Hít khí độc từ đồ chơi Trung Quốc, 50 trẻ cấp cứu
Chiều tối 13/5, khoảng 50 học sinh (lớp 2, 3 và 4) của Trường tiểu học Tiến Thành 1 (xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) phải nhập viện cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, cho biết tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) An Phước có 7 em được cấp cứu; BVĐK tỉnh Bình Thuận có 3 em; khoảng 40 em khác bị nhẹ hơn được sơ cấp cứu tại Trạm y tế của xã Tiến Thành.
Ảnh minh họa
Một giáo viên của trường này cho hay nguyên nhân có thể do trong lúc vui chơi, học sinh vô tình làm vỡ chai đồ chơi làm bằng thủy tinh, bên trong chứa dung dịch lỏng, màu sắc rất đẹp (đồ chơi này được bày bán trước cổng trường với giá 2.000 đồng/chai có xuất xứ từ Trung Quốc).
Chỉ ít phút sau, mùi từ trong chai này bốc lên khiến những em ngửi phải bị nhức đầu, sốt nhẹ, nôn ói tại chỗ. Đến 21 giờ hôm qua, nhiều em đã xuất viện.
Video đang HOT
Theo Quế Hà
Thanh Niên
Top tín hiệu cực nguy trong thai kỳ
Thai phụ cần theo dõi những bất thường để nhập viện kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Trong quá trình thai nghén cơ thể người mẹ thay đổi nên có thể xuất hiện: nôn, phù nặng, tiểu tiện khó khăn... Vì vậy, thai phụ cần theo dõi những bất thường để nhập viện kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nôn nhiều lần
Thông thường ở thời kỳ đầu của thai nghén nhiều thai phụ hay nôn do nghén. Nếu tình trạng nôn ít, thưa thì có thể dần hết khi thai nhi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, nếu nôn mửa nhiều lần và có tính liên tục, ăn vào thứ gì nôn ra thứ ấy, thậm chí kể cả nước uống thì có thể dẫn tới mất nước và điện giải, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cần đi khám và điều trị ngay.
Cảm sốt
Nếu người thai phụ bị cảm sốt như: người nhức mỏi, ngào ngạt, không sốt hoặc sốt nhẹ.. thì cần nghỉ ngơi bổ sung nhiều vitamin C, ăn cháo giải cảm. Nhưng nếu sốt 38oC hoặc sốt sang ngày thứ 3 thì cần đến bệnh viện khám.
Bất thường ở âm đạo
Tháng đầu của thai nghén có thể có chút ít máu, nếu không thấy có triệu chứng gì khác thì đó là hiện tượng bình thường nhưng nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi (thấm được băng vệ sinh hoặc ra chất như nước) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi có biểu hiện bất thường thai phụ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn. (Ảnh: DN)
Tiểu tiện khác thường
Trong thời kỳ có thai, những sự thay đổi về sinh lý nội tiết thần kinh và cơ thể tạo thành cơ chế sinh bệnh nhiễm trùng tiết niệu như dưới tác dụng của Progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên sản phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn.
Nếu tiểu có cảm giác rát đau hoặc có đau bụng, bị lạnh và sốt, có khả năng bị viêm nhiễm hệ tiết niệu.
Đau lưng, đau bụng
Trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ người mẹ thường bị đau lưng, tức bụng (hơi đau bụng) có thể do quá trình thai nhi phát triển đạp khiến người mẹ khó chịu nhưng nếu thai phụ đau từng cơn, kèm theo mỏi lưng, nhất là có hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu báo trước của sảy thai hoặc sinh non, rau tiền đạo... cần nhập viện sớm để được bác sĩ khám và xử trí kịp thời.
Khó thở, thở ngắn
Cuối kỳ mang thai, nếu làm việc nặng, thai phụ thường có cảm giác thở ngắn, hụt hơi. Phần nhiều đó là hiện tượng bình thường, nhưng nếu hoạt động nhẹ hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi cũng bị thở ngắn rõ rệt hoặc tim đập mạnh khó thở đến mức không nằm được thì có thể nghĩ đến bệnh tim, cần phải khám và điều trị sớm.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Bé cứ uống sữa vào là nôn Con tôi 2 tuổi. Từ nhỏ cháu thường uống sữa của Mỹ, nhưng 3 hôm nay, bé uống sữa vào là nôn hết ra. Tối qua bé ngủ đến 11 giờ đêm lại dậy nôn hết. Sáng nay chúng tôi cho bé đi khám nhưng bác sĩ nói bé không viêm họng, đi ngoài bình thường, cháu vẫn chơi, không cần dùng thuốc....