Hitler nói mình “bị lừa” trước khi tự sát
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler (1889 – 1945) đã nói với các vị tướng thân cận rằng “mọi người đã nói dối ta, mọi người đã lừa dối ta” chỉ tám ngày trước khi tự sát trong một boongke.
Chi tiết này nằm trong một bộ hồ sơ tình báo của ông Guy Liddell, cựu Phó giám đốc Cơ quan An ninh của Anh (MI5), ghi chép lại những ngày cuối cùng của Hitler, theo tin tức từ tờ Telegraph ngày 26.10.
Hitler đã có một bài phát biểu trước các tướng lĩnh thân cận và Bộ trưởng Nội vụ thời bấy giờ là tướng Heinrich Himmler.
Theo hồ sơ tình báo này, Hitler có mặt lúc 8 giờ 30 sáng để tham gia một cuộc họp vào ngày 22.4.1945, với dáng vẻ của một người đàn ông hoàn toàn bị sụp đổ tinh thần, được hộ tống bởi một số binh sĩ. Himmler khi ấy đã thúc giục Hitler rời khỏi Berlin.
Trùm phát xít Adolf Hitler – Ảnh: AFP
Đột nhiên, Hilter bắt đầu phát biểu và nói: “Mọi người đã nói dối ta, mọi người đã lừa dối ta. Chẳng ai nói cho ta biết sự thật”.
“Lực lượng vũ trang cũng nói dối ta. Người Đức không chịu đấu tranh anh dũng. Như vậy không phải ta thua trận mà chính là người Đức”, Hitler nói.
Video đang HOT
Kể từ buổi họp đó, hồ sơ tình báo này khẳng định Hitler đã bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng và liên tục nói sảng.
Nhưng đến đêm 30.4.1945, Hitler đã rất bình tĩnh và tự sát trong một boongke ở thành phố Berlin.
Ông Albert Speer, một viên tướng thân cận của Hitler, cho biết Hitler cuối cùng cũng nhận ra rằng ông ta đã thua trận. Hitler cũng nói với Speer rằng cái chết là một sự giải thoát.
“Hitler nói rằng ông không thể ra ngoài chiến đấu vì lo ngại sẽ bị thương và bị quân đội Nga bắt giữ. Vì thế mà Hitler tự bắn chết mình”, theo ông Speer.
Theo TNO
Tân quốc xã trỗi dậy
Xã hội Đức cần phải ý thức hơn nữa về mối đe dọa của loại tội ác do chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gây ra
Sau vụ tấn công 11-9-2001 ở Mỹ đến nay, các cơ quan an ninh khắp thế giới đổ công sức vào cuộc chiến với chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Riêng nước Đức còn mở mặt trận này với tính khẩn cấp đặc biệt bởi một số tên không tặc đã từng sống ở Hamburg. Thế nhưng, theo báo The Washington Post (Mỹ), điều này đã dẫn đến tình trạng sao nhãng đối với các loại hình bạo lực nội địa khác ở đất nước này, tạo điều kiện cho phong trào tân quốc xã phát triển.
Xem nhẹ mối đe dọa
Các cơ quan an ninh ở Đức cho rằng mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố cánh hữu là không đáng kể. Trong vòng 7 năm qua, một nhóm nhỏ tân quốc xã vẫn không bị phát hiện ngay cả khi bọn họđã sát hại 10 người, trong đó 9 người là dân nhập cư. Trong khi đó, các lực lượng an ninh ở Đức tập trung đối phó chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.
Nghị sĩ Sebastian Edathy, người tiến hành cuộc điều tra các thất bại của cơ quan tình báo, nhận xét: "Các cơ quan tình báo không đặt chủ nghĩa cực đoan cánh hữu vào tầm ngắm. Trong 10 năm qua, xã hội Đức tập trung vào mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Thế nhưng, đó không phải là mối đe dọa duy nhất mà chúng ta đang đối mặt".
chú ý nhiều hơn đến mối đe dọa từ phong trào tân quốc xã. Ảnh: DIGITAL JOURNAL
Các vụ giết chóc đã tiếp tục xảy ra khi nước Đức ít chú ý đến phong trào tân quốc xã. Cuộc cải tổ ngành tình báo năm 2006 đã kết hợp các cơ quan đối phó với chủ nghĩa cực đoan cánh tả và cánh hữu lại với nhau, một phần nhằm giải phóng nguồn lực để chiến đấu chống lại Al-Qaeda và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Bản báo cáo tình báo dài 473 trang năm 2011 của Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức nhận định rằng không phát hiện dấu vết chủ nghĩa khủng bố cánh hữu. Điều đáng nói là bản báo cáo trên được công bố không lâu trước khi nhóm tân quốc xã kể trên bị phát hiện.
Vẫn tranh cãi về cách đối phó
Ít người ở Đức xem chủ nghĩa cực đoan cánh hữu làmối đe dọa đáng kể. Thế nhưng, từ năm ngoái, cách nhìn trên đã thay đổi nhiều sau khi xảy ra một loạt vụ giết người bí ẩn được thực hiện bởi bọn tân quốc xã. Tuy vậy, cảnh sát đã không xác định động cơ phân biệt chủng tộc trong các vụ giết người này.
Nhóm tân quốc xã nói trên cũng tiến hành hơn 10 vụ cướp ngân hàng và đánh bom một tiệm làm tóc ở khu vực dân nhập cư tại Cologne. Sau một vụ cướp ngân hàng vào tháng 11-2011, nhà chức trách phát hiện vũ khí trong một ngôi nhà ở miền Đông Nam nước Đức và xác định số vũ khí này liên quan đến các vụ giết chóc trên.
Phong trào tân quốc xã phát triển mạnh ở phần lãnh thổ phía Đông nước Đức, nơi quan điểm chống nhập cư dâng cao và thái độ đối với các tộc người thiểu số gần như không đổi so với thời quốc xã. Đảng Dân chủ Dân tộc, một đảng chính trị có liên quan đến tân quốc xã, hiện có ghế ở nghị viện 2 bang.
"Phong trào tân quốc xã đạt thành công lớn nhất ở miền Đông nước Đức. Những người có lai lịch nhập cư không bao giờ đến đó" - Anetta Kahane, Giám đốc Quỹ Amadeu Antonio, tổ chức chuyên bảo vệ quyền của dân tộc thiểu số, nhận định. Trong khi đó, người ta vẫn còn tranh cãi về việc phải làm gì để đối phó với vấn nạn này.
Hans-Georg Maassen, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nội địa Đức, đã tập trung cải thiện sự liên lạc giữa văn phòng liên bang của ông và 16 cơ quan tình báo khu vực. Tuy nhiên, điều đó chưa tạo ra hiệu quả trong việc ngăn chặn tội ác của các nhóm tân quốc xã. Theo các chuyên gia, tất cả mọi cơ quan an ninh, từ trung ương đến địa phương và cả xã hội cần phải ý thức hơn nữa về mối đe dọa của loại tội ác do chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gây ra.
Theo NLD
Hungary bắt tội phạm Đức Quốc xã khét tiếng Tội phạm Đức Quốc xã khét tiếng Laszlo Csatary đã bị nhà chức trách Hungary bắt giữ, theo các công tố viên nước này vào hôm nay, 18.7. Ngôi nhà nơi Laszlo Csatary trú ngụ tại Hungary - Ảnh: AFP Csatary là nhân vật số một trong danh sách truy nã của Trung tâm Simon Wiesenthal, tổ chức chuyên truy lùng tội phạm...