Hình ảnh xúc động: Người thợ hồ dùng miệng xách vữa để mưu sinh
Trong cuộc sống này không phải ai sinh ra cũng có một cơ thể lành lặn, khỏe mạnh. Rất nhiều người không may mắn bị khuyết tật một bộ phận trên cơ thể nhưng họ vẫn sống đầy nỗ lực mỗi ngày.
Hình ảnh người đàn ông khuyết tật phải dùng miệng xách vữa để mưu sinh xuất hiện trên mạng xã hội đã khiến nhiều người xúc động. Hình ảnh đó không chỉ khiến chúng ta đồng cảm với những khó khăn của họ mà còn cho chúng ta thêm động lực làm việc. Và nhắc nhở đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn đang có một cơ thể lành lặn.
Hình ảnh người đàn ông khuyết tật xách vữa bằng miệng khiến ai cũng cảm thấy xót xa. Ảnh: Cắt từ clip tiktok daucatmoi007x
Mới đây trên mạng xã hội tiktok, tài khoản daucatmoi007x đã chia sẻ một clip khiến ai xem cũng cảm thấy xót xa. Đó là cảnh một người đàn ông làm công việc phụ hồ nhưng ông không thể dùng tay xách vữa như những người khác mà phải dùng miệng để xách. Vốn dĩ công việc này đã rất vất vả vậy mà người đàn ông khuyết tật ấy vẫn có thể làm thuần thục bằng miệng của mình. Khắp người ông toàn là đất cát, trên mặt cũng lấm lem hết cả nhưng ông vẫn làm việc một cách cần mẫn và chăm chỉ. Đặc biệt nhìn qua video có thể thấy ông tuổi đã không còn trẻ mà vẫn khó nhọc mưu sinh thế này khiến mọi người vô cùng thương cảm.
Một xô vữa đầy, nặng như thế này mà ông dùng miệng để xách. Ảnh: Cắt từ clip tiktok daucatmoi007x
Toàn thân lấm lem bùn, đất, xi măng nhưng ông vẫn làm việc chăm chỉ. Ảnh: Cắt từ clip tiktok daucatmoi007x
Có lẽ hoàn cảnh khó khăn đã khiến ông phải làm mọi việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nhưng một người khuyết tật mà phải làm công việc nặng nhọc thế này sẽ vất vả đến nhường nào. Thế chúng ta mới thấy được nghị lực phi thường của người đàn ông này. Dù ông không có một cơ thể lành lặn, khỏe mạnh như những người khác nhưng ông vẫn luôn lao động hết mình. Thậm chí còn làm một công việc vô cùng vất vả để sống một cuộc đời thật ý nghĩa.
Video đang HOT
Có lẽ ông đã làm quen công việc này rồi nên mọi việc ông làm đều dễ dàng, nhanh nhẹn. Ảnh: Cắt từ clip tiktok daucatmoi007x
Xem clip ai cũng phải khâm phục người phụ hồ này. Ảnh: Cắt từ clip tiktok daucatmoi007x
Đoạn clip đã nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Họ đã để lại nhiều bình luận bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia và khâm phục nghị lực sống của người đàn ông phụ hồ này.
- Chúc chú luôn mạnh khỏe, nhìn chú làm việc mà muốn chảy nước mắt.
- Thương chú quá, có lẽ chú muốn chứng minh bản thân vẫn có thể đóng góp cho cuộc đời.
- Nhìn thấy cảnh này, dù chú là người không hề quen biết nhưng tôi thấy đau lòng lắm.
- Mong chú luôn được mạnh khỏe và có mạnh thường quân sẽ giúp chú bớt vất vả hơn.
- Vậy mà nhiều người đủ chân, đủ tay, sức dài vai rộng thì lại lười làm việc.
- Thương chú quá mong ai giúp chú có công việc nhẹ nhàng hơn.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều người không may mắn bị khuyết tật một phần cơ thể nhưng họ vẫn ngày ngày làm việc, tự nuôi sống bản thân và cống hiến cho xã hội. Giống như câu chuyện của “Hoa khôi 1 chân”, dù chỉ còn 1 chân nhưng chị Bế Thị Băng vẫn luôn sống hết mình, tự làm mọi việc và thậm chí còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội. Sau một biến cố chị đã mất 1 bên chân nhưng khi tỉnh lại chị đã thầm cảm ơn vì mình còn được sống. Từ ấy chị luôn sống tích cực và vui vẻ, chị dùng nạng để đi mọi nơi và còn học nhảy, múa chỉ trên 1 chân. Chị từng dành giải Hoa khôi trong cuộc thi Liên hoan vẻ đẹp Vầng trăng khuyết.
Dù chỉ có 1 chân nhưng chị Băng vẫn có thể làm được mọi chuyện ngay cả việc nhảy múa. Ảnh: Bế Thị Băng
Chị vẫn theo đuổi mọi sở thích, đam mê như những người bình thường khác. Ảnh: Bế Thị Băng
Hoàn cảnh không khiến chị bỏ cuộc mà thậm chí còn sống một cuộc đời ý nghĩa hơn. Ảnh: Bế Thị Băng
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng những con người khuyết tật vẫn luôn cố gắng lao động, học tập và theo đuổi những gì mình thích. Điều này sẽ truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, nhắc nhở chúng ta – những người may mắn được sinh ra lành lặn đừng bao giờ nghĩ đến hai từ bỏ cuộc. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về nghị lực của những người khuyết tật này? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Bức ảnh thay đổi cuộc đời ông lão nhặt rác
Ông NS Rajappan, 72 tuổi, bị liệt từ thắt lưng xuống, không ngờ tấm ảnh người lạ chụp mình đang nhặt chai nhựa dưới mặt hồ để kiếm sống lại giúp ông đổi đời.
Người lạ đó là Nandu một nhiếp ảnh gia mới vào nghề. Cầm chiếc máy ảnh thuê trên tay, anh rong ruổi nhiều nơi để tìm những nhân vật thú vị.
Một ngày nọ, Nandu nhìn thấy một người đàn ông bơi thuyền đang nhặt thứ gì đó trên hồ Vembanad, ở Kerala. Khi thuyền đến gần bờ, những người khác ném chai lọ về phía ông ta. Nandu chụp bức ảnh ông lão, hỏi những người xung quanh và biết người đàn ông trên thuyền là NS Rajappan, từ bé đã không thể đi lại, sống trong một túp lều rách ven hồ, dựa vào sự giúp đỡ của gia đình chị gái.
Bức ảnh chụp ông Rajappan, một người khuyết tật nhặt rác trên thuyền. Ảnh: Nandu Ks.
Ông Rajappan đã nhặt chai nhựa trên hồ Vembanad đã hơn 5 năm. Sau một ngày dài lao động, ông đổi số nhựa lấy 0,17 USD (khoảng 5 nghìn đồng). Số tiền tuy ít nhưng Rajappan vẫn làm bởi nghĩ "nên có người nào đó dọn dẹp rác thải cho hồ nước".
Nandu đến gặp, đưa bức ảnh cho Rajappan nhưng ông chỉ mỉm cười. Chàng trai đăng bức ảnh, video về cuộc sống của ông lão lên mạng xã hội. Không lâu sau, câu chuyện về Rajappan bỗng trở nên nổi tiếng, như một bài học sống quý giá cho mọi người. Người đàn ông khiếm khuyết còn được báo chí địa phương săn đón.
Nandu Ks tặng ông lão bức ảnh chụp ông. Nhờ bức ảnh và video Nandu Ks đăng tải trên mạng xã hội, ông Rajappan trở nên nổi tiếng. Ảnh: Nandu Ks.
Thậm chí, Thủ tướng Narendra Modi đã khen ngợi nỗ lực chung tay giữ hồ nước sạch rác của Rajappan.
"Tôi đã xem bản tin ở Karala - nhắc chúng tôi về trách nhiệm của mình. Ông lão NS Rajappan không thể đi lại nhưng vẫn một lòng muốn giữ cho dòng sông sạch rác thải", Thủ tướng nói trong một bài phát biểu trên truyền hình.
Đầu năm nay, Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Erik Solheim cũng chia sẻ một đoạn video ngắn về ông Rajappan trên mạng xã hội, cùng với yêu cầu "chúng ta nên làm cho ông ấy nổi tiếng".
Các mạnh thường quân dành cho ông Rajappan nhiều hỗ trợ vật chất. Một người tặng ông chiếc thuyền máy mới, những người khác muốn xây nhà, tặng ông chiếc xe lăn có động cơ.
Rajappan đã trở thành người bạn lớn của Nandu. Nụ cười của ông lão và hạnh phúc bất ngờ anh mang đến cho ông, giúp Nandu có thêm động lực theo đuổi đam mê.
Nở rộ dịch vụ đẩy xe lăn cho du khách lười cuốc bộ mà vẫn thích tham quan tại Trung Quốc Được biết, chỉ với 90 NDT (317.000 VNĐ), các du khách có thể "chôm chỉa" xe lăn dành cho người khuyết tật và sử dụng cả ngày mà không có vấn đề gì! Mới đây, khu vui chơi Disneyland Thượng Hải đã khiến CĐM nước này tranh cãi kịch liệt vì cung cấp dịch vụ xe lăn cho khách du lịch tật nguyền,...