HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Những người nhiễm HIV có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người không nhiễm HIV…
Một nghiên cứu cho thấy, người nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc đái tháo đường gấp 4 lần so với người không nhiễm HIV. Bệnh đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh này, bao gồm tiền sử gia đình, thừa cân và lớn tuổi… nhưng một số người nhiễm HIV mắc bệnh đái tháo đường ở độ tuổi trẻ hơn mặc dù không bị thừa cân…
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường ở người nhiễm HIV
Ngày nay do chẩn đoán và điều trị HIV tốt hơn nên người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn. Một số ước tính cho thấy trung bình những người được điều trị HIV sớm có thể sống lâu như những người không nhiễm HIV. Khi những người nhiễm HIV sống lâu hơn, cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường như những người khác.
HIV làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến người nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc đái tháo đường hơn, đó là:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị HIV có thể gây ra lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết). Những người dùng một số loại thuốc này có thể tăng đường huyết và mắc bệnh đái tháo đường cao hơn. May mắn thay, các loại thuốc điều trị HIV mới hơn dường như không có nguy cơ này.
- Một số loại thuốc dùng để điều trị HIV có thể khiến người bệnh tăng cân. Tăng cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, do đó có thể khiến người nhiễm HIV có nguy cơ cao mắc đái tháo đường hơn.
- Nhiều người nhiễm HIV cũng bị nhiễm viêm gan C. Viêm gan C cũng có liên quan đến bệnh đái tháo đường.
- Người nhiễm HIV bị viêm do nhiễm trùng. Tình trạng viêm này có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh đái tháo đường.
Video đang HOT
Do đó, người nhiễm HIV nên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi bắt đầu điều trị HIV và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đường huyết luôn ở mức khỏe mạnh.
Nếu bạn bị nhiễm HIV có lượng đường trong máu cao hoặc mắc đái tháo đường, có thể ảnh hưởng đến việc điều trị, vì có thể cần phải tránh một số loại thuốc điều trị HIV gây tăng đường huyết.
Một số loại thuốc thông dụng trị đái tháo đường như metformin có thể vẫn kiểm soát được lượng đường trong máu, nhưng những người nhiễm HIV có thể không đáp ứng với việc điều trị đái tháo đường giống như những người không nhiễm HIV.
Một số loại thuốc dùng để hạ đường huyết cũng có thể tương tác với các phương pháp điều trị dùng để kiểm soát HIV và có thể gây tăng cân hoặc các tác dụng không mong muốn khác. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để biết cách hạn chế những rủi ro này và tìm ra sự kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng chống bệnh đái tháo đường như thế nào?
Đái tháo đường là một căn bệnh phát triển khi lượng đường trong máu quá cao. Glucose đến từ sự phân hủy của thực phẩm chúng ta ăn và là nguồn năng lượng chính của cơ thể.
Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về mắt và tổn thương thần kinh.
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường có thể bao gồm:
Cơn khát tăng dần Đi tiểu thường xuyên Cơn đói tăng lên Giảm cân bất thường Mệt mỏi Mờ mắt Ngứa ran hoặc tê ở tay hoặc chân Vết thương không lành…
Những người có triệu chứng của bệnh đái tháo đường nên đi xét nghiệm bệnh. Nếu bạn bị nhiễm HIV và lo lắng về bệnh đái tháo đường, nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ này và những gì bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe.
Bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân và duy trì cân nặng đó.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường và muối.
- Liên tục di chuyển: Đặt mục tiêu dành 30 phút hoạt động thể chất vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ…
Người nhiễm HIV sống khỏe nhờ điều trị ARV sớm
Với việc điều trị ARV sớm, người nhiễm HIV sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm tử vong, giảm lây truyền HIV sang người khác... đồng thời cải thiện cuộc sống của chính mình.
1. Gần 200.000 người nhiễm HIV đã được điều trị bằng ARV
Điều trị ARV (thuốc kháng HIV) cho người nhiễm HIV đã được triển khai tại Việt Nam từ rất sớm. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có chương trình điều trị ARV rất thành công. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 228.497 người nhiễm HIV hiện đang còn sống.
Hiện nay, Việt Nam có 173.455 người đang điều trị thuốc ARV tại gần 500 cơ sở điều trị trên 63 tỉnh/thành phố. Kết quả này góp phần quan trọng vào Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030 mà Việt Nam đang triển khai.
Thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV trong cơ thể người.
2. Thế nào là điều trị ARV sớm?
Thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV trong cơ thể, giảm số lượng các bản sao của HIV trong máu (còn gọi là giảm tải lượng HIV)... giúp phục hồi hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, theo TS. BS. Nguyễn Thị Thúy Vân - Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho hay, thuốc ARV chỉ đạt hiệu quả điều trị cao nếu người nhiễm HIV được điều trị sớm.
TS. BS. Nguyễn Thị Thúy Vân nhấn mạnh, điều trị sớm có nghĩa là điều trị ngay khi người bệnh mới phát hiện nhiễm HIV. Trước đây, người nhiễm HIV chỉ khi có kết quả xét nghiệm CD4 200 tế bào/mm3 mới được đưa vào điều trị. Tuy nhiên, theo thời gian, tiêu chí để bắt đầu điều trị ARV đã thay đổi. Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đã chỉ định đưa người nhiễm HIV vào điều trị ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV mà không cần phải phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm CD4.
Thậm chí, người nhiễm HIV cần được điều trị ngay trong ngày, chậm nhất là trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện nhiễm HIV. Điều này vừa giúp người bệnh sớm ức chế được tải lượng trong cơ thể đồng thời tránh làm mất dấu người nhiễm.
Người nhiễm HIV cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
3. Lợi ích của điều trị ARV sớm
Theo TS. BS. Nguyễn Thị Thúy Vân việc điều trị ARV sớm có thể giúp người nhiễm HIV:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội: Việc điều trị sớm cho người nhiễm HIV sớm khi hệ thống miễn dịch chưa suy giảm, chưa mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các bệnh đồng nhiễm... sẽ giúp người bệnh duy trì được sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và có thể sống khỏe mạnh như người bình thường.
- Tránh lây truyền HIV cho người khác , lây lan ra cộng đồng: Nếu được điều trị ARV sớm, sau khoảng 3-6 tháng, toàn bộ virus trong cơ thể người nhiễm HIV sẽ bị ức chế. Khi virus ở ngưỡng không phát hiện được, sẽ không lây truyền HIV qua người khác, lây lan ra cộng đồng.
Tuy nhiên, điều quan trọng là người nhiễm HIV cần đến các cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc và điều trị sớm.
Do đó, cần phải tuyên truyền sâu, rộng trong cộng đồng để những người nhiễm HIV biết về lợi ích của ARV để có thể tiếp cận được với các dịch vụ điều trị chăm sóc ARV một cách sớm nhất.
Thực hiện được điều này, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu 95-95-95 (95% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 95% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế) hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Nguyên nhân nào dẫn tới thanh thiếu niên nhiễm HIV tăng lên? Hiện nay, hình thái lây truyền HIV có sự chuyển dịch từ tiêm chích ma túy, lây từ mẹ sang con... sang lây nhiễm qua đường tình dục ở nam quan hệ tình dục đồng giới. Đặc biệt, số ca nhiễm HIV đang ngày càng trẻ hóa. Nhiều học sinh, sinh viên phát hiện bệnh khi còn quá trẻ. Tình trạng nhiễm HIV...