Hình ảnh Xác cậu bé Syria bên bờ biển gây chấn động toàn thế giới
Thứ 4 (02/09) vừa qua, một bức ảnh chụp cậu bé 3 tuổi chết trên bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bordun, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cả thế giới bàng hoàng. Tấm ảnh đã lan truyền nhanh chóng, trở thành hình ảnh đại diện cho hành trình tị nạn khắc nghiệt.
Bức ảnh một em bé chết trên bờ biển tại Bordun, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cả thế giới bàng hoàng, giật mình nhìn lại, chuyện gì đang xảy ra ở vùng biên giới Châu Âu suốt thời gian qua? Liệu đó có phải chỉ là vấn đề của một vài quốc gia ngày ngày phải đối mặt với hàng chục nghìn người tị nạn cố gắng tiến vào Châu Âu, hay đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo mang tính toàn cầu?
Bức ảnh em bé trên bờ biển Bordun, Thổ Nhĩ Kỳ.
Em bé xấu số đó là Aylan Kurdi, 3 tuổi, đến từ thị trấn Kobahi phía bắc Syria,gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang là điểm nóng chiến tranh giữa IS và lực lượng người Kurd. Em nằm trên bãi biển, tay xuôi theo thân, úp mặt xuống cát. Nhìn Aylan giống như một thiên thần nhỏ đang say ngủ. Nhưng thiên thần nhỏ sẽ không bao giờ tỉnh lại.
Aylan, bố mẹ, anh trai lên 2 chiếc thuyền cùng 19 con người khác rời bỏ quê hương Syria đi tìm một miền đất mới, nơi không còn chiến tranh, không phải đối diện với bom đạn mỗi ngày. Gia đình Aylan muốn tới đảo Kos, Hi Lạp. Nhưng cuộc đời không chiều ý họ, chiếc thuyền quá tải đã chìm khi đang trên đường thoát khỏi Syria, kéo theo tính mạng của 12 người trên ấy, trong đó có Aylan, anh trai Galip 5 tuổi, cả hai đều không được mặc áo phao, mẹ Rihan 35 tuổi cùng 5 đứa trẻ khác – tất cả đều được tìm thấy tại bãi biển khu nghỉ dưỡng Bordun nổi tiếng. Hiện tại, anh Abdullah Kurdi cha của Aylan và Galip vẫn còn sống, trong buổi phỏng vấn với phóng viên AP, anh Abdullah cho biết khi xảy ra sự cố, thuyền trưởng đã mặc áo phao nhảy xuống biển để trốn chạy, 4 phút sau chiếc thuyền biến mất trong lòng biển, mang theo những người anh yêu thương nhất.
Tấm ảnh cuối cùng của bé Aylan Kurdi chụp trước chuyến đi định mệnh, em cười tươi trong chiếc áo đỏ, quần jean và đôi giày đáng yêu.
Anh Abdullah Kurdi khóc trong tuyệt vọng khi hay tin đã mất vợ và 2 con trai.
“Tôi cố gắng túm lấy vợ con nhưng không thể, họ lần lượt ra đi trong lòng biển khơi, giờ thì không còn ai đánh thức tôi dậy mỗi sáng nữa rồi”
Video đang HOT
Aylan bé nhỏ và anh trai Galip khi vẫn còn ở quê nhà Syria.
Bức ảnh thứ 2, chụp một sĩ quan cảnh sát bế trên tay cơ thể vô hồn của cậu bé 3 tuổi. Aylan và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Aylan bé bỏng trong chiếc áo màu đỏ, quần jeans được một vài thuyền viên phát hiện và báo cho chính quyền. Chỉ trong vài giờ, bức hình người cảnh sát bế Aylan đã gây bão trên mạng xã hội, trở thành bức ảnh nóng nhất được chia sẻ trên Twitter qua hashtag #KiyiyaVuranInsanlik ( Humanity Washed Ashore, lược dịch: Tình người trôi dạt).
Sĩ quan cảnh sát bế trên tay cơ thể không còn sức sống của cậu bé 3 tuổi.
Ngay sau đó, các họa sĩ trên khắp thế giới đã vẽ lại hình ảnh này với đầy sự thương cảm và xót xa, dành tặng những đứa trẻ đã chết trong các cuộc hành trình đi tìm miền đất hứa.
Theo thống kê, chỉ trong tháng vừa qua, có tới 2000 người mỗi ngày đặt cược mạng sống trên những chiếc thuyền cao su băng qua Địa Trung Hải với mong muốn được vào Châu Âu. Ước tính trong năm nay đã có tới 2.500 người không may mắn bỏ mạng ngay trên đại dương rộng lớn. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết, lực lượng bảo vệ vùng biển đã cứu sống 42.000 người di cư trên biển Aegean 5 tháng vừa qua, và riêng tuần vừa rồi đã là 2.160 người, chủ yếu là người Afghanistan, Pakistan, Syria và Châu Phi hi vọng được đổi đời ở đất trời Âu.
Theo Trí thức trẻ
Án oan ở Gia Lai khiến 3 cha con vào tù: Sao chưa thấy bồi thường?
Tin tức hình sự, vụ an oan diễn ra cách đây 33 năm khiến 5 người trong 1 gia đình bị bắt oan từng gây chấn động phố núi Gia Lai.
Tin tức của PV báo Người Đưa Tin, đây là vụ án oan đã khiến 5 người trong 1 gia đình bị bắt oan, từng gây chấn động phố núi Gia Lai một thời gian dài. Đến nay, sau 33 năm kể từ ngày xảy ra vụ án, tất cả họ đều đã được minh oan. Oan đã được giải nhưng các thành viên trong gia đình vẫn tiếp tục đi gõ cửa nhiều cơ quan để được đòi bồi thường.
Kỳ 1: Nỗi oan đằng đẵng 33 năm
Hơn 30 năm qua, người phụ nữ từng bị oan sai này vẫn tiếp tục gõ cửa cơ quan chức năng để tìm công lý
Vụ án diễn biến từ đầu năm 1975, khi đó ông Phùng Văn Cung, trú tại phường Diên Hồng, TP.Pleiku (Gia Lai) có mua miếng đất của Bà Nguyễn Thị Lộc (trú cùng địa bàn). Sau khi thỏa thuận giá, ông Cung đã trả trước cho bà Lộc một nửa số tiền. Sau đó bà Lộc đi khỏi địa phương.
Hai năm sau, bà Lộc quay về đòi lại căn nhà. Đòi không được, bà Lộc đã khởi kiện ông Cung ra tòa. Tại bản án sơ thẩm, TAND thị xã Pleiku bác đơn kiện của bà Lộc. Bà Lộc kháng cáo, ngay sau đó, TAND Gia Lai - Kon Tum lúc bấy giờ phán cho bà Lộc thắng kiện.
Gia đình ông Cung một mực phản đối, nhưng đến ngày 04/6/1983, ông Cung bị tạm giữ để thi hành án. Ngày 22/8/1985, TAND tỉnh Gia Lai - Kon Tum tuyên án ông Cung bị 3 năm tù giam. Không chấp nhận bản án này, những người con trong gia đình ông Cung là ông Phùng Trọng Hùng và bà Phùng Thị Kim Oanh phản đối quyết liệt và cũng bị bắt giam.
Hai tháng sau, con gái Phùng Thị Kim Oanh được thả, còn ông Phùng Trọng Hùng bị bắt 4 tháng. Hơn 30 năm sau, bà Oanh mới được giải oan. Tháng 8/2014, VKSND TP. Pleiku tổ chức xin lỗi công khai và khôi phục danh dự cho bà Oanh.
Lại tiếp vụ án của ông Cung, bản án được tuyên, gia đình kháng cáo, toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng tổ chức xét xử và giữ nguyên bản án của TAND Gia Lai - Kon Tum đối với ông Cung.
Vừa ra tù, bà Phùng Thị Kim Oanh lưng cõng, tay bồng 2 đứa con nhỏ ra Bắc vào Nam đi tìm công lý cho cha, người anh trai và chính bản thân mình. Lời kêu cứu của bà Oanh đã có kết quả. Năm 1987, Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao đã xét xử giám đốc thẩm, HĐXX tuyên ông Phùng Văn Cung vô tội.
Mặc dù 3 cha con bà Oanh đã được giải oan nhưng đến nay, cha của bà vẫn chưa được bồi thường oan sai.
Mặc dù đã được tuyên bị oan, ông Cung được thả nhưng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn nên gia đình ông Cung tiếp tục đi gõ cửa nhiều cơ quan chức năng. Năm 2000, ông Cung mất. Chỉ sau đó 1 năm, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng tổ chức buổi xin lỗi công khai ông Phùng Văn Cung (đã mất) cùng gia đình ông trước các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Ngày cha được giải oan, tóc bà đã bạc, bà Oanh chỉ có thể thắp nén hương báo tin vui cho cha ở dưới suối vàng.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, bà Oanh gạt hàng nước mắt tâm sự: "Oan thì đã được giải, nhưng tôi vẫn đang canh cánh một điều rằng, những thứ thuộc về cha vẫn chưa được trả lại, chưa có một cái kết công bằng đối với người quá cố và gia đình tôi. Tuổi đã cao, nhưng tôi vẫn theo đến cùng để đòi lại công lý...".
Chí Dũng
(Còn nữa)
Ads "Mổ xẻ" bài thuốc nam chữa khỏi bệnh tiểu đường cho hàng nghìn người
Theo_Người Đưa Tin
Liên tiếp các vụ thảm sát kinh hoàng: Tội ác đến từ đâu ? Chưa bao giờ người dân cảm thấy bất an như hiện nay. Mạng sống của con người rất dễ bị tước đoạt vì những lý do rất vu vơ. Tội phạm hình sự ngày càng man rợ và trẻ hóa Liên tục xảy ra nhiều vụ giết người man rợ, hạ thủ nhiều nạn nhân cùng một lúc, cách giết người thì tàn...