Hít bóng cười, chủ spa trẻ 3 lần nhập viện vì hoang tưởng
Chị N.T.T. đã vào viện 3 lần do thường xuyên cáu gắt và cho rằng có người hại mình. Thậm chí, nhiều đêm chị T. không ngủ, tay cầm dao đi đi lại lại, cho rằng có người rình rập hại mình.
Các loại kẹo viên, keo hít, bóng cười, shisha, cỏ Mỹ… có thể mua dễ dàng trong các quán cà phê, ngoài đường phố – Ảnh: T.T.D.
Tình trạng sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng, đặc biệt nữ giới có xu hướng sử dụng các chất này tăng lên, không ít trường hợp nhập viện trong tình trạng hoang tưởng do sử dụng chất gây nghiện kéo dài.
Đây là chia sẻ của TS Lê Thị Thu Hà – trưởng phòng điều trị nghiện chất Viện Sức khỏe tâm thần, Bạch viện Bạch Mai – tại hội thảo về sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên chiều 9-8.
TS Hà cho biết nguyên nhân thanh thiếu niên sử dụng chất gây nghiện gia tăng có yếu tố môi trường (tương tác xã hội, stress, gia đình) và nguyên nhân về sinh lý (gene và biểu sinh, giới).
Một số chất gây nghiện thanh thiếu niên thường sử dụng, lạm dụng là nicotine, rượu, cần sa, methamphetamine (ma túy đá), MDMA (thuốc lắc), N20.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, khi lạm dụng chất gây nghiện sẽ làm biến đổi chất dẫn truyền tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất ngủ, rối loạn tình dục, rối loạn hành vi.
Hoang tưởng vì chất gây nghiện
BSCK2 Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc – Viện Sức khỏe tâm thần, Bạch viện Bạch Mai – dẫn chứng về trường hợp bệnh nhân dùng chất gây nghiện từ tuổi vị thành niên.
Chị N.T.T. (ở Vĩnh Phúc) vào viện lần thứ 3 vào ngày 18-6 vừa qua do thường xuyên cáu gắt và cho rằng có người hại mình. Thậm chí, nhiều đêm chị T. không ngủ, tay cầm dao đi đi lại lại, cho rằng có người rình rập hại mình.
Mẹ chị T. kể ngay từ khi học cấp III, T. thường xuyên tụ tập bạn bè và có sử dụng thuốc lá, rượu bia. Sau khi học xong cấp III, chị T. học chăm sóc da và làm đẹp, sau đó có mở 2 spa làm việc.
Sau khi có thu nhập ổn định, chị T. bắt đầu dùng nhiều loại chất gây nghiện. Chị sử dụng bóng cười cách đây hơn 1 năm, sau đó sử dụng MDMA (thuốc lắc).
Sau khi dùng chất gây nghiện kéo dài, tần suất tăng dần, chị T. bắt đầu nghe thấy tiếng nói trong đầu, tiếng người khác chửi mắng khiến chị cáu gắt đập phá đồ đạc.
Tại lần nhập viện đầu, chị T. được chẩn đoán rối loạn tâm thần. Sau điều trị 10 ngày, chị T. dần ổn định, hết tiếng nói trong đầu, ăn ngủ tốt hơn. Chị T. được ra viện nhưng không đến tái khám theo lịch hẹn.
Sau đó, chị T. tiếp tục “tái nghiện” và phải nhập viện đến lần thứ 3 với chẩn đoán rối loạn tâm thần do sử dụng đa chất (cần sa, N2O) với hoang tưởng chiếm ưu thế.
Sử dụng chất gây nghiện, hiểm họa khôn lường
Theo TS Hà, việc lạm dụng rượu, cần sa và các chất gây nghiện khác sẽ làm khiếm khuyết về cấu trúc và chức năng của não. Những trẻ uống rượu nhiều năm sẽ giảm thể tích hồi hải mã (một cấu trúc quan trọng của não bộ, có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ), vỏ não trước trán, tiểu não. Kết quả dẫn đến suy giảm trí nhớ, sự chú ý và tốc độ xử lý thông tin và chức năng điều hành, việc lập kế hoạch, giải quyết các vấn đề sau này.
“Đối với trẻ vị thành niên, việc điều trị sử dụng chất gây nghiện cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Gia đình, cộng đồng và quy định pháp luật là những khía cạnh quan trọng trong quá trình điều trị”, TS Hà thông tin.
ThS Bùi Văn Toàn, phòng tâm lý lâm sàng Viện Sức khỏe tâm thần, cho rằng việc điều trị khi trẻ sử dụng chất gây nghiện dựa vào gia đình là vô cùng quan trọng.
“Ngay khi trẻ có biểu hiện hoặc phát hiện trẻ có sử dụng chất gây nghiện, gia đình cần tỏ rõ quan điểm, đồng hành để thay đổi hành vi của trẻ. Chủ yếu, trẻ sử dụng chất gây nghiện do nguyên nhân stress hoặc muốn thể hiện bản thân. Vì vậy, gia đình cần theo dõi, giải quyết những vấn đề của trẻ để trẻ không tái sử dụng chất gây nghiện”, ThS Toàn nói.
43% ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là tử vong sớm
Ngày nay, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong và gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở VN.
Năm 2018, các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số ca tử vong. Số liệu Tổ chức Y tế thế giới tại VN cho thấy 43% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là tử vong sớm (trước 70 tuổi).
4 yếu tố nguy cơ chính và phổ biến nhất hiện nay dẫn đến bệnh không lây nhiễm bao gồm: sử dụng thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn, chế độ ăn uống không lành mạnh, và thiếu hoạt động thể lực. Trong khi tỷ lệ hút thuốc lá giảm dần trong cộng đồng thì các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng thức ăn nhanh và thừa cân béo phì lại có xu hướng tăng cao ở VN.
Theo Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu (GSHS) tại VN được công bố gần đây: Tỷ lệ hiện đang hút thuốc (thuốc lá điếu hoặc thuốc lào) ở lứa tuổi 13 - 17 giảm đáng kể từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019. 66,16% học sinh cho biết đã có người hút thuốc khi có mặt các em trong vòng 7 ngày trước khảo sát. Tỷ lệ học sinh sử dụng shisha và thuốc lá điện tử lần lượt là 1,38% và 2,57%. Việc sử dụng shisha và thuốc lá điện tử phổ biến hơn ở nhóm học sinh khu vực thành thị, học sinh nữ và học sinh THCS.
Cũng theo GSHS 2019 ở VN, khoảng một phần tư số học sinh (24,1%) có hoạt động thể chất ít nhất 60 phút/ngày từ 5 ngày trở lên trong một tuần.
Cứ đến kỳ thi lại đau bụng, bác sĩ nêu nguyên nhân khiến gia đình bất ngờ Gia đình nhận thấy, các cơn đau bụng của Hà (15 tuổi, Nam Định) thường xuất hiện trước các kỳ thi. Gia đình đã đưa Hà đi khám, chữa ở nhiều nơi. Tại bệnh viện, qua khám, xét nghiệm các bác sĩ kết luận không có tổn thương liên quan đến tiêu hóa. Bệnh nhân được chẩn đoán là "động kinh thể tạng",...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi

Tăng 60kg trong 2 năm sau biến cố hôn nhân

Dị ứng thực phẩm và những điều cần biết

Giấc ngủ đêm tốt nhất nên bắt đầu từ mấy giờ?

Cha mẹ cần biết biến chứng của bệnh sởi để đưa con tới viện

Phát hiện con vắt sống trong mũi người đàn ông suốt nhiều ngày

Phát hiện mắc tim bẩm sinh với biểu hiện nhiều trẻ gặp phải

Các bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởi

Đối đầu với mệt mỏi do đa xơ cứng

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser

Cấp cứu thành công chuyên gia nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp
Có thể bạn quan tâm

Dương Domic, Quân A.P bùng nổ trong live concert The East
Nhạc việt
10 giờ trước
NSND Trịnh Kim Chi nói về vụ 'thi hoa hậu để đổi đời'
Sao việt
10 giờ trước
Quảng Trị: Hai người vượt biên sang Lào mua ma túy, bị bắt khi quay về
Pháp luật
10 giờ trước
Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh
Tin nổi bật
10 giờ trước
Will Smith sau 3 năm bị 'ghẻ lạnh' vì cú tát chấn động tại Oscar
Sao âu mỹ
10 giờ trước
6 câu thoại "thấm tận tim" ở tập cuối Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
Phim châu á
10 giờ trước
Tuyên bố khẩn cấp từ phía Kim Soo Hyun, drama sẽ đi về đâu?
Sao châu á
10 giờ trước
Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan
Thế giới
10 giờ trước
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
11 giờ trước
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
12 giờ trước