HLV Park và bóng đá Việt Nam: ‘Duyên’ và ‘hạp’
Không hiểu sao HLV Park Hang-seo lại lấy ngày 5-10 là ngày kỷ niệm 5 năm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) và coi đây là ngày sinh nhật thứ 2 của mình.
HLV Park ngày này 5 năm trước
Có lẽ đó là ngày ông quyết định nhận lời với 2 Phó chủ tịch VFF ngày ấy là Trần Quốc Tuấn và “bầu” Đức, chứ còn chính thức đặt bút ký hợp đồng tại Hà Nội vào ngày 11-10-2017.
Ngày ra mắt, chưa biết gì về bóng đá ở dải đất hình chữ S ngoài việc thay HLV nước ngoài như thay áo, HLV người Hàn Quốc với mục tiêu chỉ “đưa ĐTVN lọt vào tốp 100 FIFA” (khi ấy đang đứng thứ 130, hiện là 96) đã nhận rất nhiều hoài nghi. Thế nhưng, với 5 năm cùng bóng đá Việt Nam (BĐVN) đi từ thành công này đến những kỳ tích “lần đầu tiên” khác, ông Park trở thành HLV đặc biệt nhất trong các đời HLV của ĐTVN.
Trong hôn nhân, đôi khi không phải tình yêu mà cái “duyên” và “hạp” mới là yếu tố bền vững. Đôi bên đến với nhau qua mai mối trong nhiều băn khoăn, gật đầu se duyên chỉ vì “ta đang cần nhau”. Với BĐVN, ngày ấy con thuyền đang không người lái sau khi vừa trải qua hai thất bại khó nuốt trôi ở AFF Cup 2016 và SEA Games 2017 dưới thời HLV Hữu Thắng (trước đó HLV người Nhật Miura bị ép ra đi trước thời hạn). Còn với HLV Park ở quê nhà đã không còn tìm được chỗ đứng, ngay cả ở các CLB hạng dưới. Thêm cái duyên, cùng với khả năng chuyên môn, sự tận tâm, tận lực, quyết chứng tỏ mình chưa “hết thời”, ông Park đến đúng lúc BĐVN có sự kết hợp giữa 2 lứa cầu thủ tài năng sinh năm 1995 và 1997 đang bước vào độ chín.
Yếu tố thứ 2, theo tôi còn quan trọng hơn, đó là “hạp”. Có vô số HLV giỏi, lý lịch hoành tráng hơn nhiều, nhưng BĐVN không dễ tìm được một HLV ngoại hợp về phong thổ, văn hóa cư xử phương Đông, đặt tay lên ngực áo, hát quốc ca và luôn nhắc đến “tinh thần Việt Nam” với các cầu thủ. Là người Hàn, ông Park đặt tính kỷ luật lên hàng đầu nhưng không khí ĐTVN vẫn luôn đầm ấm, đoàn kết như một gia đình lớn mà ông đóng vai người cha. Điều này còn được thể hiện qua triết lý lối chơi của ĐTVN phù hợp với thể chất, tính cách và tinh thần con người Việt Nam.
Một chi tiết khác, chỉ dưới thời ông Park Hang-seo, HLV trưởng người nước ngoài mới có được ê-kíp trợ lý hùng hậu lên tới 10-12 thành viên, trong đó những cánh tay chủ chốt nối dài đều là người đồng hương, được phân công hợp lý, khoa học với những đánh giá cầu thủ công tâm. Đó là khác biệt rất lớn so với các đời HLV tiền nhiệm, cũng từ cái “duyên” và “hạp”.
5 năm “hôn nhân” mỹ mãn. Với BĐVN là những tiến bộ vượt bậc, còn HLV Park còn hơn những danh hiệu, thành tích là tình cảm yêu quý từ những nhà lãnh đạo cao nhất cho đến người dân bình thường trên dải đất hình chữ S ở mọi nơi ông xuất hiện. Với quê nhà, từ “người thừa”, ông Park trở thành người hùng, sứ giả cho mối quan hệ Hàn – Việt và hình mẫu cho sự thành công của công dân xứ kim chi ở nước ngoài.
Nhưng sau hàng loạt mục tiêu đã được chinh phục, liệu cuộc “hôn nhân bóng đá” đã tới giới hạn?
Trong ngày ra mắt 5 năm trước, trước câu hỏi sẽ xây dựng lối chơi nào cho ĐTVN, HLV Park trả lời: “Bóng đá là môn thể thao tập thể, chứ không phải một người. Vì vậy, tôi luôn xây dựng các đội bóng hướng đến việc được tổ chức, có hệ thống và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi diễn biến trận đấu. Tôi sẽ lựa chọn lối chơi tích cực di chuyển, bóng ngắn và nhanh. Để làm được điều này, các cầu thủ phải tập trung, tinh thần tốt và kỷ luật…”.
Văn Thanh sa sút ở tuyển Việt Nam
Nếu tuyển Việt Nam không có quá nhiều ca chấn thương, Vũ Văn Thanh nhiều khả năng phải ngồi dự bị khi anh đang thể hiện một phong độ tệ hại.
Phút 72 trận gặp Oman, Vũ Văn Thanh thực hiện một pha xử lý khó hiểu. Trước mặt anh, Nguyễn Quang Hải đã băng lên để chiếm lĩnh khoảng trống. Một đường chuyền đơn giản sẽ giúp tiền vệ CLB Hà Nội có bóng ở khu vực trước vùng cấm đối phương, từ đó mở ra nhiều phương án tấn công cho tuyển Việt Nam.
Tuy nhiên, Văn Thanh lại đánh gót để đưa bóng cho Nguyễn Thành Chung. Bóng được đưa ra biên và tình huống tấn công của tuyển Việt Nam không còn nguy hiểm.
Quang Hải đã ngửa mặt lên trời tiếc nuối còn HLV Park Hang-seo không thể ngồi yên. Ông lập tức đưa Lê Văn Xuân vào sân để thay Văn Thanh, cầu thủ đã chơi tệ suốt 75 phút có mặt trên sân.
Lần gần nhất Văn Thanh đóng góp bàn thắng cho tuyển Việt Nam là ở trận gặp Indonesia hồi tháng 6/2021, thuộc vòng loại thứ 2 World Cup 2022. Ảnh: Y Kiện.
Văn Thanh đang trở nên "vô hại"
Đó không phải là tình huống duy nhất mà Văn Thanh khiến người hâm mộ phải thất vọng. Anh nhận đường chuyền ở cự ly gần từ Đỗ Hùng Dũng nhưng lại khống chế bước một lỗi. Sau đó, anh tiếp tục chuyền bóng thẳng vào chân cầu thủ Oman.
Pha bóng này cho thấy Văn Thanh không có sự quan sát lẫn cảm giác bóng tốt nhất. Điều này còn thể hiện qua khả năng tạt bóng của hậu vệ này
0 là số đường tạt bóng thành công của Văn Thanh ở cuộc đối đầu với Oman. Sau 4 lần thực hiện, anh không thể giúp đồng đội có cơ hội dứt điểm. Những quả tạt của Văn Thanh thường thừa khá nhiều lực, không có điểm rơi tốt.
Đó là lý do Văn Thanh chỉ được Sofascore chấm 6,5 điểm, thấp nhất trận (chỉ tính các cầu thủ đá chính). Anh không có đường chuyền tạo cơ hội nào cho đồng đội.
Không thể biện minh cho Văn Thanh bằng lý do anh phải chơi nghịch cánh để trám vào vị trí mà Nguyễn Phong Hồng Duy để lại. Việc thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái chưa bao giờ là thử thách với Văn Thanh. Anh từng vào đội hình tiêu biểu AFF Cup 2016 khi chơi ở vị trí này.
Phong độ cá nhân mới chính là vấn đề của Văn Thanh. Anh trải qua 10 trận liên tiếp không tạt chính xác một lần nào khi thi đấu cho tuyển Việt Nam.
Ở AFF Cup 2020, Văn Thanh chơi 332 phút nhưng không có cú tạt bóng chính xác nào. Lần gần nhất anh làm được điều này là ở trận thua 2-3 của tuyển Việt Nam trước Trung Quốc hồi tháng 10/2021.
Đó là những con số đáng báo động với Văn Thanh.
Nếu lực lượng tuyển Việt Nam không bị sứt mẻ, Văn Thanh nhiều khả năng phải ngồi dự bị.
Thế khó của thầy Park
Văn Thanh chơi tệ, nhưng HLV Park cũng không còn nhiều sự lựa chọn. Trước cuộc đối đầu Oman, Nguyễn Phong Hồng Duy mắc Covid-19 trong khi Nguyễn Văn Vĩ bị loại do không đảm bảo được phong độ.
Chiến lược gia người Hàn Quốc chỉ còn 2 hậu vệ trái là Lê Văn Xuân và Đỗ Thanh Thịnh. Tuy nhiên, họ khó lòng cạnh tranh được với Văn Thanh. Trong khi Văn Xuân là cầu thủ thuộc lứa U23 và còn thiếu kinh nghiệm thì Thanh Thịnh vẫn chưa có lần nào khoác áo tuyển Việt Nam.
Đến trước trận gặp Nhật Bản, HLV Park lại mất thêm một hậu vệ trái nữa. Văn Xuân bị lật cổ chân trong buổi tập sáng 25/3 và không thể cùng đồng đội thi đấu trận cuối cùng ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Đây là điều đáng tiếc với cá nhân Văn Xuân và cả tuyển Việt Nam. Thời điểm này, hậu vệ của CLB Hà Nội xứng đáng được trao cơ hội. Anh đã chơi ổn, tự tin trong trận gặp Australia trên sân khách và duy trì điều đó trong 15 phút có mặt trên sân Mỹ Đình tối 24/3.
Nhưng giờ đây, Văn Thanh vẫn sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của HLV Park ở trận gặp Nhật Bản. Cá nhân anh cũng phải nắm bắt cơ hội này. Bởi lẽ, khi các đồng đội ở tuyển Việt Nam trở lại sau chấn thương, anh đứng trước nguy cơ mất vị trí.
Bên cánh trái, Đoàn Văn Hậu và Nguyễn Phong Hồng Duy sẽ được ưu tiên. Trong khi đó, Hồ Tấn Tài đang làm tốt ở hành lang đối diện.
Nếu không cải thiện phong độ, ở giải đấu lớn tiếp theo của tuyển Việt Nam, Văn Thanh sẽ chỉ là một nhân tố dự bị.
Cổ động viên hy vọng Quang Hải ghi bàn vào lưới Nhật Bản 22h ngày 25/3, đội tuyển Việt Nam có mặt tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất thực hiện chuyến bay nối chuyến đến Nhật Bản, chuẩn bị cho trận đấu cuối cùng vòng loại thứ 3 World Cup.
Vô địch ĐNÁ, nhưng khoan mơ "miếng giữa làng", bởi thầy Park có phần... giống Hữu Thắng Rất nhiều sự kỳ vọng đang được đặt vào các cầu thủ U23 Việt Nam trở về từ Campuchia với chức vô địch Đông Nam Á. Nhưng sớm thôi, nó sẽ trở thành sự thất vọng. Chức vô địch "hạng hai"? Không khó để kể ra những cái tên mang theo sự kỳ vọng của người hâm mộ bóng đá Việt Nam rằng...