HIV tiếp tục hoành hành
HIV là một đại dịch vô cùng nguy hiểm, đã và đang diễn biến hết sức phức tạp ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm và HIV đề ra nhiều chương trình mục tiêu và đã triển khai rộng khắp ở các địa phương trong toàn quốc. Những năm qua cũng đã đạt nhiều kết quả, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2012 cả nước có khoảng 204.000 người bị nhiễm HIV; trong đó có khoảng 58.000 người chuyển sang AIDS, khoảng 60.000 người tử vong vì AIDS, và mỗi tháng sau khi kiểm tra xét nghiệm phát hiện thêm khoảng 1.000 trường hợp bị lây nhiễm HIV.
Ở ĐBSCL, cũng từ Bộ Y tế cho biết: Hiện có 30.117 người mắc bệnh HIV và phần lớn do lây qua đường tình dục. Nếu năm 2007 có 32% người bị nhiễm do lây qua đường tình dục, thì năm 2011 tỉ lệ lên tới 76% – trong khi bình quân cả nước là 41,4% – và đang có xu hướng “trẻ hóa” căn bệnh thế kỷ này.
Nhiều ý kiến cho rằng: Do nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, hiểu biết của không ít người về sự tác hại, sự nguy hiểm đối với bản thân và cộng đồng, ảnh hưởng đến nòi giống của HIV còn quá nông cạn nên thiếu ý thức cảnh giác, ít quan tâm đến việc phòng ngừa; nhất là quan hệ tình dục bừa bãi trong giới trẻ hiện nay.
Mặt khác, công tác thông tin truyền thông tuy có quan tâm nhưng chưa được thường xuyên; đôi khi cũng chỉ là phong trào. Nhiều địa phương cũng chưa thật xem đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương nên công tác phối hợp kiểm tra, giám sát giữa trên và dưới, giữa cơ quan chức năng với địa phương chưa được thường xuyên; nhất là việc hình thành quy chế phối hợp cụ thể trong việc phân công, phân nhiệm nhằm ngăn chặn, đẩy lùi việc lây nhiễm trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu không còn người nhiễm mới HIV.
Theo laodong
Đã đến lúc các địa phương cần đặc biệt quan tâm hơn nữa, nói cách khác là các địa phương phải vào cuộc, xem công tác phòng chống ma túy – mại dâm và HIV là nhiệm vụ của chính mình và của địa phương mình. Từ đó chủ động có kế hoạch đề phòng, chủ động phân bổ, điều tiết kinh phí hàng năm của địa phương cho chương trình mục tiêu quốc gia này, không nên ỷ lại trông chờ ngân sách hỗ trợ từ trung ương và khoản viện trợ từ bên ngoài, vì đó dẫu sao cũng là sự hỗ trợ, còn yếu tố quyết định vẫn là nội lực của từng địa phương.
Hơn 14 tỉ đồng "nợ xấu" trong HS-SV Quảng Nam
Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam cho biết căn cứ doanh số cho vay từ chương trình tín dụng đối với học sinh - sinh viên (HS-SV) trong tỉnh trong vòng 5 năm qua, đối tượng vay là HS-SV tại các huyện miền núi chỉ chiếm 14% trong tổng số gần 57.000 HS-SV vay hơn 972 tỉ đồng.
Thống kê tại các huyện miền núi nghèo, số tiền giải ngân còn thấp hơn, chỉ hơn 5,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, mối lo hiện nay của địa phương chính là hiệu quả của công tác thu hồi nợ, khi Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cảnh báo về tình trạng gia tăng tâm lý ỷ lại, không trả lãi vay và nợ. Hiện tổng số tiền lãi tồn đọng và nợ quá hạn lên đến hơn 14 tỉ đồng, trong khi nhiều SV đã tốt nghiệp, đi làm nhưng chưa trả nợ.
Được biết, tỷ lệ vay vốn tập trung nhiều vào SV ĐH, kế tiếp là CĐ, học sinh hệ trung cấp và học nghề.
H.X.H
Theo thanh niên
Ngăn chặn AIDS - thời cơ của Việt Nam Ngày Thế giới phòng, chống AIDS được kỷ niệm lần đầu tiên năm 1988, 24 năm sau, ứng phó với dịch bệnh toàn cầu này đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Có hơn 8 triệu người sống với HIV trên toàn thế giới đã được điều trị kháng virus. Bà Pratibha Mehta trong chuyến đi thực tế tại nông...