HLV Park Hang-seo: “Trong phòng thay đồ, biểu hiện của các cầu thủ không tốt”
Trả lời tờ Yonhap của Hàn Quốc ngay sau khi đạt cột mốc lịch sử cùng bóng đá Việt Nam, HLV Park Hang-seo trải lòng về chặng đường tiếp theo.
Ông cảm thấy thế nào khi cùng đội tuyển Việt Nam lọt vào đến vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á:
- Tôi rất vui, nhưng nó sẽ qua nhanh thôi, bởi khó khăn đang chực chờ chúng tôi phía trước. Những đối thủ của tôi và các học trò ở vòng đấu này sẽ mạnh hơn một bậc đấy.
Ông cảm thấy thế nào khi hay tin đội bóng của mình chính thức lấy vé?
- Lúc ấy là đầu hiệp 2, và tôi nhận được tin Australia đánh bại Jordan với tỷ số 1-0. Vậy là chúng tôi đoạt vé rồi. Từ lúc ấy tôi có thể tự tin ngồi xem các học trò của mình đá. Hiệp một họ gặp quá nhiều khó khăn, nhưng may mắn là hiệp hai ổn hơn dù chúng tôi thua.
Sau trận thắng Malaysia, các cầu thủ của tôi ăn mừng tưng bừng trong phòng thay quần áo. Nhưng lần này trong phòng thay đồ, biểu hiện của họ không tốt. Chúng tôi đã vào được vòng loại cuối, song lại thua trận cuối này.
Mục tiêu của ông và các học trò ở vòng loại cuối là gì?
- Tôi đã kịp trao đổi với các cầu thủ. Trình độ giữa vòng loại thứ hai và vòng loại cuối là cực kỳ lớn. Tôi trải qua rồi, tôi biết. Sẽ cực kỳ khó khăn. Chúng tôi sẽ lại phải nỗ lực thôi. Quan trọng nhất, đây sẽ là trải nghiệm cực kỳ quý báu với các cầu thủ khi được đối đầu với những đội bóng hàng đầu châu Á.
Ông có muốn được chung bảng với Hàn Quốc?
- Không, không! Đối đầu với Hàn Quốc là gánh nặng quá sức đối với tôi. Xét về mọi mặt, đội tuyển Việt Nam “không có cửa”. Dù sao nếu chung bảng, việc được thi đấu với Hàn Quốc sẽ là vinh dự của cả tôi lẫn các cầu thủ.
Trong cuộc họp báo sau trận, dường như ông đã bị hiểu lầm là sẽ từ chức HLV ĐTQG Việt Nam?
- À không, tôi chỉ nói rằng việc đưa đội tuyển Việt Nam đến vòng loại cuối cùng World Cup là mục tiêu và nhiệm vụ lớn nhất mà tôi có với bóng đá Việt Nam. Tôi muốn nói rằng tôi đã đạt được điều đó. Còn hợp đồng của tôi với VFF vẫn còn thời hạn cho đến đầu năm sau cơ mà, tôi tuyệt đối tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng.
Theo ông, bóng đá Việt Nam cần gì để phát triển thêm nữa?
- Chúng tôi cần nhiều chuyên gia dinh dưỡng hơn. Và tiền. Người Việt Nam yêu bóng đá, và kinh tế Việt Nam đang phát triển chóng mặt. Đấy sẽ là tiền đề cho bóng đá Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, bóng đá Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính phủ và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Văn Thanh: "Con quái vật" đã trở lại
Sau chiến thắng 4-0 của đội tuyển Việt Nam trước Indonesia, HLV Park Hang-seo đã thu được hai điều. 3 điểm cực kỳ quan trọng để củng cố ngôi đầu và sự trở lại của con quái vật Vũ Văn Thanh bên hành lang cánh phải.
nguồn: Next Media
Con quái vật là mỹ từ dùng để nói về màn trình diễn 5 sao của Văn Thanh, nhưng ít ai biết rằng cầu thủ đó đã phải trải qua quãng thời gian ác mộng với những chấn thương cả ở thể xác lẫn tinh thần. Để rồi sau một chặng đường dài và khó khăn, Thanh có thể vỗ ngực tự hào rằng anh đã không bỏ cuộc.
Có một Vũ Văn Thanh không từ bỏ
Hướng ngược gió càng hợp để bay, tôi không sợ ngàn vạn người ngăn cản, chỉ sợ chính bản thân mình đầu hàng!
Đúng vậy, Văn Thanh không và chưa bao giờ đầu hàng. Trước số phận nghiệt ngã của cuộc sống, trước chấn thương đứt dây chằng đầu gối quái ác với sự nghiệp của một cầu thủ. Anh vượt lên chính mình, vượt lên tất cả để thêm một lần nữa, chàng trai năm ấy chúng ta từng si mê lại khiến hàng vạn cổ động viên phải gào thét tên anh.
Cú ngoặt bóng bằng chân phải ở tốc độ cao cùng pha ra chân đầy quyết đoán của Văn Thanh xứng đáng được chấm điểm 10 về chất lượng. Một bàn thắng mà những giá trị của nó đã đủ để vượt qua ranh giới về đẳng cấp của dải đất hình chữ S.
Bàn thắng đó là sự khẳng định, là ngọn lửa của nhiệt huyết thắp lên một lần nữa trong trái tim của người con sinh ra ở mảnh đất Hải Dương. Ở bàn thắng đó người ta nhìn thấy sự quyết đoán của tuổi trẻ, sự tự tin của "Mbappe" Việt Nam và hơn hết là đẳng cấp đã được mài giũa suốt những năm tháng khó khăn của sự nghiệp.
Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Văn Thanh vốn trải đầy những chông gai và cay đắng. Nếu như Cristoforo Colombo giăng buồm băng qua đại dương với sự ủng hộ của những cơn gió, thì cuộc đời Văn Thanh là một chuỗi những ngày dài đầy giông tố. Sóng gió cuộc đời chưa bao giờ "cùng phe" với hậu vệ sinh năm 1996.
Anh lớn lên trong một gia đình "nghèo bền vững" của mảnh đất Hải Dương. Nhưng tạo hoá cảm thấy như thế là chưa đủ để thử thách Văn Thanh, anh ruột của Thanh gây tai nạn và gia đình phải bán nhà để bồi thường. Để rồi sau sự cố đấy, hậu vệ 25 tuổi cùng cha mẹ phải sống ở một túp lều tạm bợ còn thua cả một căn nhà cấp 4. Tất cả những điều đó đủ để giết chết đam mê chơi bóng của một cậu nhóc mới 7 tuổi, nhưng không phải là Văn Thanh!
Bóng đá đã đem đến cho Thanh cơ hội đổi đời, đổi nhà và thay đổi cả số phận của bản thân. Nhưng chấn thương đứt dây chằng vào năm 2018 đã kéo sụp sự nghiệp và cả cuộc sống của anh xuống tận đáy vực. Văn Thanh vừa vực dậy cả một gia đình, nhưng số phận một lần nữa "đốn ngã" hy vọng của anh xuống bằng việc quật ngã đôi chân của Thanh.
Và rồi năm 2020, Văn Thanh nhận cú sock có lẽ là lớn nhất đời người. Cha anh qua đời vì bạo bệnh, người cha vất vả nuôi nấng đã không thể chiến thắng được sinh lão bệnh tử, đã không thể kịp chứng kiến đứa con của mình chinh phục thêm nữa những danh hiệu vĩ đại đang chờ đón ở phía trước.
Vũ Văn thanh trải qua nỗi đau mất cha vào năm 2020
Những tổn thương về thể xác đã đau đớn nhưng tổn thương về tinh thần có lẽ còn đớn đau hơn với cuộc đời của chàng trai mới bước sang tuổi 25.
Để rồi sau tất cả, Văn Thanh đã vượt qua được nghịch cảnh éo le, cú vung chân quyết đoán trước Indonesia đã đá văng những khó khăn của cuộc đời bủa vây anh bấy lâu nay. Đó là một bàn thắng mà như chính Thanh nói, nó dành cho cha của anh.
Một Văn Thanh tưởng chừng đã bị lãng quên...
Trong lứa cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của Hoàng Anh Gia Lai, bản thân Văn Thanh cũng là người ít được chú ý hơn cả. Người ta nói về thiên tài Tuấn Anh, hào hoa nhưng dang dở. Nói về Công Phượng với ý chí đã được tôi luyện bởi cái nóng khắc nghiệt của miền Trung. Nói về một Xuân Trường lãng mạn, cổ điển nhưng vật lộn với bóng đá hiện đại. Và người ta nói về Văn Toàn như lá cờ đầu cho sự trưởng thành của lò đào tạo HAGL JMG.
Thế nhưng người ta quên mất sự tồn tại của Vũ Văn Thanh, người đầu tiên được đá chính tại đội một HAGL, người đầu tiên được triệu tập lên đội tuyển quốc gia trong thế hệ vàng son mà bầu Đức là người đặt những viên gạch đầu tiên.
Và mặc dù pha ăn mừng có thể coi là biểu tượng hồi sinh của bóng đá Việt Nam trong loạt sút luân lưu với U23 Qatar gọi tên Văn Thanh. Thì người ta cũng sớm quên mất anh vào cái ngày mà Việt Nam đăng quang chức vô địch AFF Cup 2018 và huy chương vàng Seagame đầu tiên trong lịch sử.
Bởi ở chiến tích lẫy lừng đó của đội tuyển Việt Nam, Văn Thanh cô độc, lủi thủi một mình ở Hàn Quốc, vật lộn với chấn thương dây chằng tưởng chừng đã cướp đi sự nghiệp chỉ vừa chớm nở.
Thế nhưng ở nơi hội tụ hào khí địa linh nhân kiệt tại Hải Dương, tứ trấn phía đông kinh thành Thăng Long, có một người con họ Vũ. Vượt lên số phận, vượt lên sự khắc nghiệt của tạo hoá để rồi vụt sáng và khắc tên mình vào lịch sử của bóng đá Việt Nam.
"Bạn sinh ra đã là một sự khác biệt, đừng chết đi như một bản sao". Văn Thanh là duy nhất, là người không phổi, là của hiếm của bóng đá Việt Nam.
Đến con quái vật ở hành lang cánh phải của đội tuyển Việt Nam
Với tất cả các đội bóng vận hành sơ đồ 3 trung vệ trên thế giới, thì vai trò của 2 hậu viên biên là tối quan trọng tới sự thành bại của chiến thuật này và dĩ nhiên tuyển Việt Nam của Park Hang-seo cũng không ngoại lệ.
Ở hành lang cánh trái, chúng ta có một Văn Hậu thừa xuất sắc để trở thành một con thoi công thủ toàn diện, thì hành lang cánh phải luôn là vị trí mà ông Park phải suy nghĩ nhiều nhất. Tổng cộng ông thầy người Hàn Quốc đã triệu tập 9 cầu thủ chơi ở vị trí này kể từ khi lên nắm quyền. Trong đó có 6 người đã từng được thử nghiệm đá chính.
Văn Thanh dĩ nhiên cũng là một ứng viên sáng giá đảm nhận trọng trách khó khăn mà Park Hang-seo đặt ra. Đáng lẽ mọi thứ đã rất ổn cho đến khi Văn Thanh gục ngã trong trận đấu với câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh sau một quãng thời gian dài phải cày ải tại V.League. Chấn thương dây chằng của Thanh đã khiến thầy Park buộc phải sử dụng một Trọng Hoàng tuy máu lửa những đã lớn tuổi.
Với sự trở lại của Thanh cùng phong độ cao như hiện nay, ông Park bỗng nhiên có một cơn đau đầu dễ chịu với vị trí hậu vệ phải. Khi những Trọng Hoàng, Hồ Tấn Tài và chính Văn Thanh đều đủ khả năng để đảm nhận vai trò này.
Sự trở lại đáng mong chờ của Vũ Văn Thanh
Nhưng hơn hết, Văn Thanh xứng đáng là đáp án cho bài toán ông Park tìm kiếm bấy lâu nay. Bởi anh đang ở độ chín của sự nghiệp, cộng với thể lực vô tận và khả năng phối hợp ăn ý với những đồng đội tại HAGL, những nhân tố chính đang tạo nên thành công của đội tuyển Việt Nam.
Không những thế Văn Thanh còn là chuyên gia chơi phản công tại V.League, hợp với Văn Toàn tạo thành cơn lốc màu trắng bên hành lang phải của đội bóng phố núi. Gia tốc của Thanh trong những tình huống hồi mã thương là điều mà ngay cả Kiatisuk cũng thèm muốn sở hữu khi dẫn dắt đội tuyển Thái Lan trước đây.
Rũ bỏ hết những âm thầm và lặng lẽ, những cô đơn và tủi nhục, rũ bỏ thân phận làm kép phụ. Sau những cố gắng bền bỉ và trưởng thành vượt bậc, cuối cùng Vũ Văn Thanh con quái vật đã trở lại bên hành lang cánh phải của đội tuyển Việt Nam.
Báo Trung Quốc ngỡ ngàng: "Bóng đá Việt Nam đã lập kỳ tích sau 59 năm" Tờ báo Trung Quốc vừa nhắc tới một con số vô cùng đáng nhớ của bóng đá Việt Nam sau khi thầy trò HLV Park Hang-seo "đè bẹp" tuyển Indonesia. Một lần nữa truyền thông Trung Quốc lại phải sửng sốt trước chiến thắng ấn tượng của tuyển Việt Nam. Sáng 8/6, tờ Sohu đăng tải bài viết có tiêu đề: "4-0! Đông...