HLV Miura – tay phải huấn luyện, tay trái bình luận
Chiến lược gia Nhật Bản đang thầm lặng khẳng định năng lực của mình với Olympic Việt Nam tại Asiad Incheon.
Trước khi đến Việt Nam ký hợp đồng với VFF, ông Toshiya Miura có hơn một năm làm bình luận viên cho một đài truyền hình tại Nhật Bản. Chính điều này, cùng với bản lý lịch nhiều “trắc trở” trong sự nghiệp, khiến ngày ra mắt của ông ở TP HCM diễn ra khá trầm lắng, xoay quanh những nghi ngại về chuyên môn. Nhưng từng bước, HLV Miura dần lấy được niềm tin của người hâm mộ Việt Nam.
HLV Miura mang tới làn gió mới cho đội Olympic Việt Nam. Ảnh: TN.
Ngày ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Bình Dương, thầy trò HLV Miura thắng đậm 6-0 trước tuyển Myanmar do “phù thủy trắng” của bóng đá khu vực là ông Avramovic dẫn dắt. Tới trận ra mắt ở Hải Phòng gặp tuyển Hong Kong, tuyển Việt Nam tiếp tục thắng 3-1. Tiếp đó, đội hạ Bangladesh 3-1 trong trận giao hữu tại Hàn Quốc. Tới giải đấu chính thức là Asiad, Olympic Việt Nam thắng tưng bừng đối thủ rất mạnh Olympic Iran tới 4-1. Từng bước, vị HLV sinh năm 1963 chứng minh ông không chỉ giỏi bình luận mà còn giỏi cả huấn luyện.
HLV Miura có vẻ ngoài khá lãng tử nhưng “khi vào sân tôi là một con người khác”, như chính ông thừa nhận. Vị HLV đến từ Nhật và có thời gian dài sang Đức học bóng đá “rất nghiêm khắc”. Vì thế hiện tại, các học trò được ông giám sát kỹ thực hiện nghiêm túc khối lượng vận động, khó “ăn gian” các bài tập, đặc biệt bài tập thể lực, sức mạnh. Có tuyển thủ nói vui “có khi ông ấy còn đếm cả bước chân cầu thủ chạy được bao nhiêu”. Thể lực là điều ông muốn thay đổi ở cầu thủ khi đến Việt Nam.
Về chiến thuật, ông hướng đến lối chơi ít chạm, tiếp cận nhanh khung thành đối phương, dựa trên ưu điểm từng cầu thủ. Để có thời gian nắm ưu – nhược của từng người, HLV Miura thường trao đổi riêng với mỗi thành viên. Cách làm việc khoa học, kỷ luật của một HLV người Nhật, học ở Đức và có hàng trăm trận cầm quân ở J-League giúp HLV Miura dần khẳng định bản thân mình trước hàng loạt nghi ngại trước đó về năng lực của ông.
Video đang HOT
Theo các cầu thủ Olympic Việt Nam, chiến thắng trước Olympic Iran in đậm dấu ấn của vị HLV này. “Thứ nhất, ông ấy đã cải thiện được thể lực cho chúng tôi nên khi ra sân, càng đá chúng tôi càng tự tin. Và thật khó tin, đến những phút cuối chúng tôi vẫn thấy mình khỏe và có thể chạy ào ào. Thứ hai là không khí trong đội bóng ông ấy tạo ra vừa thân thiết nhưng cũng kỷ luật, công bằng.Thứ ba là trước trận, ông ấy không đao to búa lớn mà rất nhẹ nhàng nói chuyện để chúng tôi bớt áp lực. Thứ tư, HLV Miura tỏ ra khá nhạy bén về chiến thuật trên sân khiến anh em thêm tự tin”, một cầu thủ nói.
HLV Miura có hai giai đoạn làm nghề bình luận viên cho các đài truyền hình với sở trường về bóng đá Italy và Hà Lan. Năm 2002-2003, ông từng làm bình luận viên sau khi chia tay CLB Omiya Ardija ở J-League 2. Tới năm 2012, khi CLB Ventforet Kofu ở J-League 1 thi đấu không thành công, ông lại trở lại trường quay.
Ông Miura sinh năm 1963 tại Kamaishi, Iwate, Nhật Bản. Ông không có sự nghiệp thi đấu hoành tráng khi chỉ là cầu thủ của đội bóng ở trường trung học địa phương rồi chuyển sang làm huấn luyện các đội bóng học sinh, sinh viên. Năm 27 tuổi, ông sang Đức học Đại học Thể thao Cologne.
Năm 1997, ông nhận nhiệm vụ dẫn dắt CLB Vegalta Sendai (J-League). Sau đó, ông lần lượt trải qua vị trí HLV trưởng tại nhiều CLB như Mito HollyHock (1998), Omiya Ardija (2000-2001, 2004-2006), Consadole Sapporo (2007-2008), Vissel Kobe (2009-2010), Ventforet Kofu (2010-2011). Theo thống kê trên transfermarkt.com, trong sự nghiệp cầm quân, HLV Toshiya Miura đạt tỷ lệ chiến thắng 24,2% (hòa 23,4% và thua 52,3%).
Mức lương và các chi phí khác khi ông nhận lời làm HLV tuyển Việt Nam vào khoảng 15.000 USD, trong đó hai phần ba là do một doanh nghiệp Nhật Bản đang có mặt ở Việt Nam tài trợ.
Theo VNE
Hoàng Thịnh với tin nhắn chúc mừng của Công Vinh
Tiền vệ đội trưởng Olympic Việt Nam học hỏi được rất nhiều từ đàn anh ở cùng phòng tại SLNA.
"Trong những lúc khó khăn của sự nghiệp, anh Công Vinh là người chia sẻ với tôi nhiều. Hai anh em ở chung phòng ở đội bóng Nghệ An nên tôi học hỏi ở anh rất nhiều, từ cách thức sinh hoạt đến ý chí vượt qua khó khăn", đội trưởng Olympic Việt Nam chia sẻ.
Tiền vệ Hoàng Thịnh là đội trưởng Olympic Việt Nam tại Asiad Hàn Quốc. Ảnh:KL.
Hoàng Thịnh, thủ lĩnh của Olympic Việt Nam trong trận thắng Olympic Iran 4-1, từng có thời gian dài vật lộn với chấn thương. Trước SEA Games 2013 tại Myanmar, HLV Hoàng Văn Phúc từng có ý đồ xây dựng đội bóng dựa trên hạt nhân là tiền vệ Nghệ An. Tuy nhiên, kế hoạch của ông Phúc không thành.
"Tôi bị viêm đầu gối và giãn dây chằng kéo dài do bị quá tải. Đây chính là lý do tôi không thể dự SEA Games 2013 vừa qua. Ngồi ngoài vì chấn thương, lòng tôi vô cùng buồn và hụt hẫng lắm. Mọi chuyện không vui cứ kéo dài khiến có lúc tôi nản...", Thịnh tâm sự.
Trong lúc khó khăn của sự nghiệp, gia đình, các HLV, bạn bè luôn động viên HT7 trở lại. Trong đó, Công Vinh - tiền đạo mà Thịnh rất nể phục - là người động viên anh rất nhiều. "Anh Vinh hay tâm sự, động viên tôi. Lúc mệt mỏi và chán nản nhất là lúc bản thân phải mạnh mẽ nhất để vượt qua. Anh Vinh từng gặp hoàn cảnh chấn thương như tôi, rơi vào tâm trạng như tôi nên anh ấy thấu hiểu. Cùng với lời động viên từ gia đình, tôi thêm nghị lực để vượt qua thời điểm khó khăn của sự nghiệp và trở lại sân cỏ", Thịnh tâm sự.
Ngày trở lại sân cỏ, Hoàng Thịnh kết hợp cùng Công Vinh để lại dấu ấn đậm nét. Vòng 9 V-League, tiền vệ Nghệ An mang lại cho đội nhà quả 11m sau tình huống phạm lỗi của Văn Nam (Hải Phòng). Trên chấm 11m, chính Công Vinh đã ghi bàn thứ 100 của mình tại V-League. Công Vinh, Hoàng Thịnh cứ thế tiến lên cùng Nghệ An...
Công Vinh và Hoàng Thịnh (phải) trong màu áo SLNA. Ảnh: KL.
Ngay sau chiến thắng vang dội 4-1 trước ứng viên vô địch Asiad là Olympic Iran, trong đó HT7 đóng góp một bàn, người đầu tiên Hoàng Thịnh nhận được tin nhắn chúc mừng chính là Công Vinh với nội dung: "Anh chúc mừng đội trưởng nhé". "Hai anh em chơi thân nhau lắm. Anh Vinh như tấm gương của tôi học hỏi", tiền vệ sinh năm 1992 nói.
Hoàng Thịnh kể lại: "Một trận đấu mà toàn đội xác định là chơi cố gắng hết sức thôi. Và kết quả Olympic Việt Nam đã thắng nhờ hiệu quả hơn. Sau trận, trên đường về và tới làng VĐV, anh em vẫn còn lâng lâng, vui lắm. Nhưng anh em cũng như ban huấn luyện xác định đó cũng chỉ là một trận đấu và hành trình còn dài phía trước nên cần tập trung tối đa".
"Những gì hiện nay chỉ như mới bắt đầu với tôi. Tôi cố gắng trở lại thật mạnh mẽ, hoàn thiện hơn. Mục tiêu của tôi là thi đấu tốt trong màu áo Olympic để có cơ hội khoác áo tuyển quốc gia vào cuối năm dự AFF Cup. Lúc khó khăn nhất tôi đã vượt qua, giờ là lúc tôi khẳng định mình hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của gia đình, các thầy và bạn bè giành cho mình", Thịnh nói về mục tiêu phía trước.
Ngày 22/9, Olympic Việt Nam gặp Olympic Kyrgyzstan. Cánh cửa vào vòng sau của thầy trò HLV Miura được đánh giá rất rộng mở.
Theo VNE
Hai chàng cử nhân 'của hiếm' của HLV Miura Cả hai người đều đang thành công trong sự nghiệp nhờ ý thức tập luyện và nỗ lực vươn lên. Trong danh sách 26 cầu thủ được HLV người Nhật Bản gọi tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2014, có hai cầu thủ từng trải qua thời sinh viên trước khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Đó là trung vệ Trương...