HLV Mai Đức Chung và cuộc hẹn dang dở với HLV Riedl
HLV Mai Đức Chung, người từng làm trợ lý cho HLV Alfred Riedl cho biết nhà cầm quân người Áo rất tình cảm nhưng cũng cực kỳ nguyên tắc.
HLV Mai Đức Chung rất yêu quý HLV Riedl
Theo nhiều nguồn tin chính thống từ Áo, HLV Alfred Riedl đã qua đời vào đêm thứ 2 (7/9), rạng sáng thứ 3 (8/9) tại nhà riêng tại TP Viên (Áo) sau một thời gian chống chọi bệnh tật.
Sinh thời, HLV Alfred Riedl từng có ba giai đoạn gắn bó với bóng đá Việt Nam trên cương vị HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Đó là các giai đoạn 1998-2001, 2003-2004 và 2005-2007.
Cùng bóng đá Việt Nam, ông Riedl giành được nhiều thành tích như: HCB SEA Games 1999, 2004, 2005; HCB Tiger Cup 1998 và đỉnh cao là lần đưa tuyển Việt Nam vào tới tứ kết Asian Cup 2007.
Ông Riedl rất được yêu mến tại Việt Nam, bản thân ông cũng coi mảnh đất hình chữ S như quê hương thứ hai của mình. Tại đây, ông có nhiều người bạn, cộng sự, học trò trân quý.
Video đang HOT
Một trong số đó là HLV Mai Đức Chung, người từng làm trợ lý cho ông ở tuyển Việt Nam. Nói về người cộng sự mới qua đời, ông Chung không khỏi xúc động.
“Ông Riedl là một người tôi cực kỳ tôn trọng và yêu quý. Ông ấy sống rất tình cảm, đối đãi với các trợ lý, cầu thủ giống như người trong gia đình.
Nhưng khi làm việc thì ông lại vô cùng nguyên tắc, chuyên nghiệp. Ông Riedl có thể nói là người giúp bóng đá Việt Nam, đội tuyển Việt Nam hình thành sự chuyên nghiệp.
Bản thân tôi học hỏi được ông ấy nhiều điều để áp dụng cho công tác huấn luyện cho đến bây giờ. Sau khi ông ấy rời Việt Nam, chúng tôi vẫn liên lạc, hỏi thăm sức khỏe và hẹn nhau khi gặp lại sẽ uống bia hơi Hà Nội nhưng giờ không thể thực hiện được nữa rồi”, ông Chung bùi ngùi.
Cũng theo ông Chung, vị thuyền trưởng quá cố của tuyển Việt Nam rất chỉn chu, cẩn thận cả trong cuộc sống lẫn công việc.
“Ông ấy luôn ra ngoài với những bộ quần áo gọn gàng, phẳng phiu. Còn với công việc, ông Riedl tỉ mỉ vô cùng.
Tôi nhớ tại SEA Games năm 1999 (diễn ra ở Brunei), hôm tuyển Việt Nam được nghỉ, ông ấy bảo tôi tới theo dõi trận đấu giữa Thái Lan và Malaysia, ở nhà ông ấy cũng xem qua tivi.
Khi tôi trở về bản doanh của đội thì ông gọi tôi vào phòng và hỏi: ‘Ông cho tôi biết hai đội hôm nay đá thế nào và chúng ta phải lưu ý gì khi gặp Thái Lan’.
Tôi báo cáo những điều mình quan sát được và nói nếu muốn hạn chế sức mạnh của Thái Lan thì cần hạn chế tầm hoạt động của Kiatisak và Dusit, một cầu thủ rất nhanh còn người kia rất giỏi sút xa.
Tôi nói xong thì ông ấy giơ ngón tay cái lên biểu thị sự hài lòng. Kể từ đó, ông Riedl rất tin tưởng tôi, những lúc ông ốm hay mệt thì đều giao đội cho tôi huấn luyện”, HLV trưởng đội tuyển nữ Việt Nam kể lại.
Ông Chung còn chia sẻ thêm, ấn tượng mạnh mẽ nhất của ông với nhà cầm quân người Áo là việc ông Riedl dẫn dắt tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan 3-0 tại Tiger Cup 1998.
“Đội tuyển Thái Lan những năm cuối thập kỷ 90 cực mạnh với dàn hảo thủ cả Đông Nam Á mơ ước. Họ có thể coi như độc cô cầu bại ở thời điểm đó. Vậy mà ông Riedl cùng học trò đã đánh bại họ 3-0 ở bán kết.
Chỉ đáng tiếc trận chung kết chúng ta thua tức tưởi bằng bàn thắng được ghi bởi cái lưng của Sasi Kumar. Có lẽ đây là một trong những thất bại đau nhất của bản thân ông Riedl cũng như bóng đá Việt Nam”, ông Chung nói.
Bóng đá Việt Nam bao giờ hết xây nhà từ nóc?
HLV Alfred Riedl khi chia tay đội tuyển quốc gia sau chức á quân Tiger Cup 1998 (tiền thân của AFF Cup) đã phán một câu xanh rờn: "Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc".
Câu đánh giá ngắn gọn của ông thầy người Áo lột tả trần trụi cảnh ăn đong của cả một làng bóng hầu như chỉ săn sóc cho giải vô địch và đội tuyển quốc gia thay vì chăm chút căn cơ cho cả một nền bóng đá, đặc biệt ở khâu đào tạo trẻ. Phán xét của HLV Riedl gây khó chịu cho VFF dù giới chuyên môn đều thấm thía và thực tế những tồn tại này đã diễn ra hàng chục năm qua.
Dễ thấy các đội tuyển quốc gia cứ đến hẹn lại lên từ một giải vô địch vốn đã èo uột lại còn mang mầm bệnh mua bán độ, móc ngoặc xảy ra suốt một thời gian dài. Trong khi đó, các địa phương mạnh ai nấy làm bóng đá trẻ theo kinh nghiệm và theo mỗi kiểu khác nhau. Họ phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn cho đào tạo trẻ và thậm chí là thả nổi rồi đi mượn quân của nhau để đối phó mỗi mùa vào các giải trẻ.
Bóng đá trẻ Việt Nam phát triển nhờ sự đầu tư của các lò đào tạo trẻ trong khi các giải chuyên nghiệp lại đầu tư kiểu hình tháp ngược. Ảnh: CTV
Cách đây hơn 10 năm, VFF tận dụng kinh phí của FIFA đã xây dựng Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam nhưng thiếu tính mục đích và dĩ nhiên không cho ra đời tài năng trẻ nào. Phải chờ đến khi Học viện bóng đá tư nhân HA Gia Lai JMG đi tiên phong và sau đó một số lò đào tạo trẻ khác như PVF, Viettel,... khai sinh thì làng bóng có sinh khí hơn.
Đến cả các giải vô địch quốc gia bao nhiêu năm qua xây dựng theo hình tháp ngược không giống ai của VFF cho đến nay mới có sự dịch chuyển khi tạo sự đồng thuận giúp các CLB chung sức vun vén cho sự phát triển tự nhiên.
Hy vọng những nhà làm giải bóng đá Việt Nam sẽ dần thoát ra khỏi cảnh ăn đong ở trên tuyển, sau khi cơ cấu phù hợp hơn cho các giải vô địch quốc gia và định hướng, đầu tư hiệu quả cho công cuộc đào tạo trẻ để không còn bị mang tiếng xây nhà từ nóc.
CÔNG TUẤN
Vì sao HLV Alfred Riedl thất bại thảm hại tại V.League? HLV Alfred Riedl đã có những thành công nhất định cùng U23 lẫn ĐT Việt Nam, nhưng ở V.League lại là chuyện khác. Nhà cầm quân lão luyện người Áo từng trải qua những ký ức buồn cùng Khánh Hòa rồi Hải Phòng... HLV Alfred Riedl là chiến lược gia có nhiều duyên nợ với bóng đá Việt Nam. Ông từng có 3...