Hình thành trục quan hệ Thái Lan-Myanmar được Trung Quốc hậu thuẫn?
Phó giáo sư Pavin nhận định mô hình quan hệ kiểu Thái Lan và Myanmar có thể là một cản trở, một ngọn gai trong tiến trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN.
Ngày 29/7/2014, tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản đang bài phân tích của Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứ Đông Nam Á tại Đại học Tokyo, Nhật Bản nhận định về khả năng hình thành trục quan hệ giữa Thái Lan và Myanmar – hai quốc gia Trung Quốc đang có ảnh hưởng rất lớn.
Các nhà lãnh đạo Myanmar – Thái Lan tiếp xúc với nhau
Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun cho biết với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, chính quyền Thái Lan hậu đảo chính và chính quyền dân chủ mới Myanmar đang tiếp cận gần nhau hơn, điều đó chỉ dấu cho thấy một trục quan hệ kiểu liên minh nhỏ giữa hai quốc gia này đang hình thành trong khối cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Pavin Chachavalpongpun cho biết gần như ngay sau khi lực lượng đối lập ở Thái Lan tiến hành một cuộc bạo động để lật đổ chính phủ của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra vào ngày 22/5/2014, tất cả các nước phương Tây đều lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng đây là một sự kiện làm biến mất không gian dân chủ mà Thái Lan đã xây dựng được.
Trên thực thế, đây là một kịch bản và âm mưu chính trị của lực lượng đối lập nhằm thâu tóm quyền hành chính trị trước khả năng kế vị hoàng gia không chắc chắn.
Trong quá trình diễn ra cuộc đảo chính giới chuyên gia nói rằng hiến pháp dân chủ của Thái Lan đã bị hủy hoại, quyền lợi của người dân Thái Lan đã bị vi phạm và coi thường.
Một số chính quyền ở phương Tây đã tiến hành các biện pháp trừng phạt mềm đối với chính quyền sau đảo chính của Thái Lan, Liên minh châu Âu EU cũng đình chỉ, đóng băng mọi hợp tác với vương quốc này.
Mỹ, cường quốc số một thế giới, nước có mối quan hệ đồng minh khá chặt chẽ với Thái Lan cũng đã tuyên bố dừng viện trợ tài chính quân sự cho quân đội của Thái Lan.
Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun bình luận rằng “giữa lúc phải đối mặt với các trừng phạt từ cộng đồng quốc tế, chính quyền quân quản của Thái Lan đã tìm thấy sự thoải mái trong “vòng tay ấm” của Trung Quốc.
Ngay sau khi tiến hành đảo chính thành công, người ta đã thấy hình ảnh của Tổng tham mưu trưởng quân đội Thái Lan – Tướng Prayuth Chan-ocha, người cũng đang nắm luôn chức Thủ tướng lâm thời xuất hiện liên tục cùng với những cái bắt tay thân mật với các chủ doanh nghiệp người Trung Quốc.
Những động thái này theo Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun là một phần của chiến thuật “ngả Trung” để tạo đối kháng với những trừng phạt từ phương Tây và cộng đồng quốc tế của chính quyền quân quản mới tại Thái Lan.
Nhưng, Trung Quốc hiện nay không phải là bạn duy nhất của Thái Lan trong lúc cần thiết. Ngày 14/7/2014, Tổng tư lệnh tối cao quân đội Myanmar – Tướng Min Aung Hlaing đã đích thân tiến hành một chuyến viếng thăm Bangkok.
Chuyến thăm Thái Lan của Tướng Min Aung Hlaing cũng đã đánh dấu ông là vị quan khách, lãnh đạo quốc tế đầu tiên trong khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tiến hành tiếp túc, đàm phán với các nhà lãnh đạo của chính quyền quân quản hậu đảo chính ở vương quốc Thái Lan.
Tướng Min Aung Hlaing của Myanmar đã tiến hành đối thoại thân mật với Tướng Prayuth Chan-ocha trong đó đề nghị tăng cường quan hệ ngoại giao và hợp tác giữa hai quốc gia ở Đông Nam Á.
Video đang HOT
Tướng Min Aung Hlaing đã ca ngợi chính quyền quân quản Thái Lan làm đúng quyền hành của mình khi kiểm soát được quyền lực.
Quan chức của Myanmar cũng đã so sánh sự kiện ở Thái Lan với kinh nghiệm của Myanmar tại Yangon vào năm 1988 khi quân đội Myanmar phát động các chiến dịch trấn áp người hoạt động vì dân chủ.
Quan hệ giữa Tướng Min Aung Hlaing còn mạnh hơn nữa khi người ta biết rằng ông là con nuôi của lãnh tụ tối cao hiện nay ở Thái Lan đó là Tướng Prem Tinsulanonda – người đã từng nắm cương vị Thủ tướng của Thái Lan, Tổng tham mưu trưởng quân đội và hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Mật (Privy Council) ở Bangkok.
Tướng Min Aung Hlaing được Tướng Prem Tinsulanonda nhận làm con nuôi vào năm 2012 khi ông này còn đang hoạt động trong quân đội Thái Lan.
Tướng Min Aung Hlaing hiện nay được cho là một “ngôi sao đang lên” ở Myanmar và người ta đồn đoán rằng ông là ứng viên số một hiện nay cho ghế Tổng thống Myanmar trong tương lai không xa.
Trong khi đó, Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha chắc chắn sẽ vẫn nắm ghế thủ tướng khi chính phủ mới tại nước này sẽ được thành lập trong vòng vài tháng tới.
Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun nhận định rằng hoàn toàn có có sở, điều kiện để có thể hình thành một liên minh giữa hai nhà nước Thái Lan và Myanmar ở Đông Nam Á khi nhìn vào quan hệ cá nhân và một số tương đồng ở hai quốc gia này.
Chuyên gia nhận định chính trị này cho rằng người ta đã quá hấp tấp khi chào đón tiến trình mở cửa hội nhập của Myanamar nhưng nền chính trị của nước này vẫn chưa thoát khỏi cái bóng ảnh hưởng của quân đội.
25% số lượng ghế trong quốc hội Myanmar đều thuộc về các quan chức quân đội. Phong trào của bà Aung San Suu Kyi chỉ là thiếu số và khó có cơ hội tranh cử tổng thống. Chính vì vậy có thể nói rằng phe quân đội vẫn sẽ nắm tất cả các vị trí chủ chốt, có quyền quyết định vận mệnh của đất nước Myanmar.
Tại Thái Lan, tình hình cũng tương tự Myanmar, cách đây 1 tuần chính quyền quân quản ở Bangkok đã tiết lộ với công chúng hiến pháp lâm thời. Theo các nhà quan sát quốc tế, đây là một văn kiện chính trị xương sống được thiết kế để tăng cường và củng cố vị thế chính trị của quân đội thay vì thúc đẩy cải cách và cổ vũ dân chủ.
Tướng Prayuth đã khẳng định rằng quân đội sẽ đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong chính quyền mới ở vương quốc này, đồng thời ông này cũng nhấn mạnh quân đội sẽ có thêm nhiều quyền lực nữa trong hệ thống chính trị.
Ông Prayuth đã tiến hành bổ nhiệm một loạt cách vị trí cao cấp bằng các cá nhân có quan hệ gần gũi với quân đội Thái Lan, loại bỏ các mạng các thành viên của phe áo đỏ ủng hộ tiến trình cải cách dân chủ tại nhiều tỉnh thành của vương quốc…
Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun cho rằng dần dần lợi ích chính trị của Thái Lan và Myanmar có xu hướng đồng quy, đặc biệt là khi có sự hậu thuẫn ngầm của Trung Quốc và chắc chắn trong con mắt của Mỹ và phương Tây “Thái Lan và Myanmar có thể được ví như là những hố đen có thể ảnh hưởng đến dân chủ của khu vực”.
Pavin Chachavalpongpun cho biết Trung Quốc đã thành công trong việc “xây đường” ở Myanmar và bây giờ là hiện thực hóa kế hoạch “bảo trợ” cho Thái Lan chống lại những đòn trừng phạt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ và EU.
Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun nhận định mô hình quan hệ kiểu Thái Lan và Myanmar có thể là một cản trở, một ngọn gai trong tiến trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN ở Nam Á sẽ được hoạch định lại trước cuối năm 2015.
Năm nay là năm Myanmar giữ ghế chủ tịch ASEAN, thay vì phải thúc giục Thái Lan khôi phục dân chủ thì thực tế nước này đang cổ vũ cho lực lượng đảo chính củng cố vị thế của mình, nếu chiều hướng này còn tiếp tục duy trì, ai có thể chắc chắn rằng cơ cấu an ninh, chính trị của ASEAN không bị ảnh hưởng – Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun đặt câu hỏi.
Theo Pavin Chachavalpongpun liên minh Thái Lan, Myanmar dưới sự hậu thuẫn của TQ được hình thành sẽ tác động tiêu cực đến hòa bình và ổn địnhcủa khu vực Đông Nam Á. Điều này là khó tránh khỏi.
Nhìn một cách rộng hơn, theo Phó giáo sư Pavin Chachavalpongpun, liên minh Thái Lan – Myanmar khi được hình thành sẽ được cho là một mối đe dọa đối với các lợi ích của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.
Trong trò chơi địa chính trị phức tạp và nhạy cảm này, Mỹ là nước đang đau đầu khi Trung Quốc đang tìm mọi cách để tăng cường quan hệ và mở rộng ảnh hưởng của mình đối với Thái Lan và Myanmar – một trong hai quốc gia Mỹ từng có quan hệ rất khăng khít.
Trước đó Thái Lan từng là đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kỳ ở châu Á nhưng tình bạn đó đã thay đổi sau một đêm đảo chính thành công tại Bangkok.
Chắc chắn Washington sẽ không chịu khoanh tay ngồi nhìn, nước này và các đồng minh của mình có lẽ đã và đàng nghĩ cách để khôi phục lại trạng thái ban đầu dù khó khăn đến đâu đi nữa.
Điều này có thể được minh chứng là hiện đã hình thành một nhóm chính trị được biết đến với cái tên Tổ chức Thái Lan tự do. Hiện tổ chức này đang được cộng đồng quốc tế đứng đầu là Mỹ hỗ trợ.
Tổ chức Thái Lan tự do có trụ sở được đặt tại bang California trên đất Mỹ. Nó là tổ chức mang bản chất những người chống chính quyền quân quản hiện tại ở Bangkok, quy tụ nhiều thành viên từng bị trục xuất của đảng Pheu Thai.
Theo Giáo Dục
Thái Lan: Ly rượu độc cho Trung Quốc?
Cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới. Nó không chỉ có tác động đến tình hình xã hội của Thái Lan mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến địa chính trị toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Bà Yingluk giờ nghĩ gì về Bắc Kinh?
Mỹ phải quay lưng theo kiểu của Mỹ
Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore cách đây 2 tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã dùng những từ khó nghe để mô tả về tình hình ở Thái Lan.
Ông kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho các quan chức bị giam giữ, kết thúc việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và "ngay lập tức tổ chức cuộc bầu cử". Bình luận của ông Hagel được đưa ra 1 ngày sau khi nhà lãnh đạo cuộc đảo chính - tướng Prayuth Chan-ocha đặt lộ trình cho cuộc cải cách chính trị, với cuộc bầu cử "trong vòng 15 tháng".
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ sử dụng "tất cả đòn bẩy chính trị, đòn bẩy kinh tế" để gây áp lực với chính quyền quân sự Thái Lan trả lại quyền cho nhân dân (chế độ dân chủ).
Thái Lan từ lâu đã quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Trong Chiến tranh Lạnh, họ là một trong những đồng minh tin cậy của Mỹ ở Đông Nam Á. Nhưng nhiều người bảo hoàng ở Thái bây giờ cảm thấy rằng Mỹ đã bỏ rơi họ.
Sau khi Kristie Kenney - Đại sứ Mỹ tại Thái Lan chỉ trích cuộc đảo chính, một chiến dịch truyền thông xã hội do những người bảo hoàng Thái phát động - đã kêu gọi triệu hồi đại sứ từ Washington về nước.
Khunying Songsuda Yodmani, con gái của cựu quân sự độc tài thân Mỹ Thanom Kittikachorn, cũng đã lên án Mỹ "can thiệp" vào công việc nội bộ của Thái Lan và kêu gọi, Bộ Ngoại giao Mỹ "tôn trọng các đồng minh, đối xử với họ bình đẳng chứ không phải là thuộc địa của Mỹ".
Những rạn nứt này cho thấy Mỹ và chính quyền quân sự - những người theo đường lối bảo hoàng tại Thái Lan có mâu thuẫn nghiêm trọng, không chấp nhận cách làm việc của nhau.
Trong một động thái khác, chính quyền Bắc Kinh lại tranh thủ cơ hội liên tiếp ghi điểm với chính quyền quân sự mới tại Thái Lan. Dường như Bắc Kinh muốn lợi dụng rạn nứt giữa Thái Lan và Mỹ để nhảy vào giành lấy ảnh hưởng. Không ít chuyên gia của Bắc Kinh nghĩ rằng đó là một nước cờ khôn ngoan, ngư ông đắc lợi.
Ly rượu độc đang chờ Bắc Kinh
Những động thái nào cho thấy Trung Quốc đang vỗ về chính phủ quân sự Thái Lan? Trung Quốc tỏ ra sốt sắng khi lãnh đạo quân sự của Thái Lan đến thăm Bắc Kinh vào ngày 11 đến 13.6 để tham khảo ý kiến các đối tác Trung Quốc về "hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quân sự, đào tạo và phát triển các loại vũ khí".
Theo tờ báo được cho là bảo thủ Thái Naew Na, các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng "Trung Quốc coi các vấn đề chính trị của Thái Lan là một vấn đề nội bộ và rằng Trung Quốc sẽ không can thiệp.
Còn tại một cuộc họp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Trung Quốc ngày 6.6, nhà lãnh đạo cuộc đảo chính Prayuth Chan-ocha tuyên bố Thái Lan bây giờ là một" đối tác toàn diện của Trung Quốc".
Chính quyền quân sự Thái Lan tìm đến Trung Quốc sau khi bị Mỹ quay lưng.
Chính quyền quân sự Thái Lan tìm đến Trung Quốc vì họ bị Mỹ quay lưng. Còn Trung Quốc ôm vội Thái Lan vào là vì sao?
Trung Quốc đang bị cô lập tại Đông Nam Á, bị ASEAN nhìn với ánh mắt nghi ngờ sau những động thái liên tục gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines; tuyên bố chủ quyền với 90% biển Đông đè lên vùng biển không chỉ của Việt Nam, Philippines mà còn của cả Malaysia, Brunei và Indonesia.
Ngay cả một đồng minh thân cận trước đây là chính quyền quân sự Myanmar là cũng quay lưng với Trung Quốc. Do vậy, khi có cơ hội kết thân với Thái Lan thì Trung Quốc phải tỏ ra sốt sắng.
Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc trong việc sốt sắng với Thái Lan sẽ khiến họ đánh mất không ít. Campuchia, vốn có những khúc mắc với Thái Lan, sẽ phải xem lại quan hệ với Bắc Kinh. Gia đình Thaksin, vốn thân thiết trong mối quan hệ với Trung Quốc, cũng phải thay đổi cách nhìn tin cậy bấy lâu mà họ dành cho Bắc Kinh.
Cho dù Trung Quốc có được cái bắt tay chặt với chính quyền quân sự tại Thái Lan, nhưng không ai bắt tay từ sáng đến tối. Sớm hay muộn, chính quyền quân sự cũng phải nhường chỗ cho chính quyền dân sự và Thái Lan cũng sẽ quay lại với giá trị ngoại giao cũ của họ (với Mỹ và ASEAN). Khi đó, Trung Quốc còn được ai đón tiếp ở ASEAN?
Chỉ khi nào Trung Quốc chơi đẹp, biết tôn trọng luật pháp quốc tế thì chẳng cần sốt sắng vồ vập, họ cũng sẽ được tất cả chào đón. Khi Bắc Kinh chạm ly với chính quyền quân sự Thái Lan, họ cùng nhấp men rượu nhưng phải sau một thời gian mới biết nó có đắng hay không?
Theo Một Thế Giới