Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống?
Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết.
Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,… trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới.
Tuy nhiên, ông già Noel không phải lúc nào cũng mặc đồ đỏ. Trên thực tế, trang phục, ngoại hình và chiều cao của ông phải mất gần một thế kỷ mới mang tính biểu tượng như ngày nay. Và chắc chắn ông không phải là tạo hình đi ra từ một chiến dịch quảng cáo của loại đồ uống nổi tiếng thế giới.
Ông già Noel mặc áo vàng trong phiên bản minh họa bài thơ của Moore (trái) và mặc đồ màu xanh lá cây trong bài thơ minh họa ẩn danh từ năm 1821.
Ban đầu, đặc điểm chính của ông già Noel xuất hiện trong các tác phẩm văn học là người đàn ông có râu, mặc áo lông thú được tuần lộc kéo trên xe trượt tuyết, nhưng trang phục ông mặc được mô tả theo nhiều cách khác nhau.
“Thế kỷ 19 là thời điểm những tranh cãi về ngoại hình và trang phục của ông già Noel khá phổ biến” , nhà sử học Gerry Bowler, tác giả của “ Santa Claus: A Biography”, chia sẻ với CNN .
“Phải mất khoảng 80 năm để các nghệ sĩ Mỹ hoàn thiện trang phục của ông già Noel. Trước đó, bạn có thể hóa trang thành ông già Noel với bất kỳ màu sắc nào, cùng đủ loại áo choàng và biến thể”.
Diện mạo gốc của ông già Noel
Nhà sử học Gerry Bowler cho biết, một số mô tả ban đầu về ông già Noel là kẻ đột nhập vui vẻ trong kỳ nghỉ, một người lùn tinh ranh hay người bán hàng rong, với kích thước đủ nhỏ để lọt vào ống khói.
Một bài thơ năm 1864 mô tả ông già Noel mặc trang phục của giám mục màu vàng và đội mũ lông. Trong khi đó, một bức tranh sơn dầu năm 1837 miêu tả ông trong chiếc áo choàng đỏ lót lông.
Người mặc bộ ông già Noel ở New York, Mỹ.
Quảng cáo của P.T. Barnum vào năm 1850 mô tả ông già Noel như một nhân vật thời kỳ Cách mạng Mỹ không có râu. Trong khi đó, bìa sách năm 1902 của L. Frank Baum với tựa đề The Life and Adventures of Santa Claus (Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu của ông già Noel) lại cho thấy ông mặc áo khoác tối màu viền lông họa tiết động vật và đi đôi ủng đỏ rực rỡ.
Thomas Nast, họa sĩ truyện tranh của Harper’s Weekly, trong bức tranh năm 1863, vẽ ông già Noel mặc áo sao và sọc khi trao quà cho những người lính quân đội liên bang thời kỳ Nội chiến Mỹ. Tuy nhiên, bức tranh để lại ấn tượng nhất của Nast được vẽ vào năm 1881, với phiên bản ông già Noel trong bộ đồ đỏ gần giống với hình tượng ngày nay.
Tiếp nối Nast là các nghệ sĩ Norman Rockwell và J.C. Leyendecker, những người thường xuyên vẽ hình ông già Noel trong bộ trang phục đỏ đặc trưng trên các tạp chí vào đầu thế kỷ 20.
“Khi ông già Noel mặc bộ đồ đỏ viền lông trắng xuất hiện thường xuyên hơn trên bìa các tạp chí đại chúng, hình tượng đó dần trở thành mặc định” , nhà sử học Bowler nói.
Những bức vẽ của các nghệ sĩ trên gần như bị lù mờ bởi hình ảnh ông già Noel của họa sĩ Haddon Sundblom, vẽ cho chiến dịch quảng cáo của Coca-Cola vào năm 1931. Khi đó, họa sĩ Sundblom dựa trên ngoại hình một người bạn để vẽ nên phiên bản ông già Noel phổ biến cho đến ngày nay.
“Chắc chắn các quảng cáo Coca-Cola có mặt ở khắp mọi nơi. Tôi nghĩ hầu hết mọi người tin rằng Coca-Cola có liên quan đến việc định hình trang phục đỏ – trắng của ông già Noel… nhưng điều đó không đúng. Trang phục mang tính biểu tượng của ông già Noel đã được xác định từ nhiều thập kỷ trước đó” , ông Bowler nói.
Ông già Noel trong bức họa của Thomas Nast năm 1881 (trài) và trong quảng cáo của Coca-cola năm 1931.
Ngày Giáng sinh
Giáng sinh ban đầu cũng không được tổ chức theo bất kỳ cách thống nhất nào, thậm chí tiền thân của ngày lễ luôn mang tính ồn ào gắn liến với các bữa tiệc say xỉn.
Nhà sử học Stephen Nissenbaum cho biết: “Không có điểm tương đồng nào giữa cách ăn mừng Giáng sinh thời xưa và nay. Không có cây thông Noel, không bữa tiệc ấm cúng và cũng chẳng có những món quà”.
Khi trang phục của ông già Noel thay đổi, bản chất tinh nghịch của ông cũng phai nhạt dần, trở thành một vị khách cao lớn hơn, vui vẻ hơn và hoàn toàn nhân từ.
Bên cạnh đó, việc ông già Noel được chọn khoác chiếc áo đỏ rực rỡ cũng có thể nhằm tạo nét tương phản với bộ râu và nổi bật giữa khung cảnh tuyết trắng.
Theo nhà sử học Bowler, cho đến nay, việc đánh giá chính xác những ảnh hưởng về phong cách của ông già Noel vẫn rất mơ hồ, vì ông có rất nhiều điểm tương đồng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn, chiếc mũ của ông được ghi nhận là mũ Phrygian cổ xưa, chất nỉ mềm mại; và mũ camauro viền lông giáo hoàng, cùng nhiều loại khác; nhưng giờ đây chiếc mũ trở thành bản sắc riêng của ông già Noel.
Tuần lộc có thể thay đổi màu mắt để 'tương thích' với những tháng dài mùa Đông
Theo các nhà khoa học, tuần lộc 'điều chỉnh' cấu trúc mắt của chúng để tìm kiếm thức ăn tốt hơn và thoát khỏi kẻ săn mồi trong những tháng dài chạng vạng và tăm tối của mùa Đông.
Tuần lộc thay đổi màu sắc của lớp phản chiếu trong mắt giữa mùa Hè và mùa Đông để "tương thích" với những tháng dài trong bóng tối ở Bắc Cực.
Vào đêm Giáng sinh, một đoàn tuần lộc "bay" khắp bầu trời kéo theo ông già Noel cùng cỗ xe trượt tuyết chở theo đầy quà. Nhưng nhóm của Rudolph (tuần lộc mũi đỏ) không phải là đàn tuần lộc duy nhất làm điều đặc biệt.
Trở lại Bắc Cực, "những người anh em họ" của chúng có một "kỳ tích quang học" chưa thấy ở nơi nào khác trong thế giới động vật: Những chú tuần lộc thay đổi cấu trúc mắt để tìm kiếm thức ăn tốt hơn và thoát khỏi kẻ săn mồi trong những tháng dài tối tăm của quãng thời gian chạng vạng vùng cực.
Vào mùa Hè, lớp tapetum lucidum của tuần lộc - một lớp giống như gương ở phía sau mắt - là một màu vàng rực rỡ xen lẫn màu ngọc lam, óng ánh như đá opal vàng. Nhưng vào mùa Đông, lớp tapetum lucidum này chuyển sang màu xanh lam đậm.
Các nhà khoa học đã mất nhiều năm để giải mã hiện tượng quang học tinh tế này.
National Geographic dẫn lời Glen Jeffery, nhà khoa học thần kinh tại University College London và tác giả của khảo sát, cho biết: "Những gì chúng tôi tìm thấy là một cơ chế sinh học tuyệt vời, độc đáo và kỳ lạ - và hoàn toàn 'có lý.'"
Thích nghi với mùa Đông
Ở vĩ độ 70 độ Bắc, gần Troms ở Na Uy hoặc Utqiagvik (trước đây là Barrow) ở Alaska, Mặt Trời thậm chí không xuất hiện trên đường chân trời trong hơn 60 ngày vào mùa Đông. Điều này khiến mỗi ngày của tuần lộc "chìm" trong 12-24 giờ tranh tối tranh sáng.
"Ngay cả vào mùa Đông, ở Yukon hay phía Bắc Manitoba, bạn vẫn có chu kỳ ngày-đêm. [Ở vùng vĩ độ nói trên] chúng ta không có chu kỳ đó" - Nicholas Tyler, nhà khảo sát tại Trung tâm khảo sát Sami thuộc Đại học Bắc Cực Na Uy ở Troms, cho biết. "Điều này thực sự độc đáo."
Chạng vạng mùa Đông mờ hơn ít nhất 100.000 lần so với ánh sáng ban ngày mùa Hè, và được "nhuộm" một màu xanh lam đậm. Đó là vì khi Mặt Trời ở dưới đường chân trời, các tia Mặt Trời hắt lên trên qua bầu khí quyển trước khi "bẻ hướng" xuống Trái Đất.
Những tia sáng đi qua một con đường dài đặc biệt đầy ozone. Ozone đó hấp thụ gần như toàn bộ ánh sáng màu cam và đỏ - chỉ để lại màu xanh lam, phản xạ xuống Trái Đất và phủ lên cảnh quan một màu xanh lam đậm.
"Nó giống như một bộ lọc trên bầu trời, lọc bỏ ánh sáng màu cam và giữ lại màu xanh" - Fosbury nói.
Rất nhiều loài động vật phải sống trong ánh sáng mờ. Một sự thích nghi phổ biến là tapetum lucidum - nằm sau võng mạc hấp thụ ánh sáng.
Khi sống trong bóng tối, mọi photon đều quan trọng: Đôi khi, một photon sẽ đi vào mắt nhưng lại không lọt vào lớp sắc tố hấp thụ ánh sáng nhỏ của võng mạc. Tapetum phản xạ photon đó trở lại bên ngoài, tạo "cơ hội" khác để hấp thụ.
Đối với một số loài động vật sống về đêm như mèo, phản xạ tapetum có thể tăng gấp đôi ánh sáng chiếu vào các thụ thể ánh sáng - Braidee Foote,và bác sỹ nhãn khoa thú y tại Đại học Tennessee, Knoxville cho biết.
Foote giải thích rằng tapetum có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng thường có màu vàng ánh kim như gương đồng hoặc xanh lục. Lớp tapetum chính là lý do khiến mắt mèo hoặc mắt gấu trúc phản chiếu một cách kỳ lạ vào ban đêm.
Vậy tại sao lớp tapetum của tuần lộc lại chuyển sang màu xanh vào mùa Đông? Câu trả lời có lẽ liên quan đến việc hấp thụ tối đa ánh sáng trong dải màu xanh lam và dưới xanh lam - trong suốt thời gian chạng vạng dài và tối của mùa Đông.
Con người cảm nhận được ánh sáng từ bước sóng màu xanh khoảng 400 nanomet đến bước sóng màu đỏ 700 nanomet, nhưng tuần lộc có thể nhìn rõ trong phạm vi tia cực tím (UV) ngắn hơn. Phạm vi tia cực tím vốn gây ra tình trạng mù tuyết ở con người.
(Nguồn: San Diego Zoo Animals & Plants)
Fosbury cho biết tầm nhìn UV có thể giúp ích cho tuần lộc theo hai cách.
Đầu tiên, nó có thể giúp tuần lộc tìm thức ăn trong mùa Đông khi tuyết rơi. Địa y - một loại thực phẩm chính trong chế độ ăn mùa Đông của tuần lộc - hấp thụ tia UV, do đó chúng xuất hiện như "mảng tối" trên nền tuyết trắng phản chiếu tia UV.
Lông sói và gấu Bắc Cực cũng hấp thụ tia UV, do đó thay vì biến mất trên tuyết, chúng nổi bật với độ tương phản cao. Điều này cho phép tuần lộc phát hiện ra những con thú ăn thịt dễ dàng hơn.
Nathaniel Dominy, nhà khoa học tại Dartmouth, cho biết có khả năng các loài động vật khác ở vùng cực Bắc cũng "làm điều tương tự," nhưng "chúng ta vẫn chưa tìm hiểu."
"Điều chỉnh mắt"
Một câu hỏi tiếp theo khó hơn: Làm thế nào tuần lộc "điều chỉnh mắt?' - Đó là lúc nhà vật lý thiên văn vào cuộc.
Fosbury đã khảo sát các điều kiện quang học trong thời gian chạng vạng ở Bắc Cực và phát hiện ra rằng lớp màng phản quang sẽ tự "tinh chỉnh" theo tần số ánh sáng đó.
Ông và Jeffery đã vào phòng thí nghiệm để mổ xẻ và thử nghiệm một lượng lớn mắt tuần lộc. Những túi và lọ đựng mắt được thu thập trong nhiều năm - từ đàn tuần lộc của người Sami, một dân tộc bản địa Scandinavia.
Tapetum tuần lộc được tạo thành từ những sợi collagen nhỏ lơ lửng trong chất lỏng, tạo thành một tinh thể phản chiếu có thể thay đổi. Các sợi collagen trong mắt mùa Hè "trôi nổi lỏng lẻo" trong chất lỏng, tạo ra một tấm gương tinh thể phản chiếu tốt nhất ánh sáng đỏ.
Nhưng trong những con mắt thu thập vào mùa Đông, các sợi collagen được "đóng gói chặt chẽ" hơn nhiều, thay đổi hình dạng tinh thể và khiến nó phản chiếu chủ yếu ánh sáng xanh.
Trong bóng tối, tuần lộc có thể giãn đồng tử, chặn một lỗ thoát nước nhỏ cho chất lỏng trong mắt. Điều này khiến áp suất bên trong mắt tăng lên, nén collagen tapetum và thay đổi hình dạng của tinh thể. Vào mùa Hè, đồng tử của tuần lộc trở lại bình thường.
Tyler cho biết: "Nếu cộng tất cả những yếu tố này lại thì độ nhạy của mắt tuần lộc vào mùa Đông cao hơn ít nhất 1.000 lần so với mùa Hè."
Nhưng khả năng thích nghi độc đáo của tuần lộc cũng có thể gây hại cho chúng.
Ngày nay, đường dây điện cao thế chạy ngang qua lãnh thổ chăn thả truyền thống của người Sami, phát ra những luồng tia cực tím. Tuần lộc nhận thấy những luồng cực tím này giống như "pháo hoa" và "chúng sẽ không đến gần" - Jeffery nói.
Nam du khách bị dính chặt lưỡi vào tảng băng tại trung tâm thương mại Khoảnh khắc một nam du khách bị dính chặt lưỡi vào một tác phẩm nghệ thuật bằng băng đặt bên ngoài trung tâm thương mại nhanh chóng thu hút sự chú ý. Một sự cố dở khóc dở cười vừa xảy ra tại trung tâm thương mại Pitt Street, Sydney, Australia khi một nam du khách bất ngờ bị dính chặt lưỡi vào...