HLV Lê Thụy Hải: ‘Đừng khen các em U19 quá’
Cựu HLV Thể Công thừa nhận U19 rất tiềm năng, nhưng họ cần sự động viên hơn là khen ngợi quá.
HLV Lê Thụy Hải đánh giá cao tiềm năng của U19 Việt Nam. Ảnh: KL.
- U19 Việt Nam xếp cuối bảng tại giải U19 quốc tế. Ông đánh giá thế nào về kết quả này?
- Ban tổ chức giải mời những khách mời chất lượng tham dự nên chắc chắn họ không đặt vấn đề kết quả lên hàng đầu. Tôi nghĩ đây là giải đấu bổ ích cho các cầu thủ U19, được học hỏi, cọ xát. Thực tế, họ được nhiều hơn là mất ở giải này.
- Sau từng trận U19 Việt Nam mang đến những cảm xúc khác nhau với người xem, ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Ba khách mời đến từ 3 nền bóng đá khác nhau nên chúng ta chọn cách đá, đấu pháp cũng phải khác nhau chứ.
- Ông hài lòng nhất ở trận đấu nào của U19 Việt Nam?
Video đang HOT
- Trận đầu tiên gặp AS Roma quả thực xem sướng mắt, nhưng lối chơi của U19 không hiệu quả. Tôi từng nói nhiều trên báo chí rằng nếu một đội bóng chỉ chơi đẹp mắt không thôi thì chẳng giải quyết gì. Mục đích cuối cùng trong bóng đá vẫn là chiến thắng, nên U19 Việt Nam mới chỉ thành công được một nửa. Huống hồ ngay trận đầu tiên, chúng ta bộc lộ nhiều điểm yếu ở hàng thủ, thể lực.
Trong khi đó ở trận thứ hai gặp U19 Nhật Bản, U19 Việt Nam còn thi đấu tệ hơn khi chẳng có bài vở gì. Chính xác là chúng ta có mỗi bài phối hợp bật nhả với tốc độ nhanh, nhưng người Nhật còn nhanh hơn ta. Họ kiểm soát bóng tốt, áp sát, tranh chấp, tốc độ, thể lực và chiến thuật hơn U19 Việt Nam nhiều. Sau trận gặp AS Roma, U19 Nhật Bản đã nghiên cứu rất kỹ lối chơi của U19 Việt Nam. Với một đội bóng đẳng cấp như Nhật Bản, họ hoàn toàn có thể hóa giải được những phương án tấn công của U19 Việt Nam. Một điều mà ai cũng nhận thấy trong trận đấu này, chính là đẳng cấp của chúng ta chưa thể so sánh với Nhật Bản. Đó là cái thua lớn nhất.
Gặp U19 Tottenham tối qua là trận tôi hài lòng nhất. Các cầu thủ không còn chơi đúng một bài đã học như trước, mà chuyền bóng ở cự ly trung bình, dài và chéo nhiều hơn. Mỗi khi mất bóng, các cầu thủ tuyến trên lui về rất nhanh để hỗ trợ cho hàng phòng ngự, nên giảm được nhiều tình huống sóng gió. Tuy nhiên, cũng cần phải nói, U19 Tottenham là khách mời yếu nhất tại giải, nên sức ép với các cầu thủ U19 Việt Nam không lớn như hai trận trước.
- Theo ông, đâu là điểm yếu lớn nhất của U19 Việt Nam?
- Tôi thấy có nhiều điểm yếu, nhưng trong bóng đá, thể lực luôn là nền tảng. Chỉ có thể lực tốt, chúng ta mới triển khai được lối chơi, duy trì được thế trận. Các cầu thủ còn rất trẻ, nên việc đòi hỏi thể lực ở thời điểm này là rất khó. Tuy nhiên, bắt buộc trong tương lai gần, vấn đề thể lực phải được coi trọng hơn, nhất là lối chơi của U19 Việt Nam có tốc độ nhanh, cầu thủ hay bị xuống sức ở hiệp hai.
Hàng thủ của U19 Việt Nam cũng kém hơn so với hàng tiền vệ và tiền đạo. Đây cũng là khâu cần phải được chú ý.
U19 Việt Nam cần đi đúng hướng để phát triển. Ảnh: Kỳ Lân.
- Ở giải năm nay, tinh thần thi đấu của các cầu thủ luôn được người hâm mộ khen ngợi. Ông nghĩ sao về vấn đề cầu thủ chịu áp lực trước sự kỳ vọng lớn?
- Họ đều rất trẻ nên có khát khao thể hiện. Tôi nghĩ, nếu có sức ép thì càng tốt bởi ngay từ bây giờ, các cầu thủ cần làm quen với điều đó. Chính vì thế, chúng ta đừng nên quá khen U19 Việt Nam, có gì đâu mà khen nhiều thế. Tôi thấy buồn cười khi nhiều người nói rằng U19 đã thua trên thế thắng. Trong bóng đá, đã thua là thua.
- Nhiều người cho rằng U19 sẽ là tương lai của bóng đá nước nhà, ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Đó là suy nghĩ sai lầm. Cả nền bóng đá không chỉ trông chờ vào một đội U19 được, mà ít nhất phải vài đội như thế. Hơn nữa, chúng ta cũng phải có những lớp kế cận từ U17, U15. Đó là chưa kể, liệu lứa U19 này lớn lên sẽ đá như thế nào ở đội U23 hay tuyển Việt Nam. Bóng đá Việt Nam từng có nhiều cầu thủ trẻ giỏi, nhưng khi lớn lên đã bị hỏng. Đây là đội bóng tiềm năng, nhưng phải đầu tư nghiêm túc và đúng hướng.
Theo VNE
Cựu tuyển thủ Đội bóng Đường sắt Hồi đó, chúng tôi sướng lắm!
Một trong những cầu thủ đầu tiên của Tổng cục Đường sắt (TCĐS), Vũ Quang Minh nhớ lại những ngày đá cho TCĐS đầy hào sảng và tự hào. Bố của danh thủ Vũ Minh Hiếu giờ đây 82 tuổi vẫn mỗi sáng "giải quyết" 3 chai bia và có thể nói sang sảng hàng giờ về thời kỳ hoàng kim của đội TCĐS.
Cầu thủ đầu tiên của TCĐS Vũ Quang Minh và con trai Vũ Minh Hiếu
Ông kể lại: "Hồi đó, chúng tôi sướng lắm. Chế độ dinh dưỡng cao, quần áo trang phục, giày thi đấu thích gì được nấy, thông báo chỉ hai ngày sau là có. Đi thi đấu đến đâu đều được cán bộ nhân viên ngành Đường sắt lo lắng, chăm chút.
Nếu nói về nền nếp sinh hoạt, tổ chức đội bóng thì Thể Công và TCĐS là số 1. Mà khi ấy, TCĐS đâu chỉ có bóng đá, các môn cơ bản và đại chúng như: Điền kinh, bơi lội, bắn súng, bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền... cũng rất mạnh.
Các ông Hà Đăng Ấn, Tạ Đình Đề rất sát sao với đội, lại có uy tín với cấp trên. Tôi xuất thân là sỹ quan Bảo chính đoàn mà vẫn được cùng đội vào Phủ Chủ tịch, Phủ Thủ tướng. Không phải ở TCĐS thì thành phần như thế sẽ không có được vinh dự đó đâu".
Cầu thủ TCĐS ngoài đá bóng vẫn lao động tại các công trình và nhà máy, xí nghiệp
Nhớ lại những năm đầu tiên luyện tập, thi đấu của TCĐS, ông kể: " Năm 1958, đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) mời TCĐS sang đó thi đấu, rồi năm sau lại sang Lào. Giai đoạn đó, tôi và ông Vũ Trọng Bích vừa đá bóng vừa làm công tác huấn luyện. Các phương pháp hiện đại như bẫy việt vị, làm công tác tâm lý chuyên môn, tập bóng rổ bổ trợ... đều được áp dụng ngay từ thời ấy".
Khi được hỏi: "Theo ông, ai là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử đội TCĐS", ông Minh không một phút suy nghĩ trả lời: " Vũ Trọng Bích, tức Bảy Bích. Ông ấy làm đội trưởng kiêm HLV ngay từ ngày đầu tiên thành lập đội. Bảy Bích đá trung phong, phong cách chơi bóng hiện đại, kỹ thuật rất tốt còn tốc độ thì miễn chê. Ông ấy còn dám chạy thi với cả ông Bùi Lương (VĐV, HLV marathon số 1 Việt Nam - PV) cơ mà. Thế hệ chúng tôi, với những: Thắng A, Thắng B, Mùi A, Mùi B, Tín, Chính, Dũng, Đạt, Quý, Thắng, Phục, Thư, Phúc, Lợi... tuy không xuất sắc bằng Bảy Bích song đều có những chiêu kỹ thuật độc đáo và luôn góp mặt ở Đội tuyển Quốc gia".
Theo TTVH
Nốt trầm của 3 HLV từng hưởng lương 100 triệu đồng Dù từng lãnh mức lương cao nhất V-League với 100 triệu đồng/tháng nhưng giờ đây họ đang phải ngồi nhà chờ một lời mời trở lại với bóng đá để không phải rơi vào cảnh thất nghiệp... Trúc trắc trong việc thanh lý hợp đồng khiến HLV Phạm Công Lộc chưa thể đến với các đội bóng mới - Ảnh: N.K. Đó là...