Hiroshima và Nagasaki 70 năm sau ngày bị ném bom nguyên tử
Sau 70 năm, diện mạo hiện đại và phát triển đã thế chỗ cho hình ảnh hoang tàn của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) sau khi bị hai quả bom nguyên tử Mỹ hủy diệt những ngày đầu tháng 8.1945.
Ngày 6.8.1945, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản – Ảnh: Reuters
Vào ngày 6.8.1945, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của 80.000 – 140.000 người. Ba ngày sau, ngày 9.8.1945, quả bom nguyên tử thứ hai dội xuống Nagasaki, thành phố chìm trong tan hoang và chết chóc với khoảng 40.000 người chết tại chỗ khi quả bom rơi xuống.
Sau 70 năm, Hiroshima và Nagasaki đã hồi sinh kỳ diệu, diện mạo hiện đại và phát triển đã thế chỗ cho hình ảnh đổ nát và tang thương năm xưa.
Sáng ngày 6.8.2015, Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe cùng hàng nghìn người đã có mặt tại khu tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima để cầu nguyện và tưởng nhớ những nạn nhân xấu số trong thảm họa kinh hoàng 70 năm trước.
Dưới đây là những hình ảnh về hai thành phố Hiroshima và Nagasaki được chụp vào năm 1945, sau khi hứng hai quả bom nguyên tử, so sánh với hình ảnh hiện tại vào năm 2015:
Hình ảnh Khu tưởng niệm hòa bình hay Vòm bom nguyên tử (Atomic Bomb Dome) ở Hiroshima, biểu tượng nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Hình ảnh hoang tàn trên cầu Aioi ở Hiroshima sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố và cầu Aioi ngày nay – Ảnh: Reuters
Nhà thờ Urakami ở Nagasaki bị tàn phá nặng nề sau khi bom nguyên tử ném xuống thành phố đã được tái thiết – Ảnh: Reuters
Nhà thờ Urakami nay đã khang trang, cùng với khung cảnh thành phố hiện đại – Ảnh: Reuters
Phía trên là những tàn tích của trường Đại học y Nagasaki năm xưa và hình ảnh địa điểm này được chụp tháng 7.2015 – Ảnh: Reuters
Hình ảnh cầu Yorozuyo ở Hiroshima ngày ấy, bây giờ – Ảnh: Reuters
Trường quốc gia Shiroyama ở Nagasaki tháng 8.1945 và nay – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 6.8.2015 dự lễ tưởng niệm các nạn nhân xấu số khi thành phố Hiroshima hứng chịu bom nguyên tử của Mỹ năm 1945 – Ảnh: Reuters
Nỗi đau của những người tham gia lễ tưởng niệm ngày 6.8.2015 tại khu tưởng niệm hòa bình ở thành phố Hiroshima – Ảnh: Reuters
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Quá khứ cảnh báo hiện tại
Như những năm trước, năm nay ở Nhật Bản có các nghi lễ tưởng niệm nạn nhân vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki tháng 8.1945.
Một phụ nữ khóc trong lễ tưởng niệm các nạn nhân của quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima - Ảnh: Reuters
Nhưng năm nay có phần đặc biệt hơn vì sự việc xảy ra cách đây 70 năm được hồi tưởng lại dưới tác động của những biến động mạnh mẽ và sâu sắc về mọi phương diện ở Nhật Bản, về chính trị an ninh ở khu vực, trong quan hệ của Nhật Bản với Mỹ và các nước láng giềng cũng như trong vấn đề vũ khí hạt nhân trên thế giới.
70 năm sau Hiroshima và Nagasaki, trên thế giới có được nhận thức ngày càng thêm phổ biến, thuyết phục và có cơ sở là hai vụ ném bom này mang bản chất của tội ác đáng bị nguyền rủa và bị trừng phạt chứ không phải là chuyện chiến sự trong chiến tranh. Nhận thức này động chạm đến trách nhiệm về pháp lý và đạo lý của Mỹ. Nó làm cho mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ thêm nhạy cảm và phức tạp. Chính phủ hai nước này vì duy trì quan hệ liên minh quân sự mà đã cản trở việc xử lý thỏa đáng mọi hậu quả, hệ lụy và tác động về mọi phương diện của thảm họa, trong khi dân chúng ở Nhật Bản không cùng quan điểm ấy.
Lễ tưởng niệm năm nay bị phủ bóng và chi phối bởi sự bất bình của người dân Nhật Bản về các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ và về việc tình báo Mỹ do thám quan chức Nhật Bản, đẩy Thủ tướng Shinzo Abe vào tình thế rất khó xử.
Trên hết vẫn là lời cảnh tỉnh của lịch sử từ Hiroshima và Nagasaki. Quá khứ cảnh báo hiện tại, nhắc nhở hiện tại hãy vì tương lai mà đừng bao giờ để tái diễn Hiroshima và Nagasaki ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Ký ức 70 năm về vụ ném bom nguyên tử Hiroshima Buổi sáng mùa hè ngày 6/8/1945, cô bé Yukiko Nakabushi đang chơi đùa trong trường mẫu giáo thì một ánh sáng lóe lên cùng tiếng nổ cực lớn. Cả thành phố Hiroshima sau đó biến thành địa ngục. Đám khói bốc lên khi bom nguyên tử đánh xuống Hiroshima được quân đội Mỹ chụp lại ngày 6/8/1945. Ảnh: EPA Đó là một buổi...