HLV Park Hang Seo chấm 2 trận cầu để bổ sung cầu thủ cho ĐTQG
Cuối tuần này, HLV Park Hang Seo và các đồng sự tiếp tục đi theo dõi các trận đấu ở vòng 3 V-League.
Cuối tuần này bóng đá Việt Nam sôi động với các trận đấu ở vòng 3 V-League, trong đó tâm điểm là 2 cặp đấu Hải Phòng với TP HCM và Hà Nội với HAGL.
Ông Park cũng lựa chọn 2 cặp này trong chuyến trinh sát của mình. Cụ thể ông sẽ đến xem trận Hải Phòng ngày 5/6, sau đó trở lại Hà Nội để dự khán cuộc thư hùng tại Hàng Đẫy.
Những đội bóng này đều sở hữu rất nhiều tuyển thủ quốc gia nên ông Park không thể bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này. Đặc biệt ở cuộc chạm trán Hà Nội và HAGL, hai đội này gần như chiếm đa số các cầu thủ đá chính trên tuyển như Tuấn Anh, Văn Thanh, Văn Toàn, Quang Hải, Hùng Dũng, Đức Huy,…
Tháng 10 tới, ĐT Việt Nam sẽ đá trận đấu quan trọng ở VL World Cup với Malaysia. Vị trí hậu vệ phải và trung vệ đang là lỗ hổng. Những Văn Kiên, Văn Thanh, Thành Chung,… sẽ có cơ hội thể hiện mình.
Còn ở cặp đấu giữa TP HCM và Hải Phòng, Văn Thuận, Hoàng Thịnh hay Adriano Schmidt cũng là đích ngắm của chiến lược gia người Hàn Quốc.
Nỗi lo lắng lớn nhất của ông Park bây giờ là vị trí tiền đạo. Tuy nhiên rất khó để tìm kiếm nhân tố mới khi hầu hết các đội đều chọn ngoại binh chơi ở vị trí này. Cả Hà Nội, HAGL, TP HCM và Hải Phòng đều không có một trung phong nội nào.
Toshiya Miura: Kẻ lạc thời đáng quý của bóng đá Việt Nam
Nhiệm kỳ ngắn ngủi của HLV Toshiya Miura để lại vô số tranh cãi, rằng ông là người thành công hay kẻ lạc thời giữa dòng chảy bất tận của bóng đá Việt Nam.
HLV Toshiya Miura có hơn 2 năm nắm quyền ở Việt Nam, quãng thời gian chỉ kém Henrique Calisto và Park Hang Seo. Trên phương tiện thành tích, HLV Miura cũng chỉ đứng dưới 2 chiến lược gia này cùng HLV Alfred Riedl, đồng thời trội hơn những chiến lược gia còn lại trong lịch sử.
Dù vậy, khác với Riedl, Calisto hay Park Hang Seo, Miura vẫn là cái tên đầy tranh cãi và tạo ra hai phân cực yêu - ghét rõ ràng. Tại sao?
Video đang HOT
HLV Toshiya Miura.
Dấu ấn thành tích
Sự có mặt của HLV Miura là kết quả của mối quan hệ giữa VFF và bóng đá Nhật Bản. Miura nắm tuyển nam Việt Nam. 2 năm sau đến lượt HLV đến từ xứ mặt trời mọc khác là Norimatsu Takashi dẫn dắt đội nữ Việt Nam. Sự có mặt của HLV Miura khiến ông giống như "người được giới thiệu" hơn là "người được chọn".
Trong cuộc khảo sát được một tờ báo uy tín thực hiện, chỉ có khoảng 30% khán giả tin rằng HLV Miura sẽ thành công. Ngoài việc lý lịch kém hấp dẫn và không phải ưu tiên số 1, yếu tố khiến Miura ít được tin tưởng phần lớn nằm ở bối cảnh bóng đá Việt Nam khi ấy.
Thất bại của HLV Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc, với việc bị loại ở vòng bảng AFF Cup 2012 và SEA Games 2013, khiến người hâm mộ chán nản. Nếu nỗi đau AFF Cup cho thấy hiện tại u ám, cú sốc ở SEA Games vẽ nên tương lai mù mịt.
Tiếp quản tập thể "chạm đáy", nhưng gần một năm sau, HLV Miura đưa tuyển Việt Nam lọt vào bán kết AFF Cup. Công Vinh cùng đồng đội chơi giải đấu gần như hoàn hảo khi bất bại ở vòng bảng và thắng Malaysia ở trận lượt đi. Dù thua 2-4 ở trận lượt về với những sai lầm khó hiểu, màn trình diễn của tuyển Việt Nam vẫn tốt hơn nhiều so với trước đó.
Tuyển Việt Nam của Miura có không ít trận đấu hay.
SEA Games 2015, Miura giúp U23 Việt Nam vào bán kết. Dẫu một lần nữa, sai lầm cá nhân với pha chạm tay ngớ ngẩn của Ngọc Thắng hay một loạt cơ hội bị hàng công bỏ lỡ khiến đội thua 1-2 trước Myanmar, nhưng màn hủy diệt U23 Indonesia ở trận tranh hạng ba cũng giúp HLV Miura có tấm huy chương đầu tiên ở Việt Nam.
Xen kẽ hai thành tích nổi trội nói trên là chiến thắng gây sốc với tỷ số 4-1 ở ASIAD trước Olympic Iran - đội bóng từng 4 lần vô địch châu lục. Với những Hồng Quân, Phi Sơn, Huy Hùng, Huy Toàn, Hoàng Thịnh,... trong tay, HLV Miura đã xua quân tấn công nghẹt thở, khiến đội trẻ của một trong những nền bóng đá hùng mạnh nhất châu Á phải hoảng sợ.
HLV Miura cũng giúp đội U23 lần đầu dự vòng chung kết châu Á. Xét về thành tích, HLV Miura đã thành công, giúp bóng đá Việt Nam có giai đoạn chuyển giao suôn sẻ giữa đêm tối và bình minh.
Nỗi đau của "người lạc thời"
Trớ trêu với HLV Miura khi ông đến Việt Nam đúng thời điểm đa số người hâm mộ quay lưng với đội tuyển quốc gia, đồng thời U19 Việt Nam nở rộ như hoa trái mùa. Khán giả trở lại sân bóng, nhưng là để xem Công Phượng, Xuân Trường biểu diễn. Trận ra mắt của Miura vào năm 2013 chỉ chứng kiến một nửa sân Thống Nhất có người ngồi.
Tất nhiên, vấn đề của Miura không phải là ít được quan tâm. Các đội tuyển Việt Nam, từ trẻ đến lớn, thường chỉ đá hay khi không được đoái hoài. Thành công vang dội của Olympic Việt Nam là một minh chứng. Các cầu thủ đã chạm đến sự tự ái khi lứa đàn em chiếm sức hút và đá cho Iran một trận "ra trò".
Nỗi đau của Miura là tư tưởng có phần cực đoan của giới mộ điệu. Màn trình diễn của lứa U19 khiến khán giả tin rằng lối đá ngắn, nhỏ, nhuyễn mới là "chân ái" của cầu thủ Việt Nam.
Thành công của U19 Việt Nam cùng thời điểm tạo áp lực cho Miura.
Điều đó có thể đúng với bóng đá trẻ, khi các cầu thủ còn ngây ngô, ý thức chiến thuật và sự ranh mãnh chưa cao. Điều đó cũng đúng với U19 Việt Nam, với đại đa số là các cầu thủ trưởng thành từ học viện HAGL Arsenal-JMG có tới 12 năm ăn tập cùng nhau trên đỉnh Hàm Rồng và "nhắm mắt" cũng tìm thấy nhau trên sân.
Song, đội tuyển quốc gia, nơi các tuyển thủ cả năm trời gặp nhau vài lần, hiển nhiên không thể chơi theo "khuôn mẫu" ấy. HLV Miura muốn cầu thủ ưu tiên phòng ngự, đá bóng dài, tạt bổng và sử dụng các đường chuyền vượt tuyến theo chiều dọc.
Cách chơi này kém hấp dẫn, khiến các đội bóng của Miura dần đóng vai phản diện. Sức ép từ bầu Đức và người hâm mộ khiến hợp đồng của Miura không được gia hạn sau vòng chung kết U23 châu Á 2016, giải đấu mà U23 Việt Nam nằm bảng khó với U23 Jordan, U23 UAE và U23 Australia.
Thực tế U19 Việt Nam dưới thời HLV Hoàng Anh Tuấn và U23 Việt Nam của HLV Park Hang Seo cho thấy chính lối đá rình rập, phản công nhanh mới giúp bóng đá Việt Nam thăng hoa. Cả hai tập thể này chỉ được ghi nhận khi "bóng đá đẹp" có lẽ không còn chỗ đứng với thất bại của HAGL ở V-League, U19 Việt Nam ở giải châu Á 2015 hay U22 Việt Nam ở SEA Games 2017.
Tư tưởng của người hâm mộ khi ấy mới thoải mái hơn, sẵn sàng tiếp nhận mọi trường phái, miễn mang lại hiệu quả, bởi đúng như HLV Park Hang Seo từng nói: " CĐV Việt Nam thích bóng đá, nhưng phải là bóng đá thắng".
Miura không tạo được cho tuyển Việt Nam lối đá hấp dẫn.
Cái được và mất của Miura
3 bàn thắng của U23 Việt Nam vào lưới U23 Iraq, cú vô lê của Anh Đức ở chung kết lượt về AFF Cup 2018, bàn thắng đẹp mắt của Công Phượng trước Jordan ở Asian Cup 2019 có điểm chung gì? Chúng đều giúp bóng đá Việt Nam gặt hái kỳ tích, và đều được thực hiện từ những tình huống bóng bổng hoặc căng ngang từ biên.
Bóng đá Việt Nam có thể thành công nhờ bóng bổng và chinh phục vinh quang nhờ những cầu thủ cao lớn, lực lưỡng, những điều Miura từng bị chối bỏ. Người ta có thể thích thú khi U22 Việt Nam của Park Hang Seo 12 lần tìm thấy mành lưới đối thủ ở SEA Games 30 nhờ bóng bổng, nhưng lại "oán giận" Miura vì để đội tuyển... tạt quá nhiều.
Nhưng bỏ qua tất cả bất công hay rào cản về tư duy bóng đá, HLV Miura đã để lại bài học lớn cho bóng đá Việt Nam về thể lực. Ông không phải người đầu tiên, cũng không phải người duy nhất nhận thức tầm quan trọng của thể lực, song Miura là người làm quyết liệt nhất để thay đổi hệ tư tưởng của những cầu thủ quen với lối mòn ở CLB.
Những bài tập rất nặng của Miura trong 2 năm không chỉ đổi lấy màn pressing "kinh hoàng" trước Iran hay trận hòa trên cơ Iraq ở vòng loại World Cup, mà nó còn kiến tạo nền tảng cho con đường khai phóng thể lực của các lứa cầu thủ sau này, để hiểu rằng không có lối chơi nào hiệu quả nếu cầu thủ còn không có sức chạy.
Duy Mạnh là niềm tự hào của HLV Miura. (Ảnh: Hồng Nam)
Do dành phần lớn thời lượng buổi tập để "nhồi" thể lực từ đầu cho các cầu thủ, nên Miura không có thời gian xây dựng lối đá. Ông buộc phải sử dụng cách chơi trực diện, mang lại thành quả ngắn hạn để đảm bảo những điều khoản đã ký với VFF. Sự cực đoan, thiếu linh hoạt trong các điều chỉnh nhân sự cũng là điểm yếu của HLV Nhật Bản.
Mặt trái của lựa chọn này là nhiều "trò cưng" của Miura sau đó không đạt được bước tiến trong sự nghiệp như Hữu Dũng, Tiến Thành, Ngọc Thắng hay Thanh Hiền. Trở lại Việt Nam vào năm 2018, Miura cũng không giúp CLB TPHCM của trò cũ Công Vinh đứng ở nửa trên bảng xếp hạng V-League, bỏ qua thời cơ khẳng định lại giá trị.
Dù vậy, có được và mất, có nỗ lực và khiếm khuyết, có thành tích và thất bại, nhưng trên tất cả, Miura vẫn là một "HLV tử tế" như lời nhận xét của học trò và tận tâm với công việc.
Bước tiến của cựu HLV Consadole Sapporo dù mới ở mức lưng chừng, nhưng với giai đoạn chuyển giao hỗn mang của bóng đá Việt Nam, đó cũng là quả ngọt đáng ghi nhận, giúp ông trở thành một trong những chuyên gia ngoại thành công nhất bóng đá Việt Nam từng sở hữu.
"HLV Miura có sự bài bản, làm việc nghiêm túc, trách nhiệm. Thực tế là ông giúp bóng đá Việt Nam có những trận để đời. Không thể nào không giỏi mà lại làm được như thế. Ông có khả năng, biết cách thúc đẩy cầu thủ Việt Nam sống và sinh hoạt chuyên nghiệp hơn, chú trọng thể chất.
Nhưng dường như HLV Miura chưa hợp với thực tế ở Việt Nam. Mà không chỉ với bóng đá mình đâu, ông cũng hơi lạc hậu so với dòng chảy thế giới. HLV Miura muốn tạo phong cách riêng, song lại thiếu sự gần gũi. Bóng đá Việt Nam không giống ai, chưa có sự chuẩn mực nên HLV cần phải lanh lẹ và thích nghi tốt. Miura thiếu điều ấy", BLV Quang Huy nhận định.
HỒNG NAM
Công Phượng cùng CLB TPHCM bớt một mối lo Công Phượng đang lấy lại phong độ cao trong màu áo TP.HCM sẽ không phải gồng mình thi đấu liên tục nếu mùa giải 2020 sớm trở lại tới đây vì Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã quyết định hoãn giải vô địch CLB khu vực (ACC Cup) đến tận năm tới. Chủ tịch CLB TP.HCM Nguyễn Hữu Thắng cho...