HLV Alex Ferguson sợ học trò… dại trai
Chưa hết lo về “cái nạn gái”, ông thầy Alex Ferguson lại đau đầu với nỗi lo mới: sợ đám học trò của mình… dại trai. Nghe qua hơi vô lý, nhưng sự cẩn thận của ông già người Scotland là không hề thừa thãi.
Dowling thích sao MU
Ngày 31/08 vừa qua, sau bao cuộc tình tai tiếng với những người đồng tính thuộc “ thế giới thứ 3″ và cả những… quý ông hâm mộ, Brian Dowling – ngôi sao truyền hình nổi tiếng người Ireland, nhân vật được biết đến rộng rãi trong chương trình truyền hình thực tế Big Brother bất ngờ đăng đàn nói về sự cô đơn và “muốn tìm một tấm chồng tử tế”. Thế nhưng cuối tuần qua, Dowling lại gây sốc với thú nhận, muốn được… chiều chuộng các ngôi sao Man Utd. Thậm chí, Dowling còn đưa ra một tuyên bố khiến các nàng WAGs và ông thầy Alex Ferguson “nổi hết da gà”: muốn “chơi trò 3 người” với 2 gã Don Juan nổi tiếng ở Old Trafford là Wayne Rooney và Ryan Giggs. Khiếp!
Trên tạp chí Heat, Brian Dowling nói: “Tôi thích tất cả các học trò của Alex Ferguson, họ làm tôi phát điên lên, đặc biệt là Rooney và Giggs. Tôi muốn gửi lời xin lỗi trước đến các nàng WAGs, nếu có điều gì tuyệt vời giữa tôi và các ngôi sao MU xảy ra”.
Brian Dowling
Chưa biết phản ứng của Wayne Rooney và các đồng đội ra sao, nhưng với những gì đã thổ lộ trên Heat, còn ai muốn “làm chồng” một “cô nàng” lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc… hư hỏng với đám sao MU.
Sir Alex nổi cáu
Ngoại trừ Rio Ferdinand – ngôi sao luôn hô hào không phân biệt giới tính trong bóng đá cũng như các lĩnh vực khác trong xã hội, thì đồng đội của chàng trung vệ “mỏ nhọn” không quan tâm đến những lời “ve vãn” của anh chàng “xăng-pha-nhớt” nổi tiếng nhất trong làng giải trí Anh.
Nhưng Alex Ferguson thì lo ngay ngáy. Vì… biết đâu đấy. Một người bạn của Dowling tiết lộ trên Daily Sport rằng, ông thầy người Scotland đã rất tức giận khi ngôi sao Big Brother có ý đồ “tiếp cận” đám cầu thủ MU và đã gửi thẳng thông điệp tới Dowling rằng: “Tránh xa học trò tôi ra”.
“Sir Alex Ferguson tỏ ra không hài lòng với những phát ngôn liên quan đến các ngôi sao MU của Dowling. Alex Ferguson không phải là người phân biệt giới tính, nhưng ông ấy đã yêu cầu Dowling không được tiếp cận cũng như nhắc đến tên của các học trò mình trên các phương tiện truyền thông”.
Không phải ngẫu nhiên mà Sir Alex để mắt đặc biệt tới Dowling. Vì Rio Ferdinand mới đây thú nhận, anh là fan cuồng nhiệt của Big Brother, chương trình mà Brian Dowling là một ngôi sao. Mặt khác, năm 2006, sau vụ vạ miệng chỉ trích ngôi sao truyền hình Chris Moyles là “gã đồng tính bẩn thỉu”, Rio bị cộng đồng “gay” nước Anh lên án mạnh mẽ.
Nhưng từ ấy, để lấy lại thiện cảm với những anh chàng thuộc “thế giới thứ 3″, Rio luôn miệng hô hào không phân biệt giới tính. Nghe đâu, Rio cũng có mối quan hệ mật thiết với Brian Dowling và anh chàng này thường xuyên dẫn “người yêu” đến nhà hàng Rosso của trung vệ MU để thưởng thức bữa tối. Nên nhớ, Rosso là nơi tụ họp thường xuyên của đám sao Quỷ đỏ, nên biết đâu sau cuộc nhậu say bí tỉ nào đó, những Rooney, Giggs lại chẳng… “ăn phải bả” của Dowling thì có mà đeo mo vào mặt.
“Săn” đám trẻ của Wenger?
Tài “săn” trai của Brian Dowling không thua kém gì những người đẹp nổi tiếng xứ Sương mù như Danielle Lloyd hay Imogen Thomas. Năm ngoái, khi tham gia chương trình truyền hình thực tế Ultimate Big Brother trên máy bay ở độ cao 10km, Dowling đã gây sốc khi tiết lộ, anh đã dụ dỗ được gần chục quý ông, những người hâm mộ của Big Brother chui tuốt vào khoang vệ sinh của máy bay để… vui vẻ tập thể.
Một người bạn của Dowling còn cho biết trên Daily Sport: “Ngoài MU, Dowling cũng rất ngưỡng mộ các ngôi sao Chelsea. Tuy nhiên, sau lời cảnh báo nghiêm túc từ Alex Ferguson, anh ấy cũng đã nản nên đang cân nhắc đến khả năng chuyển hướng sang các ngôi sao của Chelsea và Arsenal”.
Các tay chơi của Chelsea có thừa bản lĩnh… giới tính cùng độ tinh quái để cảnh giác và tránh xa Dowling. Nhưng Arsene Wenger thì nên học Alex Ferguson, bởi “đám trẻ” ở Emirates mà giao du với ngôi sao có biệt tài “săn trai” như Dowling thì sớm muộn gì cũng hư hỏng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cầu thủ Anh: Đắt có sắt ra miếng?
Những cầu thủ người Anh vẫn tiếp tục là món hàng đắt giá tại Premier League như hơn suốt nửa thập kỷ qua. Đâu là nguyên nhân khiến các ông lớn sẵn sàng chi đậm cho các ngôi sao bản địa?
Những diễn biến đầu tiên trên thị trường chuyển nhượng mùa hè này làm không ít báo chí nước Anh liên tưởng tới sự tái diễn cuộc chiến giữa Alex Ferguson và Kenny Dalglish. Cách đây 24 năm khi cầm quyền ở Liverpool, Dalglish đã đánh bại Ferguson để mang về cho đội bóng của mình tiền vệ sáng giá Beardsley. Khi ấy Beardsley là ngôi sao của đội tuyển Anh nhưng cái giá kỷ lục chỉ chưa tới 2 triệu bảng. Tất nhiên không thể so sánh con số trên với 16,5 triệu bảng mà MU phải bỏ ra để hớt tay trên của Liverpool trung vệ Phil Jones nhưng rõ ràng để mang về một cầu thủ mới 19 tuổi, mới đá 35 trận ở Premier League thì quả là khá chát.
Nhưng cùng ngày với thương vụ Jones, Liverpool cũng phải bỏ 20 triệu bảng để đem về một tài năng trẻ bản địa khác là Henderson. Thế nên suy cho cùng việc Newcastle thu được tới 35 triệu bảng khi bán Andy Carroll cho chính Liverpool hồi tháng giêng là điều hợp logic. Dù ai cũng thấy giá trị của những cầu thủ người Anh không hẳn tương đồng với số tiền bỏ ra thì những cổ động viên của MU, Liverpool hay bất cứ đội bóng nào tại Premier League cũng chẳng phàn nàn về điều đó. HLV Capello hẳn còn vui hơn vì đó là cơ hội để các cầu thủ người Anh có dịp cọ sát ở những câu lạc bộ hàng đầu. Và người ta chẳng đắn đo khi móc ví...
Lý do đầu tiên được đưa ra là những quy định về số lượng cầu thủ bản địa bắt buộc trong mỗi đội bóng đã bắt đầu có hiệu lực từ mùa bóng trước. Các cầu thủ người Anh có tiềm năng lại không quá nhiều nên tự khắc giá trị được đẩy lên do cầu vượt quá cung. Nhưng không phải đến khi có quy định trên thì sự thổi giá mới diễn ra mà thực tế nó đã xảy ra cả nửa thập kỉ. Lescott, Bent, Barry, Milner là những ví dụ dễ nhớ nhất khi nói đến sự vô lý về giá trị chuyển nhượng. Có lẽ lời giải thích hợp lý hơn là trước sự xuất hiện chóng mặt của những cầu thủ ngoại quốc, nhu cầu về việc Anh hóa đội bóng để giữ bản sắc là mục tiêu của nhiều ông chủ cũng như là mong muốn của các cổ động viên xứ sở sương mù.
Tất nhiên mỗi thương vụ chuyển nhượng đều có những lý do khác nữa đằng sau và rất đa dạng. Như cái cách ngài Ferguson tiếp cận Jones thông qua việc tỉ tê với cha mẹ trung vệ này là bài mà máy sấy tóc từng thành công nhiều trong quá khứ. Được ông bạn Sam Allardyce (người phát hiện Jones khi còn làm việc ở Blackburn) tiến cử, Ferguson đã bí mật vượt qua Arsenal, Chelsea hay Tottenham để có cú chuyển nhượng khá bất ngờ này. Đó là cái cách mà MU của Ferguson áp dụng để chứng tỏ tầm cỡ một ông lớn? Nhưng ở Liverpool thì có nguyên nhân khác. Sự trở lại của Dalglish khiến sân Anfield thành miền đất hứa của những cầu thủ người Anh. Nếu trước kia người ta chỉ nghỉ tới Carragher và Gerrard thì giờ đội hình Liverpool đã xuất hiện khá nhiều mầm non trẻ bản địa. Jack Robinson, Flanagan là 2 cái tên đã được tung ra sân nhiều lần cuối mùa bóng trước. Cộng thêm Carroll và bây giờ là Henderson, HLV Daglish đang dần hiện thực hóa mục tiêu của mình.
Nhưng ở Chelsea, Man City hay thậm chí Arsenal cũng đang có nhu cầu nội địa hóa như vậy bởi người ta đã quá thấm thía hai từ bản sắc. Thế thì cơn bão giá đối với các cầu thủ người Anh không những chưa thể dừng lại là còn có khả năng bùng nổ hơn nữa. Dù hiệu quả so với giá trị bỏ ra lại là điều không thể nói trước.
Theo vietnamnet
Dàn "Quỷ đỏ con" trên sân ăn mừng với các "papa" Nhóc cưng nhà Rooney, Giggs, Evra hay Vidic đều theo chân bố tới tham dự lễ ăn mừng chức vô địch giải Ngoại hạng Anh của MU. Chiến thắng 4-2 trước Blackpool ngay trên sân nhà Old Trafford tối chủ nhật vừa qua đã giúp MU có một lễ ăn mừng chức vô địch trọn vẹn. Mặc dù đã có thời điểm bị...