HIV lây truyền qua đường máu như thế nào?
Câu chuyện 42 người dân xã Kim Thượng có HIV, trong đó nghi vấn tập trung vào bác sĩ Th., người đã khám chữa cho nhiều người dân cả đời không đi đâu, không nghiện ngập… đã làm dấy lên cuộc tranh luận HIV lây qua đường kim tiêm dễ đến mức vậy sao?
HIV lây nhiễm như thế nào?
Cơ chế xâm nhập của vi rút HIV qua đường máu
HIV xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường máu, và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào Lympho T trong máu (phòng tuyến sau cùng giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại ) và vô hiệu hóa lympho T.
Vi rút HIV vào cơ thể bám vào tế bào lympho T, vô hiệu hóa Lympho T và dùng tế bào lympho bị bệnh làm tế bào chủ để sinh sản, tạo ra các vi rút HIV con tiếp tục vô hiệu hóa tế bào lympho khác dẫn đến cơ thể mất khả năng đề kháng với các loại bệnh khác xâm nhập vào cơ thể (bệnh cơ hội).
Vi rút HIV lây truyền qua đường máu do:
- Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác.
- Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế, các bệnh viện và phòng khám qua các dụng cụ y tế không được vô trùng và thực hiện nghiêm các quy trình y tế.
- Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay… do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Truyền máu không được sàng lọc HIV.
Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…
- Không dùng chung bơm kim tiêm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,…
- Đảm bảo 100% các chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu.
Nhân Hà tổng hợp
Theo Dân trí
Phát hiện 42 trường hợp mắc mới HIV ở xã nghi dùng chung kiêm tiêm tại phòng khám
Tại cuộc họp báo chiều muộn ngày 13/8 thông tin về vụ hàng chục người nghi nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung kim tiêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết đang phối hợp điều tra từng trường hợp để tìm nguồn lây nhiễm HIV.
Chiều muộn ngày 13/8, tại trụ sở UBND tỉnh Phú Thọ, ông Hà Kế San (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ) cùng đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế); Sở Y tế Phú Thọ cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc nhiều người phát hiện HIV nghi dùng chung kim tiêm tại xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Ông Hà Thế San cho biết Phú Thọ sẽ phối hợp để cùng Bộ Y tế điều tra dịch tễ, tìm hiểu các ca nhiễm HIV trên địa bàn xã Kim Thượng.
Ông Hà Kế San cho biết, hiện nay đã có 42 trường hợp nhiễm HIV chính thức được phát hiện mới tại xã Kim Thượng. Bản thân ông San đánh giá đây là một tỉ lệ khá cao trên địa bàn xã, nhưng không phải là duy nhất xét trên toàn quốc. Theo thống kê cả nước có 61 xã có tỷ lệ người nhiễm HIV như tại xã Kim Thượng.
"Bất cứ ai nhận thông báo nhiễm HIV đều bị sốc. Vì thế cần làm tốt khâu tư vấn, trong đó có việc tuân thủ uống thuốc ARV thì người bệnh sống khỏe mạnh, điều trị ngay tại nhà để người dân không bị hoảng loạn. Chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan báo chí đưa thông tin đúng, không để gây hoang mang, lo lắng tinh thần của những người không may nhiễm HIV", ông San nói.
Tại cuộc họp, đại diện Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết lây nhiễm HIV có rất nhiều con đường khác nhau như tiêm tịch, tình dục không an toàn, lây qua đường máu... Hiện nay tại xã Kim Thượng, các chuyên gia chưa đủ cơ sở để kết luận nguồn lây nhiễm. "Nhất là với người đã bị AIDS tức là đã nhiễm HIV nhiều năm", chuyên gia Bộ Y tế cho biết.
Hiện nay,Cục phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tìm hiểu tình hình chung của địa phương, nắm thông tin các ca nhiễm HIV để tìm hiểu khách quan dịch tễ nhiễm HIV của bệnh nhân chứ không vội quy chụp nguyên nhân lây nhiễm bắt nguồn từ việc nghi ngờ dùng chung kim tiêm tại phòng khám của bác sĩ.
Tại cuộc họp, chuyên gia cũng đưa ra dẫn chứng khi tiếp cận nữ bệnh nhân thì được biết bệnh nhân đã ốm cả năm nay. Hai tháng trước đó bệnh nhân mới đến khám nhà y sĩ, trong khi đó không thể chuyển từ HIV sang AIDS chỉ trong vòng 6 tháng.
Bệnh nhân hiện đã được điều trị thuốc ARV, tư tưởng thoải mái hơn và đã tăng 7 kg sau 2 tháng điều trị.
PGS.TS.Nguyễn Hoàng Long (Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế) cho biết trước mắt sẽ phối hợp với Phú Thọ để đánh giá tình hình chung nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn, sau sẽ đi sâu, khảo sát từng trường hợp cụ thể để có thể kết luận nguyên nhân mắc bệnh của họ.
Theo ông Hà Kế San, tỉnh cũng chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương điều tra, tìm hiểu từng trường hợp để làm rõ thông tin. Tuy nhiên quá trình này cần thời gian chứ không thể ngày một, ngày hai. Trước mắt cần tập trung tư vấn, giúp người dân không may nhiễm HIV một cách tốt nhất về tâm lý.
Ông Lê Quang Thọ, Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ cho biết đang tiến hành thống kê toàn bộ số bệnh nhân khám. Sở Y tế cũng lên danh sách lấy mẫu máu xét nghiệm cho 490 người, trong đó nghi nhận 42 người nhiễm HIV.
Trong 3 năm qua, báo cáo của ngành y tế Phú Thọ cho thấy đã có 5 người dân ở xã Kim Thượng tử vong vì căn bệnh HIV.
Tú Anh
Theo Dân trí
Quy trình xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV thế nào? Kết quả test nhanh cho thấy mẫu máu của người xét nghiệm dương tính với HIV vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn bệnh nhân đó đã nhiễm HIV, mà còn cần thực hiện một số xét nghiệm khác. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết thông tin trên. Theo bác sĩ Cấp,...