HLV Luciano Spalletti: Người ‘nông dân’ rất nhớ bóng đá
Sau khi bị Inter sa thải, từ gần 1 năm nay HLV Luciano Spalletti đã rất tận hưởng cuộc sống của một người nông dân. Nhưng trái tim người đàn ông 60 tuổi này chưa bao giờ nguôi nhớ trái bóng, với những cậu học trò đáng yêu.
Thăm trang trại của Spalletti
Phóng viên Giancarlo Dotto của tờ Corriere dello Sport đã vượt hành trình gần 300km bằng xe hơi từ tòa soạn tại Rome đến trang trại riêng của HLV Spalletti ở thị trấn Montaione, một vùng đô thị thuộc Florence. Đó là một trải nghiệm đầy thú vị để biết về cuộc sống của người nông dân Spalletti khi xa ánh đèn sân khấu Serie A. Tại đó, ông tận hưởng cuộc sống gần gũi thiên nhiên, nhưng phảng phất là bầu không khí sôi động của những trận cầu Serie A và Champions League.
HLV Spalletti dẫn phóng viên Dotto đi tham quan khu trang trại rộng rãi của ông, kèm rất nhiều sản phẩm nông nghiệp. Nhưng nơi HLV Spalletti tự hào nhất chính là chiếc tủ được thiết kế đặc biệt, nơi ông lưu giữ hàng trăm chiếc áo đấu của các danh thủ mà ông từng dẫn dắt hoặc đối đầu. Có nhiều chiếc áo là do chính HLV Spalletti giặt là, tận tay xếp vào tủ.
NHM thuộc nhiều thế hệ khác nhau đều có thể tìm thấy những thần tượng của mình trên tủ nhà Spalletti. Từ Roberto Baggio, Gabriel Batistuta, Rivaldo, Ronaldo “béo”, Kaka, Lionel Messi, Neymar… cho tới các học trò được tận tay HLV Spalletti dẫn dắt như Francesco Totti, Mohamed Salah, Alisson… Đặc biệt sau khi giành Champions League cùng Liverpool vào năm ngoái, Salah từng gửi chiếc áo đấu của anh ở trận chung kết để bổ sung vào bộ sưu tập của ông thầy cũ (tại Roma).
Không khó để nhận ra, ở vị trí chính giữa chiếc tủ của HLV Spalletti là tập hợp áo đấu của các cầu thủ Inter giai đoạn 2017-2019, đội bóng gần nhất của vị HLV người gốc vùng Tuscan này. Tuy thời gian thành công nhất và tạo dựng được tên tuổi là ở Roma, nhưng Inter mới là nơi HLV Spalletti dành nhiều tâm huyết hơn cả.
“Đưa Inter trở lại Champions League chỉ kém mỗi giành Scudetto mà thôi. Tôi nhìn thấy sự hạnh phúc trong mắt của từng Interista sau một giai đoạn quá lâu phải đứng ngoài Champions League. Chúng tôi đã phải đổ rất nhiều mồ hôi cho mục tiêu ấy. Kỷ niệm đẹp nhất của tôi là ở trận thắng Lazio cuối mùa 2017/18, tất cả cầu thủ đều nỗ lực trên 100% khả năng để thắng và giành vé dự Champions League”, HLV Spalletti nói.
Yêu mến Dzeko và Totti
Gắn bó với Roma lâu nhất nên những kỷ niệm đáng nhớ nhất của HLV Spalletti cũng gắn liền các trụ cột của Bầy sói. Ông đặc biệt nhấn mạnh về quan hệ rất tốt với Totti. Người ta cứ cho là vì sự ghẻ lạnh của Spalletti mà Totti quyết định giải nghệ vào Hè 2017. Nhưng trên thực tế ông buộc phải để Totti ngồi dự bị nhiều bởi thể lực của anh không còn đảm bảo.
Nhưng thú vị và ngộ nghĩnh hơn cả là kỷ niệm với Edin Dzeko, người mà Spalletti mô tả là đủ khả năng giúp đội bóng chơi với bất kỳ chiến thuật nào, bóng ngắn/bóng dài, bóng sệt/bóng bổng và tấn công/phản công. Tuy nhiên, Dzeko có thể ghi 2 bàn rất đẹp nhưng cũng sẽ bỏ lỡ 2 cơ hội rất ngớ ngẩn.
Một lần HLV Spalletti nói vui với Dzeko: “Cậu chơi bóng trông giống như chai nước khoáng 2 lít ục ịch di chuyển trên sân vậy”. Tiếng Italia của Dzeko lúc ấy chưa tốt, phải nhờ Daniele De Rossi dịch lại, rồi tiền đạo người Bosnia đến gõ cửa phòng HLV trưởng với vẻ mặt rất… nghiêm túc đáp lại HLV Spalletti: “Thưa ngài, tôi không phải là chai nước”. Nhưng kể từ sau lần đó, Dzeko tập luyện chăm chỉ hẳn, nhất là các động tác dứt điểm đơn giản.
Video đang HOT
HLV Spalletti từng được Milan liên hệ vào đầu mùa giải 2019/20, nhưng ông đã không đủ quyết tâm để chấm dứt hẳn ràng buộc với Inter để ngồi vào ghế chỉ đạo Rossoneri. Từ chối Milan vào lúc rối ren của đội bóng áo đỏ-đen không hẳn đã sai, nhưng giờ đây đang khiến vị HLV ít tóc này rất nhớ bóng đá.
“Tôi rất háo hức trước viễn cảnh trở lại dẫn dắt một đội bóng ở Serie A, được nhìn thấy thành quả lao động của mình trên sân cỏ. Nhưng tôi không thể gật đầu bừa bãi, tôi phải đợi một đề nghị có sức nặng và phù hợp với khả năng của bản thân”, người nông dân Spalletti tâm sự giữa lúc đàn ngựa của ông đang hí vang. Đã đến giờ cho đàn thú ăn rồi…
Chưa bao giờ phục vụ đội bóng quê hương
Sinh ra gần Florence và nay cũng đang cư ngụ rất gần thành phố miền Trung Italia này, nhưng Spalletti chưa bao giờ có duyên phục vụ đội bóng quê hương Fiorentina cả với tư cách cầu thủ lẫn HLV. Spalletti từng phục vụ một CLB khác thuộc vùng Tuscan là Empoli, đó là CLB cuối cùng của đời cầu thủ (Spalletti vốn là tiền vệ) và là đội bóng đầu tiên trong sự nghiệp HLV của Spalletti.
483 – HLV Spalletti đã có 483 trận cầm quân ở Serie A, nhiều hơn bất kỳ vị HLV nào khác đang tại vị ở mùa giải 2019/20. Người có gần thành tích với Spalletti nhất hiện là Gian Piero Gasperini (Atalanta) với 396 trận.
Vì sao bóng đá Hàn Quốc gây ra tai tiếng ở World Cup 2002?
Việc lần đầu tiên được tổ chức World Cup trên quê nhà khiến tuyển Hàn Quốc khát khao gây tiếng vang ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Zing lược dịch và gửi đến quý vị và các bạn một chương trong cuốn sách: "Châu Á và tương lai của bóng đá", do tác giả Ben Weinberg viết.
Cuốn sách đưa người đọc khám phá quá trình hình thành, phát triển cũng như tầm ảnh hưởng của môn thể thao vua tại châu lục đông dân nhất thế giới.
Chương dưới đây lý giải tại sao người Hàn Quốc quyết tâm đăng cai World Cup 2002, cũng như động cơ khiến xứ sở Kim chi sẵn sàng gây ra tai tiếng để lập nên kỳ tích.
Tuyển Hàn Quốc đã tạo nên kỳ tích trong World Cup được tổ chức tại quê nhà. Ảnh: Getty.
Bối cảnh lịch sử
World Cup 2002 được người ta nhớ đến với màn toả sáng của Ronaldinho, Rivaldo hay Ronaldo. Tuy nhiên, màn trình diễn kỳ tích của nước chủ nhà Hàn Quốc, xen lẫn những quyết định khó hiểu của các trọng tài đã biến giải đấu trở thành kỳ World Cup gây tranh cãi bậc nhất lịch sử.
Năm 1996, Nhật Bản và Hàn Quốc lên kế hoạch tổ chức kỳ World Cup có hai nước đồng chủ nhà lần đầu tiên trong lịch sử. Nội chuyện Nhật Bản chưa bao giờ dự World Cup, hay những vấn đề về di chuyển đến các địa điểm thi đấu tại hai nước châu Á đã gây xầm xì.
Sự khác biệt về mặt múi giờ với các nước châu Âu cũng là lý do khác khiến nỗ lực của hai nước châu Á nói trên gặp nhiều hoài nghi. Cuối cùng, FIFA đã chấp nhận chịu nhiều chỉ trích để đưa bóng đá đến với châu lục đông dân nhất thế giới.
Cách tiếp cận quyền đăng cai giải đấu của hai nước đồng chủ nhà có sự khác biệt lớn. Nhật Bản vận dụng nguồn lực xã hội để tổ chức sự kiện thể thao quan trọng. Trong khi đó, Hàn Quốc gần như đưa toàn bộ hệ thống vào cuộc.
Kể từ khi nền kinh tế có bước nhảy vọt, chính quyền Hàn Quốc đã coi bóng đá như công cụ để cải thiện bộ mặt quốc gia. Họ đăng cai Olympic Seoul 1988, sử dụng những chiêu trò để giúp các VĐV chủ nhà đạt thành tích cao.
Hơn một thập niên sau, các chiêu trò được sử dụng lại ở World Cup 2002, giúp Hàn Quốc đi vào lịch sử bóng đá thế giới. Ngày đó, LĐBĐ Hàn Quốc (KFA) không khác gì người đại diện và thực thi các chương trình cho chính phủ. Đổi lại, KFA nhận được nguồn tài chính và sự hỗ trợ khổng lồ của đất nước. Vài đời chủ tịch của KFA thậm chí có thời điểm đã tranh cử chức tổng thống.
Những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc đã vươn mình trở thành "Con rồng châu Á", và đích ngắm tiếp theo của chính phủ nước này là thể thao, mà cụ thể là bóng đá, môn thể thao vua được hâm mộ nhất thế giới.
Trước World Cup 2002, các quốc gia ở châu Á luôn bị coi là kẻ ngoài rìa trong ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Thậm chí, nhiều cầu thủ châu Á thường bị giới HLV phương Tây chỉ trích và coi thường năng lực thi đấu ở lục địa già.
Quan điểm này đã bị thay đổi trong nhiều năm trở lại đây, với sự đổ bộ của các ngôi sao Nhật Bản và Hàn Quốc tại Bundesliga hay nhiều giải đấu khác ở châu Âu.
Tuy nhiên, ở thời điểm năm 2002, bóng đá Hàn Quốc chưa phát triển đến thế và họ nung nấu ý định tạo tiếng vang nhanh chóng. Họ muốn mình trở thành lá cờ đầu của bóng đá châu Á.
Trọng tài Moreno bị đồn đã ăn hối lộ để thiên vị Hàn Quốc trong trận gặp Italy. Ảnh: Getty.
Giá của tai tiếng
Chiến lược đăng cai và tổ chức bóng đá của Hàn Quốc rất khác so với người láng giềng Nhật Bản. Các chính trị gia xứ Kim chi nhúng tay vào mọi khâu trong quá trình tổ chức giải đấu, trái ngược với người Nhật.
Hàn Quốc thời điểm đó liên tục có các cuộc gặp với những thành viên cao cấp nhất của FIFA. Với người Hàn, đó gần như là dự án của quốc gia.
Nhiều chuyên gia Hàn Quốc khi đó dự đoán những tác động tích cực của World Cup 2002 đến nền kinh tế đất nước. Hơn 350.000 việc làm và các dự án giá trị lên tới 8,8 tỷ USD được tạo ra nhờ giải đấu.
Mọi chuyện ngày càng khởi sắc khi ĐTQG Hàn Quốc chơi tốt trong giai đoạn đầu tiên. Viện kinh tế Hàn Quốc ước tính GDP nước nhà tăng khoảng 5,3%, chỉ sau chiến thắng của đội nhà trong trận khai mạc trước Ba Lan.
Vài tuần sau, Hàn Quốc tiếp tục đưa cả đất nước lên thiên đường sau các trận đấu tai tiếng ở vòng knock-out, gặp Italy và Tây Ban Nha.
Hàn Quốc vượt qua Italy với tỷ số 2-1 bằng bàn thắng vàng của Ahn Jung Hwan ở phút thứ 118. Trọng tài người Ecuador, Byron Moreno liên tục đưa ra những tình huống thổi thiên vị đội chủ nhà.
Moreno kết thúc sự nghiệp trọng tài trong cay đắng vì những quyết định đáng ngờ khác sau World Cup 2002. Tháng 9/2010, Moreno bị bắt ở sân bay JFK (Mỹ) vì tội tàng trữ 6 kg heroin trong người, bị kết án 2,5 năm tù.
Đến tứ kết, Hàn Quốc vượt qua Tây Ban Nha trên chấm luân lưu để trở thành quốc gia châu Á đầu tiên vào đến bán kết một kỳ World Cup. Những quyết định đáng ngờ của trọng tài người Ai Cập Gamal Al-Ghandour và trợ lý người Trinidad và Tobago, Michael Ragoonath bị đem ra mổ xẻ sau đó.
Tháng 9/2015, sau những phân tích chán chê về trọng tài Moreno ở trận gặp Italy, Corriere dello Sport đưa ra cáo buộc mới về tổ trọng tài điều khiển trận tứ kết giữa Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Tờ báo Italy tiết lộ Ragoonath là "đệ tử" được Jack Warner, vị phó chủ tịch tai tiếng nhất lịch sử FIFA cài cắm. Warner sau này trở thành trung tâm của mọi bê bối trong hàng ngũ FIFA.
Năm 2016, FBI đưa ra 47 cáo trạng khác nhau dành cho Warner, liên quan đến 150 triệu USD "tiền bẩn" trong các vụ án gây chấn động làng bóng đá thế giới. Cựu luật sư người Trinidad và Tobago bị dẫn độ sang Mỹ và tuyên bố sẵn sàng sẽ khai hết, vì đấy là cách tốt nhất để không bị thủ tiêu.
Warner (trái) từng trợ giúp rất nhiều cho cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter. Ảnh: Getty.
Tác động tích cực khổng lồ mà World Cup 2002 đem lại đã khiến nhiều người dân Hàn Quốc không quan tâm đến những lời đàm tiếu.
Năm 2017, trong cuộc khảo sát với câu hỏi: "Người Hàn Quốc nghĩ gì về World Cup 2002", phần đông người dân xứ Kim chi không hề để tâm đến những tai tiếng mà phần còn lại của thế giới gán ghép cho họ.
"Thành công của ĐTQG đã đoàn kết đất nước và khiến chúng tôi tự hào", Brian Lee, một du học sinh tại Anh nói. "Luôn có những tranh cãi, nhưng vấn đề là chúng tôi đã hưởng lợi nhiều từ thành công đó".
Rất nhiều người Hàn miêu tả năm 2002 là năm đáng nhớ nhất trong cuộc đời họ. Thành công của tuyển bóng đá nam đã thắp sáng cả một quốc gia. Nhiều thế hệ cậu bé Hàn Quốc lớn lên với những ký ức tươi đẹp về giải đấu, và nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá.
Người ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng có thể tác động đến tương lai. Và người Hàn Quốc tin cái giá mà họ phải trả cho thành công ở World Cup 2002 là hoàn toàn xứng đáng.
Đồng đội cũ tiết lộ về 'của quý' Totti Tiền đạo Dani Osvaldo không giấu được sự ngưỡng mộ với cựu thủ quân Roma, Francesco Totti, cho rằng đàn anh một thời hoàn hảo trên mọi phương diện. Trong cuộc phỏng vấn với TNT Sports hôm cuối tuần, Osvaldo nhắc lại kỷ niệm hai năm đồng hành với Totti trong màu áo AS Roma từ 2011 đến 2013. Tiền đạo người Argentina...