Hình ảnh về dòng sông băng đầu tiên trên thế giới chính thức “CHẾT” trong thời đại biến đổi khí hậu khiến ai nhìn cũng xót xa
Và điều quan trọng là đây sẽ không phải sông băng duy nhất chết đi, nếu con người không làm điều gì đó.
Những người đam mê bộ môn leo núi tại Bắc Âu, trong một khoảng thời gian dài đã coi vùng núi lửa Ok của Iceland là một địa điểm tuyệt vời, bởi vì ở đó có Okjkull.
Okjkull – cái tên được đặt theo núi Ok – không phải là một người, mà là một dòng sông băng (glacier – hay băng hà).
Chỉ có điều hiện tại, những gì còn sót lại của Okjkull chỉ còn là một đài tưởng niệm. Bởi lẽ đến năm 2014, Okjkull đã chính thức biến mất, trở thành dòng sông băng đầu tiên “chết” trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu.
Mới đây trên trang Twitter của NASA đã đăng tải tấm hình chụp từ vệ tinh Landsat của Hoa Kỳ, cho thấy sự thay đổi kinh khủng của Okjkull trong 3 thập niên gần nhất (từ 1986 – 2019). Đoạn tweet đưa ra cho biết rằng Okjkull chính là dòng sông băng đầu tiên tại Iceland mất đi danh hiệu của mình.
Video đang HOT
Bia tưởng niệm dành cho Okjkull
Nhưng điều quan trọng hơn là cũng trong đoạn tweet trên, NASA cảnh báo rằng trong vòng 200 năm kế tiếp có thể toàn bộ sông băng trên thế giới cũng nối gót Okjkull. Dấu tích của dòng sông này chính là một minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang thực sự diễn ra, và loài người cần phải chung tay làm một điều gì đó.
“Đây sẽ là tượng đài đầu tiên cho một dòng sông băng đã chết vì biến đổi khí hậu trên thế giới.”- Cymene How, nhà sản xuất một bộ phim tài liệu về núi Ok vào năm 2018 phát biểu. Ông cũng chính là người đã dựng lên đài tưởng niệm cho Okjkull.
“Bằng cách ghi dấu sự tồn tại của Ok, chúng tôi hy vọng rằng sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người trên thế giới.”
Theo ước tính, Okjkull từng chiếm diện tích khoảng 16km2 vào thời điểm năm 1890. Nhưng chỉ hơn 50 năm sau, nó chỉ còn 7km2 mà thôi – một mức độ tan chảy đáng giật mình.
Trong khoảng nửa sau thế kỷ 20, tốc độ tan chảy của Okjkull tiếp tục tăng mạnh, chỉ còn 3,4km2 vào đầu năm 2000. Đến năm 2012, con số xuống còn 0,7, và đến năm 2014, con sông chính thức “chết”, hoàn toàn biến mất.
Được biết, Iceland có khoảng 400 dòng sông băng, nhưng có lẽ tất cả sẽ biến mất vào năm 2200 với tốc độ khí hậu toàn cầu nóng lên này. Đây chính là những nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên toàn thế giới, đồng thời cung cấp rất nhiều thông tin cho khoa học về lịch sử khí hậu và địa lý.
Nhưng điều đáng nói là việc băng hà biến mất không chỉ tồn tại ở Iceland, mà là một hiện tượng toàn cầu. Như hồi cuối tháng 6 vừa qua, Greenland đã mất hơn 1 tỉ tấn băng mỗi ngày – một tốc độ sẽ khiến toàn bộ thềm băng của vùng đất này hoàn toàn biến mất vào năm 3000.
Tại Nam Cực, tốc độ băng tan hiện cũng cao gấp 6 lần so với năm 1979 – hệ quả từ nhiệt độ nóng kỷ lục mùa hè này.
Tham khảo: IFL Science, NASA.gov
Theo Helino
Tượng sáp của Hoa hậu Hoàn vũ khiến CĐM "xoắn não" vì không biết đâu là thật, đâu là giả
Giống người thật đến từng chi tiết, tượng sáp của Hoa hậu Hoàn vũ 2015 Pia Wurtzbach khiến cộng đồng mạng "căng mắt" để phân biệt thật - giả.
Nhìn vào tượng sáp của Hoa hậu Hoàn vũ 2015 Pia Wurtzbach, nhiều người phải hoa mắt vì giống người thật đến ngỡ ngàng.
Hoa hậu Hoàn vũ 2015 Pia Wurtzbach một lần nữa làm nên lịch sử, khi là người Philippines đầu tiên sở hữu tượng sáp tại Bảo tàng Sáp Madame Tussauds Hồng Kông. Bức tượng sáp của cô nàng sẽ được đặt cùng khuôn viên với những ngôi sao lớn hàng đầu thế giới đã đi vào huyền thoại khiến người hâm mộ của cô nàng hết sức tự hào.
Mới đây, bức tượng sáp của Pia đã được ra mắt khán giả khiến họ hết sức ngạc nhiên khi từng bộ phận, từng chi tiết trên cơ thể hay ngay cả thần thái đều vô cùng chân thật. Khi nàng hậu đứng cạnh "bản sao" của mình, thật - giả lẫn lộn khiến cho người hâm mộ vô cùng "xoắn não" bởi cả hai giống nhau như đúc từ một khuôn.
Từ sau khi đăng quang, Hoa hậu Hoàn vũ 2015 từ một nàng hậu bị "ném đá", cô nàng đã khiến cho cả thế giới phải công nhận mình khi không chỉ nhan sắc ngày càng xinh đẹp và những cống hiến của cô cho xã hội cũng được ghi nhận. Chính nỗ lực đó đã giúp Pia có được cho mình một "bản sao" hoàn hảo như thế này.
Hãy nhìn xem, bạn có thể phân biệt đâu là Pia và đâu là "bản sao" của cô ấy không? Cả hai đều giống nhau đến từng chi tiết, ngay cả thần thái cũng không thể "lệch" được khiến CĐM hết sức ngỡ ngàng.
Nhìn vào tượng sáp, không ai nghĩ nó chỉ là một bức tượng vì từ thần thái, ánh mắt cho đến nụ cười đều toả lên phong thái như một người đang sống.
Tuy nhiên nếu nhìn từ hình này qua hình khác thì có thể nhận ra đâu là "hàng giả" bởi nó chỉ có một tư thế đứng duy nhất. Còn Pia "thật" là người "phụ trách" tạo dáng.
Hình dáng bức tượng được mô phỏng dựa trên khoảnh khắc Pia Wurtzbach trao lại vương miện cho người kế nhiệm của mình.
Ngay cả lúc zoom cận mặt như thế này vẫn khiến khán giả "sửng sốt", không biết đây có thực sự chỉ là bức tượng sáp thật hay không vì độ chân thật đến khó tin.
Sau khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ năm 2015, Pia Wurtzbach trở thành "hiện tượng toàn cầu", cô đã có những việc làm và hành động vượt lên trên cả danh hiệu của mình, dùng tiếng nói và hình ảnh của mình để "khai sáng" các vấn đề về HIV/AIDS với tư cách là đại sứ của UNAIDS. Chính điều đó đã giúp cô trở thành người Phiippines đầu tiên có tượng sáp được đặt trong bảo tàng Sáp Madame Tussauds Hồng Kông cũng những nhân vật huyền thoại.
Theo yan.vn
Hiện tượng toàn cầu 'Baby Shark' là bài hát quan trọng nhất thế giới 'Baby Shark' đứng thứ 7 trên tổng số 25 ca khúc theo bình chọn của New York Time. Vào tháng 1, ca khúc đã chiếm giữ vị trí thứ 32 trên Billboard Hot 100. Baby Shark đã thu hút hàng triệu người xem, chinh phục các bảng xếp hạng từ châu Á đến Australia và cả Mỹ. Đây là bài hát dân gian,...