Hình ảnh xét xử “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như
Vào 8h sáng nay, ngày 6/1 phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như, cùng 22 đồng phạm đã được mở tại TAND TP.HCM.
Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Đức Sáu. Vì số lượng bị cáo và người liên quan quá đông nên toàn bộ phòng xử phía trong đã được “lấp” đầy. Trước tình hình trên tòa buộc phải mở một phòng bên ngoài và truyền hình trực tiếp qua hai màn hình tivi.
Huỳnh Thị Huyền Như (áo hồng) và đồng phạm
Đây là “đại án” thứ 3 được đưa ra xét xử tại TP.HCM. Trước đó hai “đại án” tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II), và Công ty Vifon đều kết thúc với những bản án rất nghiêm khắc.
Theo cáo trạng bà Huỳnh Thị Huyền Như, sinh năm 1978, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM bị truy tố về hai tội”Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tổng cộng trong vụ “đại án” này có 23 cá nhân bị truy tố với 6 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạn tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, “Cho vay nặng lãi”, “Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, từ năm 2007 Huỳnh Thị Huyền Như đã đứng ra vay cá nhân hơn 200 tỷ đồng của nhiều tổ chức, ngân hàng với lãi suất cao để mua đất đai tại nhiều nơi như TP.HCM, Đà Nẵng, Đà Lạt… Tuy nhiên tới năm 2010 thì tiền vay mượn phát sinh số lãi quá lớn trong thị trường bất động sản lại rơi vài tình trạng “đóng băng” đã khiến Như mất khả năng thanh toán.
Đúng trong thời gian này, Như được nắm giữ chức “quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ” với thẩm quyền được phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỷ đồng/lệnh.
Lợi dụng điều này, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011 Như đã giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM để huy động tiền nhằm mục đích thực hiện hành vi lừa đảo. Như đã thuê người khác làm giả 8 con dấu đứng tên các cơ quan, đơn vị bao gồm: Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, An Lộc, Đức Minh Quang, Bảo hiểm toàn cầu, Saigonbank – Berjaya.
Video đang HOT
Sau đó Như sử dụng các con dấu giả này làm giả các chứng từ, hợp đồng và trả lãi suất cao để huy động tiền của các tổ chức cá nhân rồi chiếm đoạt. Tổng cộng đã có 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân mắc lừa với tổng số tiền là 3.982 tỷ đồng.
Cùng bị truy tố với Huỳnh Thị Huyền Như còn có 22 bị cáo khác, trong đó có 13 người, nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng, Phòng giao dịch Võ Văn Tần, chi nhánh Nhà Bè (thuộc VietinBank TPHCM).
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến hết ngày 25/1.
Một số hình ảnh phiên xét xử:
Huyền Như tỏ ra khá bình tĩnh trước tòa
Có tới 23 bị cáo bị đưa ra xét xử trong phiên tòa này
Phỏng xử phía trong chật kín
Nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải ngồi phía ngoài
Theo Infonet
Chị gái "siêu lừa" Huyền Như mở 7 tài khoản ngân hàng giúp em gái lừa đảo
Là chị gái siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như, Huỳnh Mỹ Hạnh được Như nhận vào làm nhân viên rồi bổ nhiệm chức danh phó giám đốc Công ty Hoàng Khải do Như thành lập. Theo chỉ đạo của Như, Hạnh đã mở 7 tài khoản ngân hàng tham gia trợ giúp Như lừa đảo.
Trong vụ án lừa đảo rúng động với số tiền lên tới gần 4000 tỷ đồng, siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như đã bất chấp mọi thủ đoạn không chỉ câu kết với người ngoài mà còn đưa đường dẫn lối cho chính chị gái của mình là Huỳnh Mỹ Hạnh vào con đường phạm pháp để tiện bề lợi dụng.
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tháng 12/2008, Huỳnh Mỹ Hạnh đầu quân về làm nhân viên cho em gái tại công ty CP Đầu tư và phát triển Hoàng Khải (Công ty Hoàng Khải). Thời điểm này, Hạnh được Như trả mức lương 3 đến 8 triệu đồng để làm công việc giao nhận tiền với các cá nhân theo chỉ đạo của Như và lập sổ ghi chép việc giao nhận tiền của các nhân viên công ty Hoàng Khải và Công ty CP Đầu tư Phương Đông.
Theo chỉ đạo của Như, Hạnh đã lập 7 tài khoản ngân hàng: Vietinbank, Agribank, Eximbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các cá nhân cho Như vay tiền lãi suất cao, đứng tên giúp Như mua nhiều bất động sản tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đứng tên vay tiền cho Như tại các ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 5, chi nhánh TP Hồ Chí Minh và ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như (đánh dấu X) và các đồng phạm trong vụ án. (ảnh: CAND)
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã xác định Huỳnh Mỹ Hạnh đã ký 3 hợp đồng cầm cố vay tổng cộng hơn 40 tỷ đồng tại Ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh với tài sản thế chấp là một sổ tiết kiệm đứng tên Đỗ Quốc Thái cùng 2 hợp đồng tiền gửi Huỳnh Mỹ Hạnh ký với Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè do Như làm giả. Trong số tiền vay này, Như đã chiếm đoạt 15 tỷ đồng.
Vào ngày 19/7/2011, Hạnh ký hợp đồng cầm cố vay 15 tỷ đồng tại Ngân hàng VIB Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Tài sản thế chấp là hợp đồng tiền gửi được đứng tên Huỳnh Mỹ Hạnh với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè trị giá 16,8 tỷ đồng. Hợp đồng này đã bị Như chiếm đoạt.
Trong những thương vụ vay vốn lừa đảo này, Như đã dùng những chiêu lập lờ thông tin để lòe cả chị gái. Theo đó, về khoản vay 15 tỷ đồng còn dư nợ quá hạn, Như đã làm giả hợp đồng tiền gửi của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè nhưng không tiện đứng tên nên nhờ Hạnh đứng tên giúp, nay cần tiền làm ăn nên nhờ Hạnh ký thủ tục vay tiền tại Ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Hợp đồng đã được Như soạn thảo, ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn, phó giám đốc và đóng dấu giả Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè trước khi nhờ Hạnh ký.
Mặc dù vậy, Hạnh biết rõ quy định của ngân hàng là khi cho vay vốn, người ký hồ sơ vay tiền phải chịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng. Muốn vay tiền ngân hàng phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp phải là tài sản hợp pháp của người vay. Trong trường hợp nếu là tài sản của người bảo lãnh thì người bảo lãnh phải có mặt tại ngân hàng cùng với người vay tiền làm các thủ tục vay vốn với ngân hàng.
Trong khi đó, Hạnh được em gái nhờ đứng tên và ký các thủ tục vay vốn tại ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Toàn bộ thủ tục đều do Như làm sẵn. Hạnh chỉ đến ngân hàng ký xác nhận cho đủ thủ tục. Hạnh thừa nhận mặc dù không có tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, không có nhu cầu vay tiền và cũng không có tài sản gì thế chấp tại ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh nhưng vì muốn giúp Như, tin tưởng Như và được Huỳnh Hữu Danh - nhân viên Ngân hàng VIB Chi nhánh TP HCM hướng dẫn nên Hạnh đã đặt bút ký vay cả chục tỷ đồng cho Như.
Chính những lần đặt bút ký bừa của Huỳnh Mỹ Hạnh đã giúp em gái là siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 15 tỷ đồng của các ngân hàng cho vay.
Cáo trạng của VKSND Tối cáo đã truy tố bị can Huỳnh Mỹ Hạnh tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vai trò đồng phạm với Như. Như vậy, ôm mộng làm giàu bất chính, siêu lừa Huyền Như đã lôi cả chị gái ruột của mình phạm tội, dính vào vòng lao lý.
Anh Thế
Theo Dantri
Đường đi lắt léo của 4.000 tỷ đồng Nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM Huỳnh Thị Huyền Như bị cáo buộc đã sử dụng 8 con dấu giả để lập chứng từ, hợp đồng chiếm đoạt số tiền cực lớn của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân. Ảnh minh họa. Ngày 18/10, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy...