HLV Miura ‘buộc’ Kiatisak phải nói lại về bóng đá Việt
Từ cách lựa chọn nhân sự, nhồi thể lực căng thẳng, thi đấu giao hữu hay chính thức đều phải “nhiệt”, thay đổi liên tục vị trí theo yêu cầu…cho thấy cách làm của HLV Miura đang buộc bóng đá Việt phải thay đổi mạnh mẽ trong quá trình vận hành chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của từ này.
ảnh minh họa
“Thầy Mưu” cho thấy sự quyết đoán cần có của một nhà cầm quân trong tất cả các khâu và cả quá trình đưa các đội tuyển đi đúng quỹ đạo cần có. Dù U23 Việt Nam thất bại trước U23 Myanmar ở bán kết SEA Games 28 thì niềm tin về ông thầy và đội bóng vẫn đang được củng cố chắc chắn, ít nhất là cả thầy và trò không mất tinh thần sau đó, thậm chí còn cho thấy quyết tâm lớn lao của họ đáng trân trọng biết nhường nào.
Rất tiếc U23 Việt Nam không có cơ hội đối đầu thực sự với U23 Thái Lan trong trận chung kết, để thấy hết mạnh yếu của Ngọc Hải và các đồng đội. Rất tiếc, ngay từ đầu thầy Mưu đã mất đi cả cặp tiền vệ đầy mơ ước là Hoàng Thịnh với vai trò đánh chặn, thu hồi bóng và Xuân Trường hoặc Tuấn Anh trong vai trò cầm trịch, tổ chức tấn công. Có được cặp này sẽ giải phóng hoàn toàn cho Công Phượng và chưa thể nói điều gì sẽ xảy ra nếu trục xương sống đội tuyển gồm Minh Long – Ngọc Hải – Hoàng Thịnh – Công Phượng luôn được vận hành trơn tru.
Nhưng “đội hình trong mơ” đó không tồn tại và HLV Miura buộc phải vá víu, thay đổi liên tục khi sử dụng cả Huy Hùng, Duy Mạnh rồi Hữu Dũng làm trung tâm và điều chuyển Công Phượng đá lùi như đã biết. Chưa kể khi người Thái liên tục “khoét” vào cánh phải nơi Đức Huy tạm trấn giữ, thầy Mưu buộc phải đảo Thanh Hiền qua ép ngược trở lại đối thủ. Đó là những khó khăn không dễ khắc phục khiến sức mạnh đội tuyển suy giảm.
Chưa kể khi bao nhiêu người kêu ca các giáo án quá nặng thì trong trận gặp người Thái và người Myanmar, U23 Việt Nam rõ ràng không cho thấy ưu thế về thể lực. Bàn thắng may mắn của U23 Myanmar ghi ở phút thứ 72, nghĩa là còn trên dưới 20 phút để lập lại thế trận nhưng U23 Việt Nam không thể gượng nổi. Ý chí và thể lực dường của học trò, việc thiếu một sự chỉ đạo quyết liệt và sắc nước ở khu kỹ thuật đã không cho phép Ngọc Hải -Công Phượng và đồng đội làm được điều mong muốn.
Người ta kêu ca việc U23 VN hay ĐTVN không có một lối đá rõ nét, quá ư lạm dụng sức mạnh ít nhiều có cơ sở. Nhưng nói cho cùng, kết quả mới là điều quan trọng. Thầy Mưu ngay từ đầu không đặt mục tiêu quá cao, không tạo áp lực kiểu “đeo balo lên lưng cầu thủ” hay tạo nên những đôi chân đeo chì. Nói đến đâu làm đến đó và luôn khiến cho đối thủ không biết đâu mà lần (trừ Kiatisak – một người am hiểu tận chân tơ kẽ tóc bóng đá Việt Nam).
Video đang HOT
Vì vậy, chìa khóa của vấn đề đang và sẽ dành cho thầy Mưu đơn giản là buộc Kiatisak phải suy nghĩ lại, phát biểu lại về bóng đá Việt trong thời gian tới.
Chiếc balo kia bây giờ lại được khoác lên vai thầy Mưu, hy vọng là nó sẽ nhẹ dần, vơi dần trên vai người đàn ông bé nhỏ nhưng rất giàu nghị lực ấy.
Theo Vietnamnet
Sự thật về việc Kiatisak ngại lứa Công Phượng
Chiến lược gia người Thái Lan có thực sự lo lắng về tài năng lứa U19 của những Công Phượng, Tuấn Anh?
ảnh minh họa
Trái với sự tự tin sau khi giành chiếc HCV SEA Games, HLVKiatisak tỏ ra khá khiêm tốn trong phát biểu ngày hôm qua:
"2 năm tới, chúng tôi sẽ tới SEA Games ở Malaysia với tư cách nhà vô địch, mọi chuyện chắc chắn rất khó khăn.
Việt Nam đã khéo léo đôn 70-80 % cầu thủ thuộc lứa U19-U20 lên đội hình dự SEA Games vừa rồi. Còn Myanmar thì sở hữu một lứa cầu thủ tài năng vừa dự VCK U20 thế giới ở New Zealand".
Nghe qua thì có vẻ như "Zico Thái" ngại các lứa U19 khác đang nổi lên ở khu vực Đông Nam Á.
Nhưng nếu phân tích kỹ, phát biểu của Kiatisak nhằm mục đích khác.
Bởi lứa U19 Thái Lan hiện có cũng "không phải dạng vừa". Họ từng lọt vào tới vòng tứ kết giải U19 châu Á năm ngoái, trong khi U19 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng.
Theo nhiều ý kiến, U19 Việt Nam quá "đen" khi rơi vào bảng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Và khi gặp người Thái tại Hassanal Bolkiah Cup 2014, lứa Công Phượng từng thắng đối thủ này 1-0. Nghĩa là U19 Việt Nam vẫn có phần nhỉnh hơn.
U19 Việt Nam thường chiếm ưu thế trước Thái Lan
Dù vậy, U19 Thái Lan tỏ ra có nền tảng vững chắc, tư duy chiến thuật tốt. Trong khi lứa U19 của chúng ta thiếu đi những nhân tố đáng tin cậy nơi hàng thủ.
Kiatisak từng nói cách đơn giản nhất để thắng Việt Nam là chơi bình tĩnh và chờ đợi đoàn quân áo đỏ tự mắc sai lầm.
2 năm nữa, nếu không có sự bổ sung, cải thiện đáng kể, U23 Việt Nam sẽ vẫn đứng trước nguy cơ để thua theo cách "chẳng đâu vào đâu".
Một lợi thế nữa là cách xây dựng các đội tuyển của Thái Lan khá đồng bộ. Cầu thủ được nhất quán lối chơi nên càng đá càng nhuần nhuyễn.
Còn tại Việt Nam, từ U19 của HLV Graechen đến U23 dưới quyềnHLV Miura là 2 chiến thuật hoàn toàn khác nhau.
Bản thân các cầu thủ U19 cũng gặp nhiều khó khăn và phải thay đổi không ít mới thích nghi được.
Hiện bóng đá Thái Lan sau khi đạt được nhiều thành công trong khu vực, đang đặt mục tiêu tiệm cận trình độ châu lục. Người Thái sẽ không mãi chỉ lo lắng chuyện giành HCV SEA Games.
Vậy nên những lời của Kiatisak nói giống như đang tự nhắc chính mình và các cầu thủ trẻ Thái Lan hơn là hướng đến Việt Nam hay Myanmar.
"Zico Thái" từng đối đầu với nhiều đối thủ hùng mạnh và lứa Công Phượng dù giàu tiềm năng nhưng có lẽ chưa đủ để mang đến mối đe dọa đích thực.
Theo Soha
'HLV Miura cần thay đổi' HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng lối chơi bóng dài mà chiến lược gia người Nhật áp dụng không phù hợp với cầu thủ Việt Nam. "Tuyển Việt Nam và U23 dưới thời HLV Miura có nhiều thay đổi về tinh thần, thể lực. Chỉ tiêu đề ra ban đầu là hoàn thành. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ và nếu tiếp...