Hình ảnh xập xệ của phòng trọ sinh viên
Trong khi kí túc xá (KTX) của ĐHQG còn trống nhiều chỗ ở với chất lượng tốt, thì một bộ phận không nhỏ sinh viên làng Đại học Thủ Đức vẫn phải ở trong những khu nhà trọ xuống cấp mà giá cả rất đắt đỏ.
Nắm bắt được tâm lí muốn tìm một chỗ ở riêng tư của sinh viên, các chủ trọ “găm” phòng, chờ đợt cao điểm khi nhập học mới cho thuê với giá cao ngất ngưởng, đồng thời tăng “khống” giá điện nước.
Phần lớn các nhà trọ ở đây đều nằm trong khu vực phải giải tỏa nên các phòng đều được xây dựng tạm bợ. Các chủ nhà trọ luôn tận dụng mọi điều kiện để nâng các khoản thu nhằm kiếm lợi cho đến khi phải dọn đi. Hoài Nhơn, sinh viên Đại học KHXH&NV cho biết: “Mình thuê phòng trọ, theo thỏa thuận với chỉ trọ là 1 triệu một tháng phòng/2 người. Nhưng chỉ hôm sau đến đặt cọc, chủ trọ hét lên giá 1.400.000đ/tháng, và yêu cầu thu tiền cả năm”.
“Vì đã đặt cọc tiền nguyên một năm nên đành phải ở hết năm. Nếu biết, mình đã vào ở KTX vừa rẻ, sạch sẽ, lại an ninh hơn nhiều” – Nhơn cho biết.
Năm sinh viên trong một phòng trọ chật chội có giá 1,5 triệu đồng/ tháng.
Phần lớn các nhà trọ ở đây đều được xây dựng tạm bợ do nằm trong khu quy hoạch, cần giải tỏa.
Nhưng để kiếm được một phòng cũng không phải chuyện dễ.
Nguyễn Thị Nhung, Đại học Khoa học Tự nhiên thì lại cho rằng: “Mình tính chuyển vào KTX ở nhưng nghe nói thủ tục rất rắc rối, chỉ ưu tiên cho sinh viên các tỉnh có đóng góp xây KTX. Nên đành dành dụm tiền ở trọ, được cái gần trường và thoải mái”.
Sự “thoải mái” ấy của các sinh viên ở trọ cũng kéo theo nhiều bất tiện. Tại một nhà trọ gần khu chợ cạnh trường Đại học KHXH&NV, vào đầu năm học này, tiền điện tăng từ 2.500 đồng lên gần 4.500 đồng/kwh, nước tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/m 3 . Các chủ nhà trọ còn “tích cực” thu thêm các khoản phí khác như tiền vệ sinh môi trường, tiền xây cổng, làm sân…
Video đang HOT
Ở các phòng trọ thì ngược lại.
Sinh viên được “khuyến mãi” thêm một đống phế liệu trước cửa phòng trọ.
Giá phòng biến động tăng theo từng ngày, nhưng điều kiện sống thì ngày càng xuống cấp. Các hẻm trọ lại gần các quán cơm, tiệm cà phê, lọt thỏm trong chợ nên rất nhếch nhác và ồn ào. Nhiều khu trọ do quá chật hẹp nên nhà vệ sinh, phòng tắm phải dùng chung rất bất tiện. Để tận dụng tối đa diện tích, những căn phòng khoảng 8 m2 thêm gác xép xập xệ và rất nóng.
Nhiều khu trọ đi vào khá xa, đường lầy lội, ban đêm vắng nên rất nguy hiểm.
Những phòng trọ ẩm thấp.
Và lối đi vào chật chội.
Việc “làm giá” của các chủ nhà trọ diễn ra rất phổ biến. Một chủ trọ gần bến xe bus cho biết đã hết phòng rộng, thoáng mát ngay từ giữa tháng 8, hiện nay chỉ còn các phòng nhỏ trong hẻm ở khu vực chợ gần trường Đại học KHXH&NV. Việc tăng giá tùy theo từng chủ trọ, chứ không có một giá chung cụ thể nào cả. Các cơ quan chức năng thực hiện giải tỏa một số dãy trọ cũ càng đẩy giá phòng lên cao, dao động từ 900.000 đồng đến 1.500.000 đồng cho phòng từ 2-4 người. Các dãy trọ mới xây thì mức giá đó cao hơn, tùy theo từng khu vực có gần trường không.
Dây phơi quần áo che kiến lối vào một phòng trọ.
Khó có thể đòi hỏi an ninh và vệ sinh ở những phòng trọ tạm bợ thế này.
Tình hình an ninh trật tự ở các khu trọ cũng rất phức tạp. Quang Nhật, sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM chia sẻ: “Ở các khu trọ gần trường Đại học Khoa học Tự nhiên, an ninh rất phức tạp. Mặc dù đã có các biển báo như cấm người lạ, ve chai…vào nhưng một người lạ có thể dễ dàng ra vào, không có người quản lý. Mới đây, có 2 bạn sinh viên năm nhất mới vô ở phòng đối diện bị cạy cửa, mất 2 cái laptop mới mua”.
Tình hình an ninh trật tự bất ổn tại các khu nhà trọ sập xệ luôn là nỗi lo lắng thường trực của sinh viên làng Đại học.
Cùng với đó, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên các trường cần có những hướng dẫn cụ thể cho sinh viên tỉnh xa về lợi ích của việc chọn kí túc xá làm nơi ở, tránh tình trạng sinh viên phải bỏ ra nhiều tiền mà nhận về những chỗ ở kém chất lượng và không đảm bảo.
Theo infornet
Tân sinh viên "hoa mắt" với nhà trọ tiền triệu
Đón tân sinh viên từ các tỉnh về nhập học, hàng loạt nhà trọ tại TPHCM lập tức "tung hàng" cho thuê với giá cao ngất ngưởng. Giá phòng tăng rất cao làm tân sinh viên hết sức khốn đốn.
Nhà trọ "làm giá"
Từ đầu tháng 9, hàng loạt chủ nhà trọ ở TPHCM giới thiệu nhà trọ cho thuê dành cho sinh viên (SV) dịp đầu năm học. Đặc biệt, những khu vực gần các trường ĐH, CĐ thì lượng nhà trọ cho thuê được giới thiệu đến SV càng nhiều. Tại con hẻm gần trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Sài Gòn, Ngoại thương, Giao thông Vận tải, Thủy lợi... đâu đâu cũng có biển treo cho thuê phòng trọ. Sơ sài hơn, những dòng chữ cho thuê nhà trọ kèm với số điện thoại liên hệ được in trên giấy A4 cũng được dán khắp tường nhà, cột điện trong thành phố.
Nhà trọ tại TPHCM không khan hiếm nhưng giá tăng rất cao.
Dễ thấy nhất là giá phòng trọ được chào đến người tìm phòng thời điểm này có giá rất cao, hơn hẳn giá đang cho thuê 1 - 2 tháng trước đó cũng như mọi năm. Chưa kể phòng trọ mới, sạch sẽ hay ở khu vực trung tâm, bét nhất cũng 2 - 2,5 triệu thì những ngay những phòng xập xệ hoặc vùng ven giá đội lên tiền triệu.
Đầu năm học là dịp nhu cầu nhà trọ cao nhất trong nên nhiều chủ nhà trọ đã "găm hàng" chờ tân SV nhập học để "làm giá". Nhiều nhà trọ đã trống phòng từ cuối tháng 7 nhưng chờ lúc này, chủ trọ mới rao chu thuê với giá cao ngất ngưởng. Nhiều chỗ trọ đang yên đang lành thì giá cho thuê mới bất ngờ vọt bình quân 200.000 đến 400.000 nghìn đồng, thậm chí tăng thêm cả triệu đồng/phòng.
Nguyễn Tuấn, tân SV trường ĐH Thủy Lợi đang ở tại một phòng trọ tại đường Ngô Tất Tố (Q. Bình Thạnh) cho biết giá cũ của căn phòng này là 1,8 triệu, những người đang ở đã chuyển đi khi sang tay người thuê mới giá tăng lên 2,1 triệu, hùng ở cùng một người nữa. Do mới lên thành phố lần đầu, chưa có phương tiện, Tuấn chấp nhận thuê vì chỗ này gần trường, có thể đi bộ rồi sẽ nhanh chóng tìm chỗ trọ khác. "Em hỏi tìm mấy nơi quanh đây, phòng rẻ nhất cũng phải 1,6 triệu, còn những nơi giá thấp hơn thì quả thật không tài nào ở được".
Tại dãy trọ ở đường Trần Quốc Tuấn (Q. Gò Vấp), phòng trọ chưa đến 10m2 lâu nay có giá 1,1 triệu đồng thì giờ chủ nhà đang rao cho thuê với giá mới vọt lên 1,6 triệu đồng. Tuy mức giá "cắt cổ" nhưng nhu cầu tân SV nhập học đông vẫn nhiều người phải chấp nhận thuê.
Sinh viên khốn đốn
Chị Võ Thị Hồng Hoa, phụ trách nhà trọ Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TPHCM cho biết, năm nay SV nhập học sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nhà trọ nhưng không phải vì kham hiếm mà vì giá phòng quá cao.
"Nếu trước đây chỗ trọ trung bình ở mức 400 - 500.000 đồng/người thì giờ tăng lên 700 - 800.000 đồng/người. Còn phòng bình quân 1 - 2 triệu tăng lên 1,5 đến 3 triệu, nhất là ở các quận trung tâm mức giá càng cao. Mức tăng này cao hơn mọi năm rất nhiều, chưa kể, nhiều khu trọ tiếp tục tăng giá điện nước", chị Hoa cho hay.
Tiền thuê nhà trọ là một gánh nặng với tân SV.
Chính vì mức tăng giá "nhảy vọt" này đã làm cho không ít tân SV gặp phải cảnh khốn đi khi lên phố nhập trường. Tìm được phòng cũng gần trường cũng chưa chắc thuê nổi vì giá quá cao, nhiều tân SV đành tìm chỗ trọ ở xa cùng thêm nỗi lo về đi lại khi chưa quen đường xá.
Em Hà, tân SV trường Kinh tế TPHCM cho biết, từ nhà lên Hà và mẹ ở nhờ nhà người quen trong khi đi tìm nhà trọ. Gần một tuần liền, quan khu vực trường rất nhiều phòng cho
Từ nay đến 30/9, chương trình "Tự tin đến trường 2012" do Trung tâm Hỗ trợ HS, SV TPHCM tổ chức hỗ trợ tân SV tìm nhà trọ. Theo đó, SV có giấy tờ chứng minh mình là SV năm nhất sẽ được tư vấn, giới thiệu nhà trọ phù hợp với chỗ học, điều kiện kinh tế của mình. Tân SV có thể liên hệ tại địa chỉ 33 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Bến Nghé, Q.1. ĐT: 08.38274705.
Số tiền này quá cao so với khả năng của gia đình vì mỗi tháng Hà chỉ có thể trích khoảng 600.000 đồng cho chi phí nhà trọ. Không tìm được phòng gần trường nên Hà đành lên ở cùng một người bạn ở đường Dương Quảng Hàm ở Q. Gò Vấp với giá thuê 520.000 đồng tháng/người.
Hà bày tỏ: "4 người ở một phòng chỉ tầm 10m2, rất chật chội. Em đến trường khoảng 10 cây số mà lại rất trái đường xe buýt nhưng tạm thời không có cách nào khác. Có lẽ em phải chuẩn bị sẵn tinh thần trong bốn năm học, tiền nhà trọ sẽ chiếm rất nhiều trong tổng chi tiêu".
Do giá phòng cao nên hầu hết tân SV khi đi thuê phòng phải chấp nhận ở ghép, trả tiền phòng tính trên đầu người theo yêu cầu của chủ trọ. Nhiều chủ trọ tìm cách mọi "nhồi" số người vào thuê phòng đông nhất có thể như để tăng thu. Điều này đồng nghĩa với việc SV phải chấp nhận sinh hoạt tại những phòng trọ đã chật giờ lại càng quá tải.
Hoài Nam
Theo dân trí
Tân sinh viên gian nan tìm nhà trọ Hà Nội lại bước vào thời kỳ cao điểm mùa nhập học. Các tân sinh viên khấp khởi mang theo giấy báo trúng tuyển vào trường nhưng kèm theo đó là nỗi lo kiếm tìm chỗ trọ khi ký túc xá trong trường chỉ đủ cho diện chính sách. Mối lo về phòng trọ năm nào cũng ám ảnh các tân sinh viên...