HLV nhận lương cao thứ 2 Đông Nam Á thách thức thầy Park; Tuyển Việt Nam chốt lịch đấu giao hữu
HLV nhận lương cao thứ 2 Đông Nam Á lớn tiếng thách thức thầy Park; Nóng: Cavani chính thức gia hạn hợp đồng với MU; Tuyển Việt Nam chốt lịch đấu giao hữu trước vòng loại World Cup 2022… là những tin tức thể thao đáng chú ý trong 24h qua.
HLV nhận lương cao thứ 2 Đông Nam Á thách thức thầy Park
HLV Shin Tae-yong của tuyển Indonesia tuyên bố, ông muốn đánh bại cả Việt Nam, Thái Lan và UAE.
Trong một chia sẻ mới đây trên tờ Bola, ông Shin nhấn mạnh mục tiêu của Indonesia là giành chiến thắng trong cả ba trận đấu còn lại gặp Việt Nam, UAE và Thái Lan. “Tôi muốn các cầu thủ tập trung vào các trận đấu sắp tới ở vòng loại World Cup 2022. Chắc chắn mục tiêu của toàn đội sẽ là giành chiến thắng ở cả 3 trận đấu còn lại. Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để bóng đá Indonesia có hi vọng trong tương lai”, nhà cầm quân nhận lương cao thứ 2 Đông Nam Á hạ quyết tâm.
HLV Shin Tae-young muốn cùng Indonesia tạo bất ngờ.
Thực tế, đây không phải lần đầu ông Shin lên giây cót tinh thần cho các học trò như vậy. Người hâm mộ xứ vạn đảo cũng rất kỳ vọng vị thuyền trưởng từng dẫn dắt Hàn Quốc đánh bại tuyển Đức tại World Cup 2018 sẽ giúp Indonesia thay da đổi thịt. Dẫu sao, cho tới lúc này, với HLV Shin Tae-yong, Indonesia vẫn là một ẩn số đáng chờ đợi ở loạt trận tiếp theo tại bảng G.
Đặc biệt, màn so tài giữa ông Shin vàHLV Park Hang-seohứa hẹn sẽ thu hút được sự quan tâm lớn của truyền thông Hàn Quốc.
Tuyển Việt Nam chốt lịch đấu giao hữu trước vòng loại World Cup 2022
Đội tuyển Việt Nam sẽ đấu tập với Jordan tại UAE trước loạt trận bảng G Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Jordan là “quân xanh” của đội tuyển Việt Nam trước khi thầy trò HLV Park Hang-seo bước vào chiến dịch 3 trận cuối bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Trận giao hữu này là một buổi đấu tập kín, diễn ra vào ngày 31/5 tại UAE.
Đội tuyển Việt Nam và Jordan từng gặp nhau ở vòng 1/8 Asian Cup 2019. Sau khi hòa đối thủ này với tỉ số 1-1 nhờ bàn gỡ hòa của Công Phượng, các học trò của HLV Park Hang-seo giành chiến thắng ở loạt luân lưu để giành quyền vào tứ kết giải đấu.
Đội tuyển Việt Nam từng đánh bại Jordan ở Asian Cup 2019.
Tại bảng G, đội tuyển Việt Nam đang đứng đầu với 11 điểm, hơn đội nhì bảng Malaysia 2 điểm. HLV Park Hang-seo và các học trò sẽ lần lượt chạm trán Indonesia, Malaysia và UAE trong 3 trận đấu còn lại, với mục tiêu giành ít nhất 6 điểm.
Đội tuyển Việt Nam đang tập trung tại trung tâm bóng đá trẻ VFF. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn đội chỉ tập luyện ở Hà Nội thay vì di chuyển vào Quy Nhơn như kế hoạch ban đầu. Thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ lên đường sang UAE vào ngày 26/5.
Video đang HOT
Nóng: Cavani chính thức gia hạn hợp đồng với MU
Đêm qua (10/5), truyền thông nước Anh đưa tin Edinson Cavani đã chính thức đặt bút ký gia hạn hợp đồng thêm một năm vớiManchester United.
Thông tin chi tiết sẽ được đội chủ sân Old Trafford công bố trước trận đấu với Leicester City. Trận đấu giữa MU và Leicester City ở vòng 36 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 0h ngày 12/5 trên sân Old Trafford.
Solskjaer đã thuyết phục Cavani ở lại thành công. Ảnh: PA
Điều này đồng nghĩa, thông tin và hình ảnh Cavani đặt bút ký vào bản hợp đồng gia hạn với MU sẽ có trong ít giờ tới.
Trang mạng xã hội Twitter chính thức của MU cũng xác nhận Cavani ở lại “thêm 1 năm nữa”. Theo The Sun (Anh), mức lương của Cavani là 250.000 bảng Anh/tuần, cao hơn 50.000 bảng Anh/tuần so với bản hợp đồng trước.
Cavani, 34 tuổi đang có phong độ rất cao trong màu áo MU. Tiền đạo người Uruguay đã ghi 8 bàn thắng trong 7 trận gần nhất cho MU.
Đại diện Premier League cuối cùng xuống hạng
Rạng sáng 11/5, Fulham thua Burnley 0-2 ở trận đấu muộn nhất vòng 35 Premier League.
Trận thua trên sân nhà khiến Fulham trở thành CLB tiếp theo, sau Sheffield Utd và West Brom phải xuống chơi ở Championship mùa giải 2021/22. Khoảng cách giữa thầy trò HLV Scott Parker với vị trí an toàn là 10 điểm, trong khi mùa giải chỉ còn 3 vòng đấu.
Hàng công tệ là nguyên nhân chính khiến Fulham rớt hạng.
Ngoại trừ Leeds, 2 tân binh của Premier League 2020/21 gồm Fulham và West Brom đều chia tay giải ngay trong mùa giải đầu tiên giành quyền thăng hạng.
Với Fulham, đây là lần thứ hai họ phải xuống hạng trong 3 mùa gần nhất. Theo Opta, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Premier League, cả 3 suất xuống hạng được định đoạt khi mùa giải vẫn còn 3 vòng chưa đấu.
Dự kiến trình Chính phủ nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" vào quý 4
Để tránh những ảnh hưởng xấu đến thương hiệu hàng hóa Việt Nam cũng như tác động không tốt đến xuất khẩu, Bộ Công Thương đang xin ý kiến xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam."
Sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần may Tiên Hưng (huyện Tiên Lữ). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Thời gian gần đây, Việt Nam liên tục xuất hiện tình trạng lạm dụng xuất xứ " Made in Vietnam" để hưởng lợi miễn phí hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Chính vì vậy, để tránh những ảnh hưởng xấu đến thương hiệu hàng hóa Việt Nam cũng như tác động không tốt đến xuất khẩu, Bộ Công Thương đang xin ý kiến xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam."
Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) về nội dung Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" cũng như lộ trình triển khai nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Bộ Công Thương đang xây dựng Nghị định Sản xuất tại Việt Nam. Vậy, xin ông cho biết dự thảo có những nội dung gì làm rõ quy định xuất xứ hàng hóa, vốn là điểm có những lúng túng khi xử lý thời gian vừa rồi?
Ông Trần Thanh Hải: Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 Chính phủ về nhãn hàng hóa có quy định mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đều phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định.
Cụ thể, nhãn hàng hóa phải thể hiện một số nội dung bắt buộc, bao gồm tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Riêng về xuất xứ hàng hóa, Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình trên nguyên tắc bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
[Việt Nam đang đối mặt với nhiều lỗ hổng trong gian lận xuất xứ]
Đặc biệt, quy định về ghi nhãn hàng hóa đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng và các doanh nghiệp, góp phần vào việc xây dựng và duy trì một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa cũng đã làm phát sinh một số bất cập.
Thực tiễn cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng và khó khăn trong xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước phục vụ mục đích ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP hoặc khi có yêu cầu kiểm tra, chứng minh xuất xứ hàng hóa của các cơ quan quản lý nhà nước.
Hơn nữa, việc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc cũng như việc tuân thủ quy định của các thương nhân.
Chính vì vậy, dự thảo Nghị định Sản xuất tại Việt Nam dự kiến quy định các tiêu chí giúp doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng có thể làm căn cứ xác định và phương thức thể hiện một hàng hóa nào đó là "Sản phẩm của Việt Nam" hoặc "Sản xuất tại Việt Nam" khi lưu thông trên thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng dự kiến quy định phương thức thể hiện nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam.
- Theo ông, liệu có cần xây dựng một nghị định độc lập hay có thể bổ sung, sửa đổi những quy định văn pháp luật hiện hành?
Ông Trần Thanh Hải: Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy định về xuất xứ hàng hóa; trong đó, có việc làm thế nào để một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.
Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương.
Nhãn mác sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng ghi Made in Vietnam, Manufactured by Super Foam Vietnam Ltd. (Ảnh: TTXVN phát)
Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu, và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định cách xác định như thế nào là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam."
Việc sửa đổi các văn bản quy phạm hiện nay quy định về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là không có cơ sở pháp lý để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.
Hơn nữa, các văn bản quy định về quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các FTA của Việt Nam đều ở cấp Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nếu xây dựng và ban hành văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" ở cấp Thông tư thì sẽ gặp một số bất cập khi thực hiện.
Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của văn bản không phù hợp ở cấp Thông tư do liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ ngành.
Ngoài ra, một số quy định là những nội dung chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp cao hơn, đồng thời liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ ngành khác nhau.
Hơn nữa, việc ban hành văn bản ở cấp Thông tư sẽ làm yếu đi giá trị pháp lý của văn bản, gây khó khăn cho công tác triển khai trong thực tế.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Đề nghị xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam." dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong quý 4 năm 2020.
- Ông có thể chia sẻ thêm về cách thức tổ chức thực hiện, triển khai thế nào để thuận lợi cho doanh nghiệp?
Ông Trần Thanh Hải: Về nguyên tắc, Nghị định sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Cùng với đó, Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" chỉ giúp các tổ chức, cá nhân có căn cứ để thực hiện đúng yêu cầu của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, giúp loại bỏ các trường hợp vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về xuất xứ.
Dự thảo Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" sẽ không tạo thêm thủ tục hành chính mới cho doanh nghiệp. Nguyên tắc quản lý việc xác định và thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, chứng từ thương mại liên quan... theo nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm.
Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức muốn thể hiện hàng hóa "Sản xuất tại Việt Nam" hoặc là "Sản phẩm của Việt Nam" trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc các chứng từ liên quan khác thì hàng hóa đó bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu.
Đáng lưu ý, với những trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thể hiện nguồn gốc hàng hóa theo cách khách trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa và các chứng từ liên quan khác.
Riêng về tổ chức thực hiện, Bộ Công Thương sẽ là cơ quan nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ, ... để thực hiện Nghị định.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hiệp định EVFTA: Cơ hội để nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất Việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tăng sức ép cạnh tranh cho nhà sản xuất trong nước không chỉ về giá mà còn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, chăn nuôi là ngành dự báo sẽ gặp nhiều bất lợi nhất....