Hitler so sánh bản thân với hoàng đế Napoleon thế nào?
Ngày 23/6/1940, trùm phát xít Hitler đến Paris, Pháp. Tại đây, nhà độc tài Đức quốc xã ghé thăm nơi an nghỉ của hoàng đế Napoleon. Sau khi rời khỏi, Hitler còn so sánh bản thân với Napoleon khi cho rằng hai người có nhiều điểm chung.
Sau khi tấn công và chiếm đóng nước Pháp, trùm phát xít Hitler có chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến Paris vào năm 1940.
Cụ thể, vào ngày 23/6/1940, nhà độc tài Hitler đặt chân đến thủ đô Paris. trong số những nơi mà trùm phát xít ghé thăm có điện Invalides.
Lý do trùm phát xít Hitler đến điện Invalides là vì đây là nơi yên nghỉ ngàn thu của hoàng đế Napoleon Bonaparte nổi tiếng lịch sử Pháp.
Theo một số tài liệu, sau khi ghé thăm mộ của Napoleon, Hitler nói rằng đó là khoảnh khắc đẹp và tuyệt vời nhất trong cuộc đời.
Không những vậy, Hitler còn so sánh bản thân với hoàng đế Napoleon và nhận thấy hai người có nhiều điểm chung. Đầu tiên, Hitler cho rằng ông và Napoleon đều là người nước ngoài đến một nước khác “gây dựng cơ đồ”.
Video đang HOT
Trong khi Hitler xuất thân từ nước Áo và đến Đức gây dựng sự nghiệp chính trị thì Napoleon chào đời tại Ajaccio, trên hòn đảo Corsica (từng là của Italy, về sau được chính quyền Genoa bán lại cho nước Pháp) nhưng về sau trở thành hoàng đế Pháp lừng lẫy thế giới.
Hai là, Hitler nhận thấy ông và Napoleon đều có tham vọng lớn khi muốn chinh phục các cường quốc.
Trong khi Napoleon tham vọng chinh phục nước Nga thì Hitler âm mưu tấn công xâm lược Anh.
Một sự trùng hợp nữa theo nhận định của Hitler là ông và Napoleon đều có vóc dáng khá tương đồng, cao dưới 1,7m.
Để tỏ lòng tôn kính hoàng đế Napoleon, Hitler ra lệnh cho cấp dưới đưa thi hài con trai của vị tướng lừng lẫy nước Pháp từ Vienna về điện Invalides để hai cha con được ở cạnh nhau.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/History
Chiến dịch biến Napoleon thành huyền thoại quân sự
Tài cầm quân xuất chúng giúp Napoleon chỉ huy đội quân yếu ớt đánh bại đối thủ áp đảo về quân số trên chiến trường Italy năm 1796.
Năm 1792, Chiến tranh liên minh lần thứ nhất nổ ra khi một số cường quốc châu Âu chung sức chống Cộng hòa Pháp sau cuộc cách mạng nổ ra ở nước này. Cuộc tấn công Italy năm 1796 là một phần trong cuộc chiến, cũng là một trong những chiến dịch quân sự quan trọng nhất sự nghiệp của Napoleon Bonaparte, đưa ông lên hàng ngũ chỉ huy kiệt xuất và mở đường cho loạt chiến thắng của Pháp trước khi Napoleon lên ngôi hoàng đế.
Trong chiến dịch này, tương quan lực lượng giữa Pháp và đối thủ Áo không thay đổi so với những cuộc giao tranh trước thời điểm diễn ra cách mạng Pháp. Sự khác biệt duy nhất là cách dùng binh của Napoleon. Ông cho quân đội hành quân thần tốc đến Italy, khiến đối phương không kịp trở tay bằng sự nhanh nhẹn, quyết đoán và linh hoạt trên chiến trường.
Trận đánh ở cầu Lodi năm 1796. Ảnh: War History.
Italy vào thời điểm đó không phải một quốc gia thống nhất, mà là tập hợp gồm nhiều bang thành khác nhau. Quân Áo áp đặt quyền cai trị trực tiếp hoặc điều khiển các chính quyền bang thành thông qua ảnh hưởng chính trị.
Khi đặt chân tới miền bắc Italy vào tháng 3/1796, Napoleon nắm trong tay 60 khẩu pháo và 37.000 binh sĩ, đa phần là những người ốm yếu, vô kỷ luật, lại không có lực lượng chi viện vì Pháp đang dồn lực cho cuộc tấn công quy mô lớn vào Rhine.
Ở bên kia chiến tuyến, quân Áo và đồng minh áp đảo về quân số với hơn 50.000 người. Tuy nhiên, tài năng của Napoleon đã biến quân Pháp rệu rã thành lực lượng đầy kiêu hãnh.
Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch Italy diễn ra ở Montenotte ngày 12/4. Napoleon dàn quân trên một đỉnh đèo rồi dụ một phần lực lượng Áo tiến vào. Sau đó, Pháp tấn công với quân số áp đảo, chia cắt quân Áo với đồng minh ở Piedmont, tây bắc Italy.
Áp dụng chiến thuật "tốc chiến tốc thắng", đội quân của Napoleon đánh bại quân Piedmont ở Millesumo và Vico, quân Áo ở Dego và Ceva, buộc đối phương co cụm phòng ngự. Sau các trận đánh này, Napoleon tiếp tục phát động chiến tranh tổng lực nhằm vào lực lượng Piedmont và giành chiến thắng ở Mondovi.
Quân Piedmont phải đầu hàng và chấp nhận hiệp ước đình chiến Cherasco ngày 28/4. Napoleon chỉ mất một tháng để đánh bại quân Piedmont, lực lượng từng chống Pháp suốt hơn ba năm trước đó. Quân Pháp mất 6.000 binh sĩ, trong khi tổn thất của quân Áo và đồng minh là hơn 25.000 người.
Napoleon cầm cờ dẫn đầu đội quân vượt cầu Arcole. Ảnh: War History.
Sau chiến thắng này, quân Napoleon tiếp tục hướng về Milan, nơi họ đối đầu lực lượng Áo ở cầu Lodi. Cây cầu rộng gần 4 m, dài 61 m và luôn có một khẩu đội pháo binh Áo canh gác.
Napoleon cho kỵ binh vòng bên sườn để tìm đường vượt sông, đồng thời ra lệnh cho bộ binh vượt cầu tấn công để cầm chân đối phương. Chiến thuật này khiến bộ binh Pháp chịu thiệt hại nặng vì trúng đạn pháo của Áo. Một số binh sĩ nhảy xuống sông để tránh đạn và sống sót, nhưng bị kỵ binh đối phương tấn công khi bơi sang bờ bên kia.
Tuy nhiên, lúc này kỵ binh Pháp đã kịp vòng qua sông và bất ngờ tấn công thọc sườn khiến quân Áo không kịp trở tay. Việc đánh bại quân Áo tại cầu Lodi giúp Napoleon chiếm được Milan.
Nhận lệnh từ chính quyền Pháp, Napoleon tiếp tục hành quân đến miền trung Italy, nơi ông được tặng nhiều kiệt tác nghệ thuật để không tấn công các vùng lãnh thổ của Giáo hoàng. Một cánh quân Áo được điều đến đây nhưng bị quân đội Pháp đánh bại ở Lonato.
Sau khi chiến thắng quân Pháp ở vùng Rhine, Áo điều thêm quân đến Italy để đối phó quân đội Napoleon. Ngày 12/10, Napoleon chịu thất bại đầu tiên ở ngoại ô Verona.
Vài ngày sau, ông tìm lại niềm vui chiến thắng bằng trận đánh ở Arcole. Ban đầu, ông chỉ huy quân băng cầu với hy vọng giành thắng lợi như ở Lodi. Khi kế hoạch thất bại, Napoleon cho quân vòng xuống phía nam, xây cầu nổi trên đầm lầy và đánh thọc sườn quân Áo. Dù hai bên đều chịu thương vong lớn, quân đội Pháp là những người giành chiến thắng ở Arcole.
Cuộc chiến kéo dài suốt mùa đông với nhiều trận giao tranh nhỏ. Hai bên đều chịu thương vong nhưng Áo không thể tái chiếm những lãnh thổ bị mất. Tháng 1/1797, quân Napoleon đánh bại đối phương ở Mantua, buộc 30.000 quân Áo đầu hàng.
Dù thất bại, Áo vẫn không chịu đàm phán hòa bình cho đến tháng 4/1797. Napoleon tự mình đứng ra thương lượng, thay vì để công việc này cho các nhà ngoại giao và chính trị.
Áo đã nhượng bộ đáng kể ở Italy và thuộc địa của họ ở Bắc Âu. Bỉ, Hà Lan và bờ tây sông Rhine trở thành lãnh thổ của Pháp, các khu vực Napoleon chiếm được ở miền bắc Italy cũng giành độc lập và trở thành Cộng hòa Cisalpine.
Napoleon sau đó tìm cách lan truyền tin tức về sự vĩ đại của mình. Ông yêu cầu hai tờ báo tung hô thành công cả trong quân đội và ở quê nhà để tăng danh tiếng, mở đường cho việc lên ngôi hoàng đế sau này.
Theo Duy Sơn (VNE)
Xả súng hạ sát cả nhà bạn gái cũ vì thấy đi cùng bạn trai mới Ngày 6/10, nước Áo rúng động sau vụ xả súng giết hại 5 người bao gồm: bạn gái cũ, gia đình và bạn trai mới của cô này. Hãng tin APA của Áo đưa tin sau khi đầu thú cảnh sát, nghi phạm đã thừa nhận giết chết 5 người. Tuy nhiên, danh tính của nghi phạm chưa được tiết lộ. Trước đó,...