Hình thức xử phạt khi buộc người lao động làm thêm sai quy định?
Công ty buộc người lao động làm thêm giờ sai quy định bị phạt như thế nào?
Nghị định 95/2013/NĐ-CP vừa được ban hành đã quy định mức phạt nghiêm khắc hơn nhiều đối với vi phạm về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Buộc NLĐ làm thêm giờ sai quy định bị phạt nặng. Ảnh minh họa.
Với hành vi huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá 4 tiếng/ngày bình thường, quá 12 giờ/ngày khi làm thêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần, mức phạt sẽ lên đến 50 triệu, trước đây mức phạt cao nhất hành vi trên chỉ 20 triệu.
Hình phạt bổ sung cho hành vi này là đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
Video đang HOT
Hành vi buộc NLĐ làm thêm mà không được sự đồng ý, hoặc quy định làm việc giờ bình thường quá 8 tiếng/ngày sẽ bị phạt từ 20 – 25 triệu.
Trường hợp NLĐ không được bố trí nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo đúng quy định, mức phạt cao nhất là 15 triệu.
Nghị định có hiệu lực từ 10/10/2013, thay thế các Nghị định 47/2010/NĐ-CP,86/2010/NĐ-CP và 144/2007/NĐ-CP.
Theo Người đưa tin
Chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt 75 triệu đồng
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, người sử dụng lao độngsẽ bị phạt tiền với mức từ 12-15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với các hành vi: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ phạt tiền với mức từ 18-20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng nếu không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Các hành vi vi phạm trên sẽ bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị buộc đóng lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Theo Nghị định, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi như: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động, trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động, trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ Luật lao động.
Mức phạt được quy định cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động bị phạt từ 5-10 triệu đồng; với từ 11-50 người lao động, phạt từ 10-20 triệu đồng; với 51-100 người lao động bị phạt từ 20-30 triệu đồng; với từ 101-300 người lao động thì bị phạt từ 30-40 triệu đồng; vi phạm với 301 người lao động trở lên bị phạt từ 40-50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức phạt cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động, phạt từ 20-30 triệu đồng; từ 11-50 người lao động, phạt từ 30-50 triệu đồng; vi phạm với từ 51 người lao động trở lên, phạt từ 50-75 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng.
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm trên sẽ buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ buộc phải trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Nghị định gồm có 6 Chương, 44 Điều có hiệu lực thi hành có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013
Theo Người đưa tin
90% phương tiện vận tải vi phạm tốc độ Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng, có đến 75-90% phương tiện vận tải vi phạm về tốc độ; có doanh nghiệp trong một tháng vi phạm đến gần 1.000 lần. Tại hội nghị tập huấn và trao đổi nghiệp vụ về thanh tra vận tải, kiểm tra xử lý vi phạm xe quá khổ, quá tải ngày 19/8 tại...