Hình hài “người đàn ông” hoàn chỉnh của nữ sinh Sư phạm
Vật vã đấu tranh lại sự bất công của tạo hóa, nữ sinh Sư phạm N.T.Phúc đã trải qua nhiều lần phẫu thuật để trở lại với hình hài người đàn ông đúng nghĩa.
“Người đàn ông” của cô nữ sinh N.T.Phúc sau những lần phẫu thuật
Thời gian qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đồng loạt đăng tải bài viết về hành trình đau khổ, vật vã của cô “nữ sinh Sư phạm” N.T.Phúc chống chọi lại “thiên tạo” để tìm lại chính mình.
Quá trình đấu tranh 20 năm ròng rã ấy, tự bản thân Phúc đã phải “đương đầu” với rất nhiều rào cản: dư luận xã hội, rào cản của chính những người thân trong gia đình, bà con lối phố, những người bạn bè cùng trang lứa… Hơn tất cả, đó chính là sự vượt qua chính bản thân mình.
Buổi chiều một ngày cuối năm, thời điểm ai cũng bận rộn, mải mốt vì những toan tính, lo lắng khi ngày Tết âm lịch đang cận kề, tôi may mắn “tranh thủ” được khoảng thời gian hiếm hoi của Giáo sư – Tiến sỹ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh pôn), người trực tiếp “can thiệp” để “cô nữ sinh N.T.Phúc tìm lại hình hài của chính mình.
GS.TS Trần Thiết Sơn (Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình- bệnh viện Xanh pôn).
Những điều mà GS.TS Trần Thiết Sơn nói về “cô” bệnh nhân mà chính Giáo sư Sơn trực tiếp phẫu thuật, đó là nghị lực phi thường, sự quyết tâm, khát vọng để vượt qua những lần phẫu thuật “cắt bỏ một phần giới tính”, nghị lực của Phúc để đối diện với tương lai rất dài đang chờ đợi bạn phía trước: một “con người” mới trong một “hình hài” mới – hình hài mà ngay từ khi sinh ra, tạo hóa bất công đã “dồn” Phúc vào một góc hẹp.
Rất nhiều năm kinh nghiệm, với sự dày dặn về chuyên môn, tay nghề, đối với GS.TS Trần Thiết Sơn, đây không phải là lần đầu tiên ông “dao kéo” cho những bệnh nhân kém may mắn: “Về y học, đó là một dạng bệnh lý. Ở xã hội phương Tây, sự đi trước một bước về khoa học y khoa, tâm lý xã hội, định kiến xã hội, những người mắc phải bệnh lý này dù sao cũng may mắn hơn rất nhiều so với những bệnh nhân người Việt. Xã hội phương Đông, dư luận xã hội nhiều khi là rào cản vô hình nhưng cực kỳ vững chắc làm triệt tiêu nghị lực của những người không may mắc bệnh” – Tiến sỹ Sơn trải lòng.
Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh pôn), nơi Tiến sỹ Sơn trực tiếp phụ trách, đã có 7 năm tuổi kể từ khi thành lập. Trong khoảng thời gian ấy, “khách hàng” của Khoa gần như “đặc biệt” nhất trong viện Xanh – pôn, phần lớn là những bệnh nhân bị khiếm khuyết về giới tính, về bộ phận sinh dục… Đội ngũ cán bộ, bác sỹ ở đây đã làm hồi sinh cho rất nhiều số phận, nhiều cuộc đời, trong đó có Phúc…
Video đang HOT
Trong tiềm thức của vị Tiến sỹ đã bước sang tuổi 54 (GS.TS Trần Thiết Sơn sinh năm 1959), bệnh nhân N.T.Phúc là một trường hợp khá đặc biệt: Những bệnh nhân đến với khoa, phần lớn đã ở tuổi trưởng thành, nhưng người có độ tuổi cao nhất là tuổi 36 (bệnh nhân N.T.Phúc 36 tuổi – p.v). Với y học, những bệnh nhân mắc khiếm khuyết về giới tính, sinh lý trong độ tuổi nói trên, sự can thiệp của dao kéo… độ rủi ro và khó khăn hơn rất nhiều so với những trường hợp được phát hiện ngay từ đầu.
“Bệnh viện Nhi, Viện 103, bệnh viện Việt Đức…, những bệnh nhân ngay từ lúc sơ sinh phát hiện kịp thời, việc phẫu thuật tạo hình dễ dàng hơn, vì nó liên quan tới sự phát triển sau này. Một cái cây ngay từ khi mới trồng có biểu hiện gì khác biệt, nếu can thiệp sớm sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn khi cái cây đó đã phát triển, trưởng thành…”- Tiến sỹ Sơn nói.
Gần bốn năm trước, N.T.Phúc tìm đến khoa Phẫu thuật tạo hình. Thời điểm đó, Phúc đã tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm, đã bước sang tuổi 25. Đó là độ tuổi trưởng thành, độ tuổi chuẩn bị lập gia đình để thực hiện thiên chức duy trì nòi giống, thực hiện thiên chức công dân đối với xã hội. Một “manly” ẩn trong hình hài một cô gái: có ngực, dù không to, chỉ nhu nhú như một bé gái trong độ tuổi 15, bộ phận sinh dục “không rõ ràng”, vẫn có buồng trứng, giọng nói đàn ông, khuôn mặt góc cạnh, tóc tém, chân tay khuềnh khoàng… Quan trọng nhất, đó là trong tâm lý của Phúc, bao giờ cũng có tư tưởng đối nghịch: sự đấu tranh “chống chọi” lại chính hình hài mà mình đang hiện hữu, với “bản chất” thực của con người bên trong…
“Lần đầu tiên, chúng tôi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần ngực của Phúc. Đó là việc không khó khăn. Những lần tiếp theo, cắt bỏ buồng trứng, tái tạo bộ phận dương vật, theo dõi những biến chuyển đối với một “con người mới”… Không được vội vàng, tiến hành tuần tự từng bước, và cực kỳ thận trọng” – Tiến sỹ Sơn tâm sự.
Theo tiến sỹ Sơn, căn bệnh mà Phúc phải hứng chịu, trong y học gọi tên là “nam lưỡng giới giả nữ”, biểu hiện của nhiễm sắc thể XY, có tinh hoàn, do một số lêch lạc trong quá trình phát triển, cơ quan sinh dục nam không phát triển dẫn đến các biểu hiện “nhi hóa” tinh hoàn, tinh hoàn “ngủ” không chịu phát triển dưới tác động của hóoc môn, toàn bộ giới tính nam ngừng hoạt động…
“Những biểu hiện như thế, người bệnh thường cam chịu một mình, ít có sự chia sẻ với người thân, bạn bè xung quanh vì những mặc cảm. Nếu như họ không có nhận thức, thì điều đó càng tồi tệ hơn bao giờ hết…”.
Phẫu thuật cắt bỏ “cặp nhũ hoa nửa vời” xong, Phúc tiếp tục công việc là phiên dịch bên Đài Loan. Ở đó, Phúc tiếp tục đến bệnh viện Đài Loan phẫu thuật phần bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, bên Đài, mong muốn của Phúc không toàn vẹn. Cậu lại tiếp tục trở lại viện Xanh-pôn để GS.TS Trần Thiết Sơn “trả lại con người” cho mình…
Xen trong câu chuyện hiếm hoi giữa tôi và vị bác sỹ tài hoa, nhiều năm kinh nghiệm, cánh cửa phòng làm việc nhỏ bé của Tiến sỹ Sơn liên tục có tiếng gõ cửa, khi là cán bộ y, bác sỹ cấp dưới của Tiến sỹ Sơn, khi là một người nhà bệnh nhân “sốt ruột” vì mong chờ bác sỹ ra thực hiện ca mổ cho người thân của mình.
Từ tốn, thận trọng và hiền hậu, những đức tính chuẩn mực của một lương y, GS.TS Trần Thiết Sơn vẫn rất đỗi nhẹ nhàng. Ông nói, ca phẫu thuật sắp tới mà ông thực hiện, còn 30 phút nữa mới tiến hành. Kíp mổ của ông đang thực hiện các phần việc gây mê cho người bệnh.
Ông bảo, “quan trọng nhất đối với người bệnh, đấy là khát vọng, sự quyết tâm. Không ai chán nản, thiếu nghị lực… trong hành trình tìm lại chính mình. Khi họ đã vượt qua chính họ, thì xã hội sẽ có cái nhìn cảm thông, hòa đồng, bởi một lẽ, đó là một căn bệnh, ai sinh ra cũng muốn được hoàn hào, nhưng tạo hóa không cho họ niềm hạnh phúc giản đơn đó, thì họ phải tự mình đi tìm cho chính mình…”.
Trường hợp của N.T.Phúc là trường hợp thứ 6 mà Khoa Phẫu thuật tạo hình tại bệnh viện Xanh – pôn thực hiện. Trước đó, nhiều bệnh nhân sau khi “tìm lại chính mình“, đã có những người kết hôn, lập gia đình, và đang hạnh phúc trong một thiên chức mới…
(Tên nhân vật đã được thay đổi).
Theo xahoi
Sự thật giật mình cuộc sống sau khi phẫu thuật chuyển giới tính
Tối nào những cô gái chuyển giới Thái Lan đều tới go-go bar (vũ trường) nhảy nhót, uống rượu tiếp khách và coi đó như một nghề kiếm sống.
Hình dáng của Bee 3 tháng sau khi phẫu thuật chuyển giới
Những cô gái chuyển giới Thái Lan làm việc trong Cascade Bar ở Bangkok
Những cô gái chuyển giới khác săn khách vào ban đêm bên ngoài Cascade Bar
Một bộ phận những cô gái chuyển giới khác nhảy nhót mua vui cho khách trong quán bar, còn bộ phận khác thì phục vụ nhu cầu giường chiếu của khách
Những cô gái chuyển giới dùng ma túy để tạo cảm giác no, từ đó ăn ít hơn và dễ dàng giữ được dáng thon thả
Cô gái chuyển giới tên Bee 25 tuổi ở Thái Lan ngồi chờ khách trong bar
Quá trình phẫu thuật chuyển giới từ đàn ông thành đàn bà
Bảng theo dõi số lần tiếp khách của những cô gái chuyển giới
Túi xách có các loại mỹ phẩm, thuốc, điện thoại xịn của cô gái chuyển giới
Những cô gái chuyển giới chờ khách bên trong phòng
Theo xahoi
5 câu chuyện chuyển giới hy hữu Đó là trường hợp người chuyển giới muốn gắn lại dương vật hay cụ ông 80 tuổi vẫn phẫu thuật làm phụ nữ... 1. Người chuyển giới muốn... gắn lại dương vật Cô D.K, 34 tuổi đến từ Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ sinh ra là một cậu bé nhưng luôn khao khát trở thành nữ giới. Để có được vẻ ngoài như hiện...