Hình sự đặc nhiệm TP.HCM sẽ về một mối
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu đánh giá, tổ chức lại lực lượng hình sự đặc nhiệm theo mô hình một cấp mà Bộ Công an đã đồng ý.
“TP.HCM cần tập trung vào một mô hình, tạo quả đấm thép, giữ được hình ảnh, thương hiệu của lực lượng săn bắt cướp trước đây và sớm hoàn thành đề án để triển khai thí điểm đội cảnh sát hình sự (CSHS) đặc nhiệm phụ trách năm quận, huyện như chủ trương đã được Bộ Công an cho phép”. Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chỉ đạo tại buổi làm việc với Đội CSHS đặc nhiệm (Đội 3) thuộc Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP.HCM vào ngày 28-11 như trên.
Thí điểm mô hình đặc nhiệm hình sự một cấp
Báo cáo với đoàn công tác của Thành ủy, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP, đánh giá đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả kéo giảm tội phạm chưa đạt được như kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân của việc này là do tổ chức lực lượng.
Theo tướng Minh, hiện hình sự đặc nhiệm bố trí theo hai cấp: Cấp TP (Đội 3, Đội 4) và cấp huyện. Mô hình này đang bộc lộ một số hạn chế trong công tác phối hợp, tuần tra, xử lý đối tượng. Trước thực trạng đó, Công an TP đã làm việc với Bộ Công an, xin thí điểm đề án tổ chức lực lượng CSHS đặc nhiệm theo một cấp. Cụ thể, Công an TP sẽ chỉ còn một đội CSHS đặc nhiệm, chia thành bốn phân đội.
Hiện nay, Bộ Công an đã đồng ý chủ trương và chỉ đạo cho thí điểm thành lập một đội CSHS đặc nhiệm phụ trách năm quận, huyện tại TP gồm quận 7, quận 8, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè. Sau khi triển khai thí điểm từ một đến hai năm thì tổng kết đánh giá để Bộ nghiên cứu, xem xét cho nhân rộng ra toàn TP.
Theo Bí thư Đinh La Thăng, cần phải tổng kết, đánh giá lại mô hình tổ chức của lực lượng CSHS đặc nhiệm hiện nay. “Chúng ta đang sử dụng mô hình hai cấp nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng. Rõ ràng việc tổ chức mô hình của chúng ta chưa tốt. Trong khi lực lượng mỏng, trang bị chưa được tốt nhưng chúng ta lại chia ra, phân tán tại các quận, huyện như vậy làm lực lượng yếu đi. Điều này cần tổng kết, đánh giá để đưa ra giải pháp phù hợp” – Bí thư Đinh La Thăng nói.
Video đang HOT
Ngày 28-2, Bí thư Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đến Công an quận 1 biểu dương các chiến sĩ phá đường dây sản xuất ma túy có cả súng, lựu đạn. Ảnh: Hoàng Tuyết
Tạo quả đấm thép dẹp tội phạm đường phố
Ngoài việc chỉ đạo sớm triển khai thí điểm đội CSHS đặc nhiệm phụ trách năm quận, huyện như chủ trương đã được Bộ Công an cho phép, Bí thư Thăng cũng nhấn mạnh: Tội phạm đường phố đang là một vấn nạn mà Công an TP cần quyết liệt xóa bỏ, góp phần xây dựng TP.HCM an toàn, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu Công an TP phối hợp với các sở, ngành liên quan nhanh chóng thực hiện báo cáo, lập đề án về nâng cấp trụ sở làm việc, khu vực sinh hoạt, chế độ phụ cấp; tăng cường trang thiết bị, vũ khí, phương tiện hiện đại cho lực lượng CSHS đặc nhiệm… đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm trong thời kỳ mới.
“Nói đến săn bắt cướp là tội phạm khiếp sợ, hình sự đặc nhiệm của mình cũng phải thế. Ngoài tăng cường trang thiết bị, lực lượng đặc nhiệm còn phải nâng cao thể lực, võ thuật” – Bí thư Thăng nói.
Thượng tá Nguyễn Thành Mỹ, Phó Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP.HCM: Tập trung lực lượng để trấn áp hiệu quả hơn Bộ Công an đã đồng ý với Công an TP.HCM về đề án tổ chức thí điểm một đội CSHS đặc nhiệm một cấp phụ trách năm quận, huyện để xem xét cho nhân rộng ra toàn TP là bước đi phù hợp. Trước đây cũng có tổ săn bắt cướp nằm trong Phòng CSHS Công an TP rồi thành lập cụm phụ trách các quận liền kề (cụm quận 1, 3, 4; cụm 5, 6, 1; cụm Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận…). Sự liên kết các cụm đã giúp hoạt động của CSHS xuyên suốt, trấn áp quyết liệt, có hiệu quả đối với băng nhóm tội phạm cướp, cướp giật trên đường phố, giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. Một cán bộ CSHS đặc nhiệm Công an quận Bình Tân: Một đầu mối sẽ tốt hơn Băng nhóm tội phạm ngày càng manh động, nguy hiểm bắt tay nhau gây án liên quận, huyện nhưng hình sự đặc nhiệm quận, huyện lại phân chia ranh giới địa bàn thì công tác phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự khó đảm bảo. Chẳng hạn, vụ sử dụng vũ khí nóng cướp tài sản hay băng nhóm đột nhập nhà dân vừa xảy ra trên địa bàn, gây án xong là họ chuyển vùng hoạt động, công tác xác minh, truy tìm đối tượng điều tra nghiệp vụ gặp khó khăn nhất định. Thống nhất lực lượng CSHS đặc nhiệm về một đầu mối sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh trấn áp các băng, nhóm tội phạm hình sự sẽ mạnh hơn. 14% phạm pháp hình sự được kéo giảm trong 11 tháng qua (giảm hơn 780 vụ so với cùng kỳ); trong đó, án cướp tài sản giảm 62 vụ, án cướp giật tài sản giảm 104 vụ, trộm cắp giảm 531 vụ. Riêng với tội phạm băng nhóm, hình sự phá hơn 750 băng nhóm, bắt giữ hơn 1.800 người.
Theo N.Tân – A.Danh ( Pháp luật TP.HCM)
Bắt nghi can vụ chủ tiệm vàng cầu cứu Bí thư Thăng
Liên quan đến vụ một chủ tiệm vàng tại TP.HCM bị bắn thương tích ở mặt, Công an quận Phú Nhuận đã khởi tố bị can, bắt tạm giam nghi can gây án - cũng là một chủ tiệm vàng.
Ngày 5.10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, trung tá Nguyễn Xuân Hùng - Đội trưởng Đội Tổng hợp, Công an quận Phú Nhuận (TP HCM) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Võ Hữu Thành (SN 1969 - chủ tiệm vàng Kim Thành Phát trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận Phú Nhuận) về hành vi "Cố ý gây thương tích".
Ông Đinh Hữu Hướng thời điểm bị thương tích
"Sau quá trình điều tra, xác định ông Thành có hành vi phạm tội nên cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Thành. Còn về hung khí ông Thành sử dụng đánh người, hiện chúng tôi đang tiếp tục xác minh, làm rõ", trung tá Hùng thông tin.
Trước đó, ông Đinh Hữu Hướng (SN 1970, ngụ quận Phú Nhuận) gửi đơn cầu cứu Bí thư Thành ủy TP HCM và gửi đơn đến Báo Người Lao Động tố cáo bị ông Thành dùng súng (loại súng điện) bắn gây thương tích ở mặt.
Theo ông Hướng, trước đây ông từng có thời gian làm chung với ông Thành, sau đó tách ra mở tiệm vàng Kim Phát Huy (cạnh tiệm vàng ông Thành) làm ăn riêng. Do có mâu thuẫn từ trước và cạnh tranh trong khi làm ăn nên 2 người thường xảy ra xích mích.
Đỉnh điểm, khoảng 12h ngày 13.4, hai bên tiếp tục lời qua tiếng lại dẫn đến ẩu đả náo loạn cả khu phố. Theo ông Hướng, trong khi đánh nhau, ông Thành có dùng gậy sắt đánh ông gãy ngón tay trái. Khi bị chống trả, ông Thành còn móc khẩu súng ngắn (loại súng điện) bắn vào đầu nhưng ông Hướng né được nên bị thương nặng ở vùng má.
Công an phường 4 (quận Phú Nhuận) kịp thời có mặt tại hiện trường làm rõ vụ việc. Ông Hướng được chở đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị gãy ngón tay trái, khâu 9 mũi ở vùng má... với tỉ lệ thương tích là 23%. Riêng ông Thành cũng bị thương tích nhẹ ở vùng đầu được người nhà chở đến bệnh viện băng bỏ vết thương.
Trình bày với phóng viên, ông Thành phủ nhận sử súng điện bắn ông Hướng thương tích. Ông cho rằng do bị con trai ông Hướng dùng búa đánh vào đầu nên dùng roi điện "quật" trúng má ông Hướng (!?).
Làm việc với công an, ông Thành chỉ khai lấy vật sắc nhọn tấn công ông Hướng, không dùng súng như tố cáo. Sau nhiều tháng điều tra, Công an quận Phú Nhuận đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Thành để tiếp tục làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích.
Theo Sỹ Hưng (Người lao động)
VKSND Tối cao chỉ đạo xử lý 'vụ chạy án' đăng trên Pháp Luật TP.HCM Mới đây, VKSND Tối cao đã chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xử lý và báo cáo cho viện về những thông tin có liên quan trong bài viết mà báo Pháp Luật TP.HCM đã từng phản ánh. Cụ thể,ngày14-8-2016 báo Pháp Luật TP.HCM đăng bài Vụ tố chạy án: Chẳng trách dư luận cứ xầm xì của tác giả luật...