Hình ảnh tuyệt vời về phụ nữ Việt Nam thời chiến của phóng viên quốc tế
Phụ nữ Việt Nam thời chiến toát lên vẻ “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng có từ ngàn đời của mình.
Những người phụ nữ Việt Nam làm ruộng với cây súng trên vai tại một ngôi làng ở Hòa Lộc, Thanh Hóa, tháng 10/1967. Ảnh: Bettman – GettyImages.
Nữ du kích 14 tuổi hưởng dẫn em gái cách sử dụng súng tại một ngôi làng thuộc vùng Giải phóng ở Thừa Thiên – Huế năm 1968.Ảnh: Sovfoto – GettyImages.
Một đơn vị tiếp vận nữ đưa hàng tiếp tế vào Nam trong một buổi đêm ở đường Trường Sơn,1968. Ảnh: Sovfoto – GettyImages.
Người nữ chiến sĩ của đội tự vệ nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng) sát cách cùng các đồng đội nam trên mâm pháo bảo vệ nhà máy, năm 1969. Ảnh: Sovfoto – GettyImages.
Hai nữ dân quân trực chiến bảo vệ nhà máy của mình trước các cuộc đánh phá của không quân Mỹ, miền Bắc năm 1969. Ảnh: Paul Popper/Popperfoto – GettyImages.
Video đang HOT
Quảng Bình năm 1970, một nhóm nữ dân quân bước qua “nấm mộ” làm bằng mảnh xác máy bay của một “giặc lái” Mỹ tên Dickson bị bắn rơi tại đây ngày 7/2/1965. Ảnh: Paul Popper/Popperfoto – GettyImages.
Nụ cười của phụ nữ Hà Nội thời chiến, năm 1970. Ảnh: Paul Popper/Popperfoto – GettyImages.
Chuyên gia Tiệp Khắc hưỡng dẫn kỹ thuật cho nữ công nhân Việt Nam tại một trường cơ khí ở Hải Phòng năm 1971. 54 nam nữ thanh niên được chuyên gia Đông Âu đào tạo ở đây trong khóa học 3 năm. Ảnh: Bettman – GettyImages.
Nữ dân quân ở thành phố Vinh giúp tiếp đạn cho đồng đội, năm 1972. Ảnh: Sovfoto – GettyImages.
Người nữ nhân viên bán kem cho khách tại hàng kem Bốn Mùa nổi tiếng bên bờ hồ Gươm, Hà Nội tháng 11/1973. Ảnh: Bettman – GettyImages.
(Theo Kiến Thức)
Mỹ rót 2,6 triệu USD để "tuồn thông tin" kiểu mới vào Triều Tiên
Tuyên truyền bằng sóng phát thanh Mỹ đã lỗi thời ở Triều Tiên?
Quốc gia bất hảo. Trục ác quỷ. Vương quốc ẩn dật. Đó là một vài trong số những biệt danh mà phương Tây gán cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2015, Tổng thống Obama nói: "Rất khó để duy trì một chế độ như vậy ở thế giới hiện đại thời nay. Thông tin sẽ ngấm dần theo thời gian và mang tới sự thay đổi".
Và để thông tin "ngấm dần", Chính phủ Mỹ đang rót tiền nhằm mang tới sự thay đổi mà họ muốn ở Triều Tiên, cụ thể là hơn 2,6 triệu USD.
Ngày 20/9/2016, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố, họ bắt đầu nhận đề án cho các chương trình "ủng hộ chính sách thúc đẩy nhân quyền, gia tăng trách nhiệm và tăng cường dòng chảy thông tin tự do vào - ra khỏi - và lưu thông bên trong Triều Tiên".
Những chương trình này có thể được thực hiện ở nhiều dạng thức, bao gồm: Tạo ra hoặc thu thập nội dung nhằm cung cấp thông tin cho người Triều Tiên, ghi lại các trường hợp lạm dụng nhân quyền ở Triều Tiên hoặc giúp đỡ các cộng đồng đào tẩu.
Loại hình thứ nhất - tạo ra nội dung và giúp người Triều Tiên có được bức tranh toàn cảnh về thế giới bên ngooài - có lẽ là hấp dẫn nhất. Một số nhóm, gồm cả những nhóm do người Triều Tiên đào tẩu điều hành, đang sử dụng chiến lược này nhằm hủy hoại chế độ hiện hành ở Bình Nhưỡng.
Bằng cách thả bằng máy bay không người lái hoặc chuyển lậu USB chứa chương trình truyền hình Mỹ hoặc Hàn Quốc qua biên giới, họ hi vọng rằng người Triều Tiên sẽ thấy được thế giới bên ngoài khác biệt so với những gì mình biết.
Không thể phủ nhận tác động của những chương trình truyền bá văn hóa, giáo dục kết hợp với giải trí. Hum Log, một bộ phim truyền hình dài tập của Ấn Độ đã thay đổi quan điểm của đông đảo người dân về hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Tương tự, Soul City đã "xóa mù" cho 34 triệu khán giả Nam Phi về phòng tránh HIV.
Không cần nói đâu xa, làn sóng Hallyu (Hàn lưu) đang càn quét khắp châu Á, thậm chí còn lấn sang thị trường giải trí châu Âu, châu Mỹ, là minh chứng sống động nhất. Cơn sốt Kpop trở thành một phần không nhỏ trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay.
Theo cây viết Jenna Gibson, giám đốc truyền thông cho Viện Kinh tế Hàn Quốc của Mỹ, phương thức này có thể gây tác động lớn lao tới xã hội Triều Tiên, nơi thông tin về thế giới bên ngoài có phần khan hiếm.
Viết cho Diplomat (Nhật Bản), bà Gibson viện dẫn một khảo sát năm 2012 ở các đối tượng Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc. Theo khảo sát này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ rõ rét giữa việc tiếp xúc với truyền thông nước ngoài và quan điểm tích cực về thế giới của những người đào tẩu.
Những người này còn cho rằng phương tiện giải trí nước ngoài đáng tin hơn thông tin trên đài phát thanh. "Triều Tiên chỉ chiếu những hình ảnh đẹp đẽ. Nhưng trong phim truyền hình Hàn Quốc, có cả sự tranh giành. Tôi nghĩ như vậy mới thực tế", một đối tượng đào tẩu cho hay.
Không thể dừng ở phát thanh
Cho tới nay, nỗ lực ngoại giao công khai của Mỹ nhằm vào người Triều Tiên chủ yếu tập trung vào sóng phát thanh. Sử dụng tiếng Triều Tiên, các kênh phát thanh của Mỹ gửi những tín hiệu sóng ngắn hoặc trung vào Triều Tiên để truyền tin tức hoặc phân tích.
Nhưng rồi họ nhận ra, đài phát thanh không chỉ khó tiếp cận mà còn vô cùng nguy hiểm. Sóng phát thanh chỉ có thể tới được khu vực biên giới. Mà người Triều Tiên lại không được phép sở hữu những thiết bị có khả năng thu nhận các tín hiệu này.
Trong khi đó, non nửa số người đào tẩu được phỏng vấn năm 2012 cho biết: Họ đã xem DVD nước ngoài khi còn ở Triều Tiên. Gần đây, truyền thông cũng ghi nhận sự phổ biến cuả phim truyền hình Hàn Quốc tại Triều Tiên.
Hậu duệ mặt trời, bộ phim mà UPI cho là nổi tiếng ở Triều Tiên.
Theo UPI, bộ phim đình đám của xứ kim chi năm 2016, Hậu duệ mặt trời, với nội dung xoay quanh câu chuyện tình của một nữ bác sĩ và một quân nhân Hàn Quốc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình, đã nổi tiếng tới mức một số "từ tiếng lóng" trong phim cũng được lính biên phòng Triều Tiên sử dụng.
Không phủ nhận hiệu quả từ phương thức phát thanh nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đang nỗ lực triển khai nhiều phương thức khác nhằm tiếp cận nhiều "khán giả" hơn và tìm cách "khai sáng" nơi mà họ cho là Vương quốc ẩn dật.
Theo Soha News
Xuất hiện nguy cơ đối đầu ở Biển Đông Tờ The Philippines Star vừa dẫn lời Tổng thống Rodrigo Duterte cho rằng, Manila cần có Washington ở Biển Đông. Tuyên bố này được ông Rodrigo Duterte đưa ra khi có bài phát biểu tại sư đoàn pháo binh số 10 ở thành phố Mawab, tỉnh Compostela Valley (20-9). Theo đó, Philippines cần Mỹ hỗ trợ để chống lại hành động xâm phạm...