HLV Park Hang-seo đã tìm ra ‘công thức thành công mới’ cho tuyển Việt Nam?
Trước khi chiến lược gia Park Hang-seo đến cầm quân (9/2017), bóng đá Việt từng đoạt AFF Cup 2008, từng 5 lần về nhì SEA Games (1995 Chiềng Mai- Thái Lan, 1999 Brunei, 2003 Hà Nội, 2005 Balcolod-Philipine, 2009 Vientian-Lào).
Và sau đó là một giai đoạn tụt dốc không phanh với những thất bại trên các mặt trận của cả thầy nội lẫn thầy ngoại.
Cũng trước khi ông Park đến Việt Nam, lứa U19 HAGL của những Công Phượng-Tuấn Anh-Xuân Trường từ năm 2013-2014 đã bắt đầu nổi lên như một hiện tượng mới mẻ, thu hút sự quan tâm của cả khu vực. Đó là một lứa cầu thủ được đào tạo bài bản, khoa học, có kỹ thuật tốt, lối chơi tấn công đẹp mắt, tạo cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng cho bước đi lên của bóng đá Việt.
Chiến thắng 3-1 trước Trung Quốc mang về cho tuyển Việt Nam điểm số đầu tiên tại vòng loại thứ ba World Cup đồng thời báo hiệu làn gió đổi thay mát lành. Ảnh tư liệu: Việt Linh
Hơn ai hết, HLV Park Hang-seo vô cùng yêu quý, tin cậy ở lứa cầu thủ này cũng như ông bầu của họ là ông Đoàn Nguyên Đức về cả năng lực chuyên môn cũng như những công việc liên quan khác. Nhưng cũng chính ông Park Hang-seo dễ dàng nhận ra gót chân Asin của các cầu thủ HAGL là khả năng va chạm kém, phòng ngự không tốt, chỉ giỏi tấn công trung lộ và không ai có bản năng sát thủ hay là một trung phong đúng nghĩa…
Vì vậy, khi xây dựng đội hình cho U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 tại Thường Châu, ngoài “nòng cốt” HAGL, có mặt các cầu thủ xuất sắc của Hà Nội FC, SLNA ở hàng phòng ngự như Đình Trọng, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, tuyến giữa vắng Tuấn Anh thì đã có Quang Hải, Đức Huy, tuyến trên bên cạnh Công Phượng có Đức Chinh, Văn Đức hỗ trợ và bùng nổ…
Tương tự, khi xây dựng bộ khung cho ĐT Việt Nam từ đó về sau để tham gia giải châu lục hay AFF Cup, vòng loại World Cup, dễ thấy khi triệu tập danh sách ban đầu, HAGL là CLB luôn được gọi đông nhất nhưng đến khi gút danh sách, đăng ký thi đấu lại là câu chuyện khác. Thậm chí khi HAGL bỏ qua thời kỳ “cả tuổi thanh xuân chỉ lo trụ hạng” để thi đấu cực tốt tại V. League 2021 (thắng 10/12 trận) và vẫn có quân số đông ăn cơm tuyển thì theo thời gian và thực tế trên sân, những non yếu cố hữu của họ tiếp tục bộc lộ và năng lực đến đây gần như đạt tới ngưỡng không thể vượt qua.
Video đang HOT
Đội tuyển Việt Nam đã có chiến thắng lịch sử trước Trung Quốc trong ngày đầu năm mới. Ảnh tư liệu: Như Ý
Sau khi giúp bóng đá Việt lặp lại thành tích vô địch AFF Cup 2018, HCV SEA Games lần đầu tiên 2019 và lọt đến vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á, ông Park Hang-seo bắt đầu nếm trải chuỗi 7 trận không thắng của ĐT Việt Nam trước các đối thủ hàng đầu châu lục và cố gắng tìm lại mình ở AFF Cup 2021 nhưng tiếp tục không thành công.
Điểm nhấn của câu chuyện không thành công đó là trận bán kết lượt đi gặp kình địch Thái Lan, ông Park Hang-seo tung vào sân 6 cầu thủ HAGL và nhận lấy kết quả cay nghiệt: thua trắng 2 bàn. Đến trận lượt về, ông Park thay đổi lực lượng và tạo được thế trận rất tốt ở hiệp 1. Nhưng từ đầu hiệp 2, ông Park Hang-seo lại lần lượt tung các nhân tố HAGL vào sân và kết cục là lần đầu tiên ông thầy phải làm điều cực chẳng đã phê phán đích danh học trò trước dư luận, rồi tự vấn “tôi không ngốc…”.
Để rồi ai cũng biết trong trận đấu quan trọng bậc nhất của ông thầy người Hàn Quốc và ĐT Việt Nam để lấy lại danh dự là trận đấu gặp ĐT Trung Quốc trên sân Mỹ Đình, đội hình xuất phát chỉ có duy nhất một cái tên từ HAGL là hậu vệ trái Hồng Duy. ĐT Việt Nam với sự trở lại đầy hùng dũng của Hùng Dũng, sự ăn ý và đẳng cấp của bộ ba Quang Hải- Hoàng Đức-Hùng Dũng, ngòi nổ mới mẻ và đẳng cấp Tuấn Hải, sự trở lại không thể ngọt ngào hơn của Văn Đức, Tiến Linh… đã là “công thức thành công mới” của ông Park Hang-seo trong thời kỳ mới.
Niềm vui của tuyển Việt Nam khi ghi bàn thắng vào tuyển Trung Quốc. Ảnh tư liệu: Hải Hoàng
Dù không ai nói ra thành lời, ông Park Hang-seo tất nhiên cũng không bao giờ nói, nhưng tất cả đều hiểu rằng, thời rực rỡ, hoàng kim của một số ngôi sao bóng đá Việt đã dần đi qua, nhường chỗ cho những nhân tố mới, khát vọng mới vốn không bao giờ thiếu trong làng bóng đá Việt. Tất nhiên, nếu vượt qua được giai đoạn khó khăn, chấp nhận làm lại từ V. League 2022, nhiều nhân tố cũ sẽ tiếp tục được tin dùng ở mọi cấp độ khác nhau trong sự cạnh tranh quyết liệt ở từng vị trí, từng trận chiến sắp tới.
Vấn đề là ông Park Hang-seo có đủ trải nghiệm sau mỗi thắng bại của đội tuyển, biết rõ mạnh yếu của từng tuyển thủ, biết cách ứng xử trọn vẹn mọi mối quan hệ riêng chung vì bóng đá Việt, để mạnh dạn áp dụng “công thức thành công mới” vì bước vươn tầm đầy gian khó ở phía trước, mà tuyệt đối không phải lấn cấn, băn khoăn vì bất cứ điều gì?.
U23 Việt Nam có dễ 'vượt ải' Myanmar?
Câu chuyện của U23 Việt Nam hiện nay tập trung vào...U23 Myanmar khi lịch sử đối đầu đang nghiêng về phía đối thủ và mỗi khi gặp họ ở các giải đấu chính thức, U23 Việt Nam thường gặp khó, kể cả lần này.
Trước SEA Games 2015, khi đá giao hữu trên sân Mỹ Đình, U23 Việt Nam tung hết binh lực để thắng dễ một đội bóng giấu bài và sức mạnh thật sự của họ chỉ được tung ra ở trận đấu chính thức ít lâu sau đó. Kết quả là U23 Việt Nam lấm lưng, trắng bụng và rời giải. Chưa kể sau đó tại AFF Cup 2018, ĐT Việt Nam dưới tay ông Park cũng chỉ cầm hòa đội tuyển Myanmar...
U23 Việt Nam đã có màn trình diễn chưa thuyết phục trước U23 Đài Loan. Ảnh: AFC
Rõ ràng, dù ĐT Việt Nam và U23 Việt Nam gần đây đạt được nhiều kết quả ở khu vực và châu lục thì mỗi lần gặp Myanmar là một lần đáng nói và đáng nhớ. Với lứa U23 lần này, khả năng gặp "rắc rối" với U23 Myanmar càng dễ xảy ra hơn khi chúng ta không hiểu đối thủ, không được cọ xát nhiều và trận gặp họ lại là trận then chốt, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra với bóng đá trẻ?
Trong quá khứ, bóng đá Myanmar có những lò đào tạo tốt, có HLV và chuyên gia nước ngoài, cầu thủ các thế hệ của họ dồi dào thể lực, sẵn sàng chơi rắn và đặc biệt họ khá già rơ, thăng hoa mỗi khi thi đấu với cầu thủ Việt Nam. Lứa cầu thủ U23 Việt Nam lần này, số đông là sản phẩm của lò đào tạo Hà Nội FC và Viettel, không xuất sắc về kỹ thuật như lò HAGL, cũng không rắn như lò SLNA mà khá hài hòa giữa thể lực, thể hình và kỹ chiến thuật. Một số cầu thủ trẻ của lò Hà Nội FC được thi đấu, tập huấn nước ngoài khá nhiều, nhưng số còn lại thì rất hạn chế bởi chỉ thi đấu giải trẻ trong nước, giải hạng Nhất và số ít ở V. League.
Điều mừng nhất từ lứa U23 là thể hình không thua kém đối thủ trong khu vực, thể lực dưới thời ông Park được nâng cao rõ rệt, nhưng tính đột biến trong lối chơi chưa thể bì được với các lứa trước hồi Thường Châu hay hồi SEA Games 2019. Chưa kể với một đối thủ dưới tầm như U23 Đài Bắc Trung Hoa mà phải đến hơn 80 phút với đủ bài vở mới hạ gục được đối thủ thì không lo ngại mới là lạ?
Hậu vệ, tiền vệ luôn chuyền sai, đang tấn công không kịp phòng ngự thì ai cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra, nếu đối thủ là U23 Myanmar chẳng hạn? Vì thế, những cầu thủ được tin tưởng trước khi vòng loại diễn ra như Quang Vinh, Xuân Quyết, thậm chí Hữu Thắng sẽ phải có nhiều cố gắng, quyết tâm cao hơn, nếu muốn thể hiện đúng và tốt năng lực thực sự của mình. Với việc thử kêu, bắn tịt như Xuân Tú chẳng hạn, ông Park hẳn sẽ phải đau đầu với bài toán tấn công, khi đối thủ không khó để bắt bài U23 Việt Nam.
Cũng khá đáng lo là các bài tẩy trong tay ông Park sau trận đấu nhọc nhằn, tung hết sức đầu tiên với U23 Đài Bắc Trung Hoa, thực ra không còn nhiều? Bởi vậy, hy vọng trong tình thế đối đầu, không còn gì để mất, mọi tiềm năng của cầu thủ sẽ có dịp phát lộ.
Với chiến thắng sát nút 1-0 vừa qua, "cửa về nhì" khi tính hiệu số bàn thắng bại của U23 Việt Nam sẽ thấp và không nhiều lợi thế, vì vậy chỉ có cửa thắng U23 Myanmar mới "sáng nước" nhất để lọt thẳng vào vòng chung kết. Đó lại là con đường khó, thậm chí rất khó nếu U23 Việt Nam không vượt nổi một đối thủ khó nhằn trong khu vực, dù đó không phải là Thái Lan, Malaysia hay Indonesia mà lại là Myanmar?
Bóng đá Việt đang đi đúng hướng, không hy vọng ở ĐT Việt Nam lọt vào World Cup 2022 mà là hy vọng cho kỳ World Cup tới, 2026 khi số đội tham gia nâng lên từ 32 lên 48 đội? Trọng trách đặt lên vai chính lứa cầu thủ U23 hiện nay nên việc họ thi đấu như thế nào ở vòng loại bảng I này, cao hơn là ở VCK sắp tới sẽ là câu trả lời chính xác nhất?
Nếu nhìn vào kết quả trận đầu tiên, sự lo ngại bắt đầu lộ ra? Không thể nói ông Park đang giấu bài trước đối thủ khó nhằn? Cũng không thể đổ hết cho yếu tố tâm lý, mặt sân hay một khó khăn khách quan nào đó?
Thành công hôm qua là thuận lợi cho hôm nay, nhưng không chỉ có thế, điều đó cũng trực tiếp tạo khó khăn cho chính mình khi đối thủ không bất ngờ nữa, không bị động nữa và đã có thời gian để đọc hết mọi bài vở của "phù thủy" Park?
Điều đó đòi hỏi ông Park phải liên tục làm mới mình, làm mới lực lượng? Nhưng liệu ông có làm tốt không, có đủ thời gian vật chất không thì không ai có thể trả lời, ngoài thực tế sân cỏ?
Nhiều người lo cho U23 Việt Nam là vì thế?
Báo Trung Quốc kinh ngạc vì cầu thủ Việt Nam từng gãy chân chạy như máy Tờ PP Sport của Trung Quốc bày tỏ sự nể phục với màn trình diễn của tiền vệ Đỗ Hùng Dũng khi anh trở lại sau chấn thương nặng. Hôm 1/2, đội tuyển Việt Nam đã có trận thắng thuyết phục 3-1 trước Trung Quốc. Đáng chú ý, tiền vệ Đỗ Hùng Dũng đã có màn trình xuất sắc và góp công lớn...