Hình như tôi và chị dâu đang đổi nhầm chỗ cho nhau!?
Đến nước này thì tôi thật không hiểu rốt cuộc bố mẹ là bố mẹ đẻ hay là bố dượng mẹ ghẻ của tôi nữa! Đem con dâu ra cưng chiều, cung phụng chẳng thiếu thứ gì.
Không hiểu sao, mẹ tôi lại luôn bắt tôi phải nhường nhịn chị dâu. (Ảnh minh họa)
Anh trai tôi lấy vợ cách đây hơn năm. Anh ấy làm bên xây dựng nên đi suốt. Kể ra cũng thương chị dâu, vợ chồng son mà cả tháng chồng mới về nhà được 1, 2 lần ngày cuối tuần, rồi lại đi biền biệt. Nhưng cũng đâu đến nỗi lắm mà bố mẹ tôi coi chị ấy như hoa như ngọc để nâng niu.
Chị dâu tôi làm giáo viên tiếng Anh ở một trường cấp 2, cũng có dạy thêm ở nhà. Còn tôi làm truyền thông, đi sớm về khuya. So lượng công việc thì tôi nghĩ cả hai đều bằng nhau, nhưng không hiểu sao, mẹ tôi lại luôn bắt tôi phải nhường nhịn chị dâu.
Chẳng hạn, tôi đi làm về, vừa mệt vừa đói, nhìn thấy mâm cơm nóng hổi, muốn sà vào ăn ngay. Nhưng mẹ lại bắt tôi phải ngồi chờ chị dâu về mới được ăn. Trong bữa ăn, mẹ chỉ gắp cho mỗi chị ấy, còn ngọt ngào: “Ăn đi con, dạo này nhìn gầy gầy hơn hồi mới về”. Ấy thế mà trông thấy tôi gắp, mẹ lại bảo: “Ăn ít thôi, người sắp thành cái thùng phuyn rồi, có ma nó lấy”.
9 giờ tối mới có thời gian nghe nhạc chút, nhưng mẹ lại bắt tắt để cho chị dâu nghỉ ngơi vì chị cả ngày phải nghe học sinh nói ồn ào rồi. 9 giờ nào đã muộn, tôi xin xỏ nghe 15 phút cho thư giãn, mẹ lại bắt tôi đeo tai nghe. Đeo tai nghe nghe nhạc cổ điển thì còn gì là thú vị nữa.
Hay mua đồ mới cũng vậy. Đi trung tâm thương mại hoặc siêu thị, bao giờ mẹ cũng mua riêng đồ cho chị dâu thật tốt, thật đẹp. Còn tôi chỉ được đồ bình dân như trước giờ vẫn dùng. Tôi thắc mắc thì mẹ bảo chị dâu thiệt thòi, mới kết hôn, chồng đã đi làm xa nên để chị xài đồ tốt một chút, coi như bù đắp cho chị. Còn tôi thì 26 năm dùng đồ bình dân rồi, giờ dùng tiếp cũng chẳng sao.
Mẹ tôi đã thế, bố tôi cũng chẳng kém. Đi đâu về là hỏi xem con dâu đã đi dạy về chưa? Nay có phải dạy thêm không? Ăn cơm chưa?… Trong khi tôi thì bị bố phớt lờ. Nằm nghỉ chút trên sô pha phòng khách xem phim còn bị bố đuổi vào phòng riêng.
Bố tôi chơi với mấy ông thầy Đông y, thỉnh thoảng lại hỏi xin ít thuốc gia truyền chữa đau họng, khô cổ cho chị dâu. Có đồ gì mọi người biếu mà ngon ngon, tốt tốt là y như rằng chia đôi, phần chị dâu một nửa, cả nhà ăn nửa còn lại. Tôi cũng bị tính phần vào đó chứ không được chia riêng.
Đến nước này thì tôi thật không hiểu rốt cuộc bố mẹ là bố mẹ đẻ hay là bố dượng mẹ ghẻ của tôi nữa! (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhưng cứ hễ giặt tất thì bố đều gọi tôi. Có lần tôi bảo: “Sao bố không nhờ chị dâu ấy”. Thế là tôi bị bố trách phạt một hồi, nào là: “Con bé này, nuôi 26 năm trời rồi, giờ bảo giặt cho bố đôi tất mà không chịu, lại còn ganh tị. Sau này đi lấy chồng rồi thì còn hòng mong về thăm bố mẹ được lần”.
Bố cứ nói móc máy khiến tôi phải bò dậy đi giặt ngay vì sợ bị ca thán cả buổi. Nếu như tôi là con trai thì tôi chẳng ganh làm gì, đằng này tôi cũng là con gái, hai chị em bằng tuổi nhau, thế mà cách đối xử của bố mẹ khiến tôi tủi thân.
Chị dâu xa chồng, nhưng còn có chồng gọi điện an ủi, tuần nào anh trai tôi về là lại đưa vợ đi chơi cả ngày. Lương của anh cũng đưa chị cầm chi tiêu, chị ấy nào thiếu tiền. Thế nhưng bố mẹ tôi vẫn mua chẳng thiếu gì cho chị ấy, còn tôi tự kiếm được bao nhiêu thì tiêu, không thì phải xài đồ bình dân.
Chị dâu tôi thì cũng chẳng có gì đặc biệt. Mặt mũi không phải là xinh đẹp lắm, cũng thuộc tuýp người chẳng biết làm việc nhà. Cư xử thì theo tôi cũng không phải là khéo léo. Thế mà không hiểu sao về nhà tôi, được bố mẹ tôi cưng chiều đến thế. Đến nước này thì tôi thật không hiểu rốt cuộc bố mẹ làbố mẹ đẻ hay là bố dượng mẹ ghẻ của tôi nữa! Thật chẳng hiểu ra làm sao.
Theo Afamily
Người mẹ rách rưới đội mưa mang hộp cơm vừa nấu tới cho con gái, nhưng vì xấu hổ cô gái không nhận mẹ và đuổi bà đi để rồi...
Đây có phải mẹ cháu đâu chú. Chắc bà này đi ăn xin lại bị mù nên lạc vào đây đấy ạ. Có lẽ con bà ấy cũng tên Vi như cháu. Bà ra ngoài mà tìm con bà đi, ở trong này không có con bà đâu.
Sinh ra đã bị mù bẩm sinh, tưởng cuộc đời với mình chỉ là một màu đen u ám nhưng không ngờ tới hơn 40 tuổi bà Hồi lại được một người đàn ông hỏi cưới. Ông cũng không lành lặn như bà, ông bị tai nạn và mất một chân nhưng bù lại ông là người đàn ông tuyệt vời, yêu thương vợ con vô bờ bến. Cũng từ khi đó ông trở thành đôi mắt của vợ mình.
Hạnh phúc đến muộn nhưng may mắn chỉ 1 năm sau bà đã hạ sinh một cô con gái rất xinh. Phải nói là con gái đã lấy hết nét đẹp của bố và mẹ nên đáng yêu vô cùng. Cứ ngỡ hạnh phúc đã mỉm cười trọn vẹn với bà Hồi thì không ngờ khi con gái tròn 5 tuổi, chồng bà đột ngột qua bời vì tai biến.
Bà đau đớn tưởng có thể chết đi được, ông đi mà chưa kịp trăn trối điều gì với vợ con, hai vợ chồng nằm cạnh nhau mà lúc bà thức giấc đã thấy chồng cứng đờ từ khi nào. Nỗi đau quá lớn nhưng lại diễn ra bất ngờ khiến bà Hồi suy sụp hẳn, tưởng không thể gượng dậy được.
Nhưng đúng lúc bà đang ủ rũ, nằm bẹp trên giường cả tuần thì thấy đứa con gái 5 tuổi khóc mếu kêu đói: "Con không ăn khoai nữa đâu, con muốn ăn cơm cơ mẹ ơi". Bà bật dậy, cả tuần qua vì thương nhớ chồng bà đã chẳng thiết tha gì tới cơm nước và chăm sóc đứa con nhỏ, cứ luộc nồi khoai rồi để đó cho con ăn dần.
Biết gia cảnh nhà mình nghèo khó, lại chỉ có mình mẹ nuôi dạy nên từ bé Vi đã rất chịu khó học và giúp đỡ mẹ công việc gia đình. (Ảnh minh họa)
Lúc còn sống chồng bà thương và chiều chuộng con lắm, đi làm có tiền là cố gắng mua con cá con tôm về cho con liền. Bà phải dậy thôi, phải cố gắng nuôi con khôn lớn trưởng thành thì dưới suối vàng chồng bà mới có thể mỉm cười và thanh thản được.
Vậy là từ lúc đó, một mình bà Hồi tần tảo nuôi con gái khôn lớn. Biết gia cảnh nhà mình nghèo khó, lại chỉ có mình mẹ nuôi dạy nên từ bé Vi đã rất chịu khóc học và giúp đỡ mẹ công việc gia đình. Ai cũng khen bà Hồi có cô con gái vừa xinh lại học giỏi hát hay và họ vô cùng cảm phục nghị lực của bà.
Nuôi con một mình bình thường đã khó, với một người mù như bà Hòa lại càng khó hơn. Vậy mà bà vẫn có thể lo cho con gái ăn học đàng hoàng cho tới hết 4 năm đại học thì quả là một tấm gương để không ít người phải kính nể. Vi vừa tốt nghiệp ra trường đã được công ty nơi cô thực tập nhận vào làm ngay. Ngày cô nhận được tháng lương đầu tiên Vi cả cô và mẹ đã ôm nhau khóc nức nở. "Mẹ ơi, từ giờ con đã làm ra tiền rồi, con sẽ lo cho cuộc sống của hai mẹ con mình, mẹ sẽ không phải khổ vì con nữa".
Bà Hồi hạnh phúc biết bao khi nghe được những lời nói đó từ đứa con gái của mình. Tuy nhiên, mỗi lần con lấy lương bà Hồi đều bảo con gái tiêu từng nào còn từng nào thì gửi tiết kiệm để còn lấy chồng chứ không phải đưa cho mẹ. Bà thấy sức mình vẫn có thể tự lo cho mình được, hàng ngày bà vẫn ra chợ bán rau và có thể lo được tiền ăn hàng ngày.
Tuy nhiên từ ngày đi làm, Vi nhiều bạn bè hơn, quan hệ rộng hơn, cô lại có khiếu hát hò nên hay tham gia các chương trình văn nghệ của công ty. Cô ăn mặc cũng đẹp hơn, diện hơn và có rất nhiều chàng theo đuổi. Cô không muốn người ta biết cô có một bà mẹ mù lại cứ mò mẫm ra chợ bán rau nên Vi bắt mẹ phải ở nhà:
"Mẹ ở nhà đi, con sẽ đưa tiền cho mẹ, chứ mẹ ra ngoài ấy nhỡ bạn bè của công ty con nhìn thấy thì con còn mặt mũi nào nữa. Mà mẹ vất hết mấy bộ đồ cũ rách này đi, áo mới con mua cho mẹ đâu. Nhìn thế này người ta lại tưởng con không biết thương mẹ". Nghe con nói vậy thì bà Hồi đành ở nhà. Chẳng có việc gì suốt ngày quanh quẩn ở nhà bà cũng buồn chân buồn tay lắm nhưng thôi, gần 70 tuổi rồi, cũng là lúc bà được nhờ con gái, được ở nhà an hưởng tuổi già rồi.
Sáng nào bà Hồi cũng dậy thật sớm để nấu cơm cho con gái mang đi làm ăn trưa (Ảnh minh họa)
Sáng nào bà Hồi cũng dậy thật sớm để nấu cơm cho con gái mang đi làm ăn trưa. Bà tuy không nhìn rõ nhưng nấu ăn rất ngon và rất khéo, chưa bao giờ bà đổ lẫn mọi thứ vào nhau hay nấu mặn, nấu nhạt. Chính vì mẹ khéo nấu ăn nên Vi luôn muốn mang cơm mẹ nấu đi làm.
Hôm ấy bà Hồi thấy trong người hơi mệt nên không dậy được sớm nấu cơm cho con gái. Nằm tới gần 10 giờ thấy người khỏe hơn lại bò dậy, rồi lịch kịch lấy đồ nấu nấu nướng nướng. Bà sợ hôm nay không có cơm con gái bà lại phải ăn ngoài hàng, mà con bé khái tính, hơn 20 năm nay chỉ thích ăn cơm mẹ nấu, ăn một bữa bên ngoài là nó kêu ca liền. Mà trời lại mưa, có khi con gái lại nhịn ăn luôn, như thế thì hại sức khỏe lắm.
Nấu xong cơm là 10 rưỡi, bà hồi cho cơm và thức ăn vào cạp lồng mọi khi Vi vẫn mang đi làm, bọc trong túi bóng cẩn thận rồi bà khoác áo mưa, chống gậy mang cơm tới cho con gái. Vội đi nên bà cũng quên luôn thay cái áo khác, vẫn mặc trên người cái áo đã rách vai. Đoạn đường vi đi làm cũng là đoạn đường mà mấy chục năm qua bà vẫn gánh hoa quả đi bán rong nuôi con nên bà đã thuộc lòng đường.
Thế nên không nhìn thấy gì nhưng bà vẫn bước đi rất vững. Những cơn gió kèm mưa tấp vào người liên hồi cũng không cản được bước của bà Hoa, chắc cũng gần tới giờ con được nghỉ ăn rồi. Nhờ người đi đường dẫn bà Hoa đã có mặt trước cổng công ty của con gái. Bác bảo vệ nhìn thấy bà cụ lòa chống gậy thì chạy ra đỡ bà vào rồi hỏi:
- Bà tìm ai vậy?
- Tôi mang cơm cho con gái. Cháu tên là Vi nhờ bác gọi cháu xuống lấy giúp tôi được không?
- Có phải cô Vi xinh xinh, có hai má lúm đồng tiền không bà.
- Đúng rồi bác.
Bác bảo vệ nhấc máy gọi điện cho Vi xuống có người cần gặp. Chỉ 5 phút sau Vi đã xuống tới nơi. "Cô vi ơi, mẹ cô mang cơm cho cô, bà đang ở trong này". Nhìn thấy người mẹ rách rưới, tay cầm cái gậy ôm khư khư hộp cơm vị khựng người lại.
- Đây có phải mẹ cháu đâu chú. Chắc bà này đi ăn xin lại bị mù nên lạc vào đây đấy ạ. Có lẽ con bà ấy cũng tên Vi như cháu. Bà ra ngoài mà tìm con bà đi, ở trong này không có con bà đâu.
"Xin lỗi bác có lẽ tôi vào nhầm chỗ, cô gái đó không phải con tôi". (Ảnh minh họa)
Nói rồi Vi chạy vụt vào bên trong, cô không thể nhận mẹ cô được. Nếu cô nhận người đàn bà ấy là mẹ thì chỉ 10 phút nữa thôi, cả công ty sẽ biết cô có một bà mẹ mù lòa rách rưới, rồi bạn trai cô có dám yêu cô nữa không? Không thể, cô không thể nhận mẹ.
Dù đã nhận ra đúng là giọng con gái mình nhưng bà Hậu quay lại xin lỗi bác bảo vệ: "Xin lỗi bác có lẽ tôi vào nhầm chỗ, cô gái đó không phải con tôi". Rồi bà lẳng lặng bước ra ngoài, trời mỗi lúc một mưa to.
Bà vừa đi nước mắt vừa rơi, bước chân nặng trĩu chứ không nhanh nhẹn như lúc bà đến nữa. Rồi chợt vèo một cái, hộp cơm trong tay bà rơi ra cơm bắn tung tóe khắp đường, một chiếc xe tải lướt qua bà ngã nhào bất động.
Vi chạy lên phòng làm việc, bạn bè rủ đi ăn nhưng chợt cô thấy lòng như có lửa đốt. Cô chạy xuống lấy xe phóng ra ngoài tìm mẹ, tới đoạn đường ấy thấy vài người đang xúm lại dưới đường. Nhìn thấy hộp cơm quen thuộc, Vi vội vã dừng xe rồi lao lại đám đông. Mẹ cô đang nằm bất động, máu và nước mưa hòa lẫn với nhau. Mi gào lên trong đau đớn: "Mẹ ơi, mẹ ơi, con giết mẹ rồi".
Nếu chỉ 10 phút trước đó, nếu lúc đối diện với mẹ nhìn thấy hộp cơm nóng mẹ mang cho cô, cô đón nhận nó thì chắc chắn đã không có sự việc đau lòng thế này. Mẹ cô tần tảo vất vả một đời vì con nhưng chỉ một phút nông nổi vì sĩ diện bản thân mình mà Vi đã mất mẹ mãi mãi. Đây không chỉ là bài học cho Vi mà cũng là một bài học lớn cho tất cả chúng ta. Đừng để đến khi cha mẹ mất đi rồi mới nhỏ giọt nước mắt hối hận vì khi đó tất cả đã quá muộn rồi.
Theo Một Thế Giới
Hôn nhân bế tắc, tôi và chồng 'thả cửa' cho nhau 3 năm "Em biết anh đã có người khác, em muốn mình sẽ dừng lại cuộc hôn nhân này để cả hai cùng tôn trọng nhau" Sau 3 năm tự do chỉ sống với nhau trên danh nghĩa vợ chồng, liệu chúng tôi lại quay về với nhau khi đã chán cảnh mua vui bên ngoài. Cuộc sống gia đình tù đọng, những cuộc cãi...