặc biệt, đội bóng áo lính có chuỗi 4 trận liên tiếp không thể giành chiến thắng trên sân nhà trong giai đoạn lượt đi.
Trước tình hình đó, HLV Trương Việt Hoàng đã họp bàn và nói với các cầu thủ rằng: “Chúng ta đá cống hiến cho khán giả, nhưng lại không có được thành tích như mong muốn. Tôi đề xuất có nên chăng chúng ta chơi thực dụng để có kết quả tốt hơn thì tất các các cầu thủ đều đồng lòng bởi quan trọng nhất trong bóng đá là phải có thành tích. Do đó, ban huấn luyện và các cầu thủ triển khai lối chơi chắc chắn và quyết tâm không để thủng lưới, chờ sai sót của đối thủ để kết thúc trận đấu”.
Từ buổi họp mang tính bước ngoặt đó, Viettel đã lột xác ngoạn mục ở nửa sau của giai đoạn một và thi đấu với phong độ cao, ổn định tới khó tin trong cả giai đoạn 2. Trong 7 trận đấu ở giai đoạn 2 V-League 2020, Viettel thắng tới 6 và giữ sạch lưới tới 5 trận. Đặc biệt, Viettel có 5 trận thắng với tỉ số 1-0 đúng theo phong cách của HLV Jose Mourinho.
Giúp Viettel vô địch V-League 2020, HLV Trương Việt Hoàng đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam với tư cách là một trong những người hiếm hoi giành được chức vô địch quốc gia với cả tư cách cầu thủ lẫn tư cách huấn luyện viên. Và sau chức vô địch V-League 2020, truyền thông và người hâm mộ gọi ông là “Mourinho Việt Nam”.
“Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
Vô địch đã khó và để duy trì được ngôi vị của mình lại càng khó hơn, HLV Trương Việt Hoàng thừa nhận: “Lãnh đạo tập đoàn giao nhiệm vụ phải giữ vững được danh hiệu vô địch trong năm 2021. Tôi và ban lãnh đạo đội bóng đã bàn bạc, lên kế hoạch chuẩn bị lực lượng khi Viettel tham dự nhiều mặt trận ở mùa giải 2021.
Đặc biệt là sân chơi AFC Champions League, điều rất vinh dự của bóng đá nước nhà và chúng tôi cố gắng không để làm mất hình ảnh của Viettel và bóng đá Việt Nam. Mặc dù rất khó khăn, nhưng mục tiêu của Viettel là cố gắng bảo vệ thành công chức vô địch V-League”.
Viettel được dự đoán gặp nhiều khó khăn ở mùa giải 2021 (Ảnh: Minh Hoàng).
Để hoàn thành mục tiêu trong năm 2021 bắt buộc Viettel phải tăng cường chất lượng đội hình. Nhà đương kim vô địch V-League chiêu mộ được những bản hợp đồng chất lượng, trong đó đáng chú ý là tiền đạo Pedro Paulo. Hiện tại, họ vẫn đang nhắm một ngoại binh châu Á để thi đấu ở sân chơi châu lục.
Mặc dù được cấp tiền mua sắm tăng cường chất lượng đội hình, nhưng để hoàn thành được mục tiêu đề ra không hề dễ. Sau chức vô địch V-League 2020, Viettel được đối thủ nhìn bằng con mắt khác, nghiên cứu rất kỹ lối đá và sẽ chơi quyết tâm hơn gấp bội khi gặp nhà đương kim vô địch. Ngoài ra, những Hà Nội FC, Sài Gòn FC, TPHCM hay HAGL sau thất bại ở mùa giải 2020 đã đầu tư rất mạnh tay để đua tranh ngôi vô địch nên Viettel được dự đoán gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, việc phải căng sức ở 3 mặt trận là V-League, Cúp Quốc gia và AFC Champions League khiến Viettel ít nhiều bị bào mòn thể lực. Trong quá khứ, nhiều CLB của Việt Nam vì tham gia tranh tài ở sân chơi châu lục mà hụt hơi ở giải quốc nội. Ngay như Hà Nội FC sau mùa giải 2019 phải cày ải nhiều mặt trận nên lực lượng bị sứt mẻ, nhiều trường hợp dính chấn thương nặng như Duy Mạnh, Đình Trọng.
Do đó, đây là bài toán mà “Mourinho Việt Nam” và các cộng sự của mình cần lưu ý. Nếu như không có chính sách xoay tua đội hình hợp lý, hướng mục tiêu trọng tâm vào đấu trường cụ thể, rất có thể Viettel sẽ sôi hỏng bỏng không ở mùa giải 2021./.
Vì sao CLB Hải Phòng sa sút không phanh ở V-League?
V-League 2020 được đánh giá là mùa bóng khó khăn với Hải Phòng, nhưng ít người nghĩ đội bóng đất Cảng có thể chơi tệ như hiện tại.
Căn phòng của ban lãnh đạo Hải Phòng tại sân Lạch Tray treo một khung ảnh chiếm một phần ba diện tích bức tường. Đó là ảnh Hải Phòng ăn mừng chức vô địch cúp Quốc gia 2014 - danh hiệu đáng chú ý nhất của bóng đá đất Cảng trong một thập kỷ qua.
Trong ảnh, HLV Dylan Kerr ăn mừng với các học trò là Thanh Thắng, Đình Tùng, Văn Phong, Tiến Thành hay Văn Nam. Trước khi thay Hoàng Anh Tuấn nắm Hải Phòng, HLV Kerr chưa từng huấn luyện đội nào ở V-League. Trong các học trò của ông, chỉ có Đình Tùng và Quang Hải là nổi bật. Hải "gà" khi ấy đi những năm tháng cuối cùng của sự nghiệp lẫy lừng, còn Tùng "sóc" chưa bao giờ vươn đến đỉnh cao.
Hải Phòng vô địch cúp Quốc gia 2014.
Hải Phòng đáng lẽ đã có một danh hiệu nữa, nếu thầy trò HLV Trương Việt Hoàng không sẩy chân cuối mùa 2016 với một loạt trận thua khó hiểu. Với cổ động viên đất Cảng, vị trí á quân V-League 2016 còn ý nghĩa hơn chức vô địch cúp Quốc gia. Hải Phòng định dùng trực thăng diễu hành mang một chiếc cúp giả ăn mừng, biểu trưng cho cúp trong lòng người hâm mộ.
Đội hình Hải Phòng về nhì V-League 2016 có gần nửa quân số là "hàng tồn" từ các đội bóng khác, đến theo dạng chuyển nhượng tự do. Văn Thắng, Khánh Lâm, Xuân Luân, Anh Hùng, Đình Bảo,... chỉ là những cái tên thường thường. Thủ môn Văn Lâm ngày ấy chưa được như bây giờ.
Hải Phòng trong quá khứ là đội bóng "nhà nghèo vượt khó", với lực lượng khiêm nhường, chế độ lương thưởng thuộc mức trung bình. Bộ nhận diện của đội bóng đất Cảng là tinh thần máu lửa, cùng lực lượng cổ động viên luôn hừng hực trên khán đài. Có thời điểm, Lạch Tray là sân bóng đi dễ khó về với hầu hết các đội V-League.
Nhưng cũng giống SLNA hay Nam Định, Hải Phòng không thể cứ vượt khó mãi. Danh hiệu á quân mùa 2016 hóa ra là đỉnh cao cuối của Hải Phòng. Từ mùa 2017 trở đi, đội bóng đất Cảng trượt dài. Cuộc đua vô địch chỉ là mộng mị, Hải Phòng thực tế hơn với một vị trí giữa bảng. Hiện tại, một chỗ đứng thứ 8, thứ 9 cũng xa tầm với đội bóng này.
Hải Phòng (áo đỏ) đã ở rất xa thời đỉnh cao.
Vấn đề của Hải Phòng không chỉ là thiếu tiền. Hải Phòng còn thiếu ngoại binh giỏi, còn nội binh không đủ cá tính để chơi bóng máu lửa, ngoan cường như thế hệ đi trước. Đầu mùa giải, Hải Phòng cho Than Quảng Ninh mượn Andre Fagan và Jermie Lynch. Nếu Fagan ghi 43 bàn trong 7 năm khoác áo Hải Phòng, Lynch là chân sút số 1 của đội chủ sân Lạch Tray mùa trước với 10 bàn.
Đẩy đi bộ đôi chất lượng, Hải Phòng mang về Claudecir - chân sút đã tăng cân và để lại đỉnh cao ở mùa vô địch cùng Quảng Nam, tin vào Diego Silva - cầu thủ chưa để lại ấn tượng. Tổng số bàn thắng Claudecir và Silva ghi sau 9 vòng là 1 bàn. Nội binh của Hải Phòng cũng kém chất lượng. Hoài Dương, Ngọc Tân, Mạnh Hùng đã qua thời đỉnh cao, còn lớp trẻ như Audrey Nguyễn, Martin Lò đều non nớt.
Có một câu chuyện khá khôi hài về trung vệ Adriano Schmidt của Hải Phòng được một lãnh đạo kể lại, đó là khi HLV Park Hang Seo đến dự khán mùa trước, Schmidt bỗng... căng thẳng, xin nghỉ đá ngay trước trận khoảng vài chục phút. Sự việc khiến HLV Việt Hoàng nổi nóng. Đó là dấu hiệu tâm lý yếu, dù sòng phẳng về chuyên môn thì Schmidt không phải trung vệ tồi.
Tập thể Hải Phòng vừa thiếu cá tính và chất "ngông" để vượt khó, vừa không đủ bản lĩnh để vượt những trận căng thẳng theo thể thức mới. Nếu từ Brazil xa xôi, cựu tiền đạo Leandro Oliveira còn phải cảm thán "Hải Phòng quá tệ", thì ban huấn luyện đội bóng không thể không nhìn ra vấn đề.
HLV Phạm Anh Tuấn đã hết bài?
Chia sẻ sau trận hòa CLB TP.HCM, trợ lý Quốc Vượng chỉ mong Hải Phòng nằm trong nhóm 8 đội dẫn đầu là mừng. Khi ấy, Hải Phòng vẫn bất bại và xếp thứ 5. Lực lượng của Hải Phòng không cho phép đội bóng mơ cao. Bởi cùng thiếu tiền và... vô danh, nhưng đội bóng đất Cảng đã mất hết tinh hoa.
Cuối cùng, HLV Phạm Anh Tuấn dường như đã hết "bài". Một số nguồn tin nói rằng những buổi tập của ông Tuấn không thúc đẩy được cầu thủ Hải Phòng. Đơn cử như buổi tập cuối cùng trước một trận V-League, ông Tuấn chỉ cho cả đội tập đá phạt góc và chia đội hình đối kháng kiểu "cho qua". 9 vòng đấu chưa đủ kiểm chứng năng lực HLV, nhưng suốt thời gian qua, Hải Phòng hầu như không có bài vở tấn công.
Đội bóng đất Cảng ghi bàn yếu nhất giải với chỉ 4 pha lập công, trung bình chưa được 0,5 bàn/trận. Hải Phòng cũng chưa có cầu thủ nội nào điền tên lên bảng tỷ số. 3/4 bàn của Hải Phòng được ghi bởi ngoại binh Joseph Mpande. Đây cũng là cầu thủ duy nhất của Hải Phòng chơi ở đẳng cấp V-League.
Chiều nay, Hải Phòng so tài với Hà Nội, trong trận đấu mà câu chuyện an ninh có khi còn hấp dẫn hơn chuyên môn. Cổ động viên Hải Phòng có mang pháo sáng đến Hàng Đẫy, đó còn là dấu hỏi, nhưng khi Hải Phòng đã đuối sức, lại thiếu khát khao của một "ngựa ô" năm nào, khán giả cũng khó náo nhiệt. Nhìn "thành tích" đá tồi nhất trên sân nhà của đội bóng đất Cảng là biết.
FIFA treo giò 11 cầu thủ Đồng Tháp và những sự kiện bóng đá Việt năm 2020 Hãy cùng nhìn lại một năm 2020 đầy biến động của bóng đá Việt Nam, với nhiều điểm sáng bên cạnh những gam màu tối. Ba giải chuyên nghiệp quốc gia cán đích thành công 2020 được xem là "mùa giải tồi tệ nhất" với nhiều giải đấu trên thế giới khi phải liên tục hoãn, thậm chí hủy bỏ giữa chừng bởi...