Hình ảnh Triều Tiên – Hàn Quốc đấu pháo trên biển
Đạn pháo tập trận của Triều Tiên đã rơi xuống vùng biển của Hàn Quốc ở Hoàng Hải trưa ngày 31/3, dẫn đến quốc gia phía nam dùng pháo binh đáp trả, huy động cả máy bay F-15.
Theo tin từ hãng Yonhap, các khẩu đội pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc đã bắn trả về phía biên giới trên biển của Triều Tiên trong 30 phút trong khi chiến đấu cơ F-15 bay lượn trên không.
Người dân trên các đảo Baengnyeon và Yeonpyeong gần biên giới với Triều Tiên lập tức được sơ tán. Lục quân, hải quân và không quân của Hàn Quốc được đặt trong tình trạng báo động.
Trước đó, quân đội Triều Tiên đã gửi fax cho sở chỉ huy Hạm đội thứ hai của Hàn Quốc vào lúc 8h sáng để thông báo về các cuộc diễn tập tại bảy điểm sát biên giới, phía bắc của Đường ranh giới phía Bắc (NLL), vào cuối ngày.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc kiểm soát tàu thuyền không vào nơi họ tập bắn đạn thật song không nêu thời gian cụ thể.
Một số hình ảnh về vụ đấu pháo:
Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức về cuộc bắn đạn thật của Triều Tiên tại một nhà ga ở Seoul.
Video đang HOT
Các phương tiện tấn công đổ bộ của quân đội Hàn Quốc quăng bom khói khi chuẩn bị đổ bộ lên bờ biển trong cuộc tập trận chung với quân Mỹ ở Pohang ngày 31/3.
Người dân đảo Baengnyeongdo sơ tán vì đạn pháo ngày 31/3.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Sức mạnh pháo hạng nặng Hàn Quốc Triều Tiên đấu nhau
Hãng thông tấn Yonhap cho biết, sáng 31/3, Hàn Quốc và Triều Tiên bất ngờ có màn đấu pháo nảy lửa trên tuyến biên giới biển tại Hoàng Hải.
Theo nguồn tin trên, lúc 12h15 (giờ địa phương) Triều Tiên đã khởi động một cuộc tập trận bắn đạn thật ở biên giới biển Hoàng Hải với Hàn Quốc chỉ vài giờ sau khi thông báo kế hoạch này với phía Seoul.
Người dân sống trên hòn đảo cực bắc Baengnyeong của Hàn Quốc đã được sơ tán đến nơi trú ẩn tạm thời: "Triều Tiên đã yêu cầu Hàn Quốc ngăn tàu bè đến khu vực phía Bắc trước khi bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật. Chúng tôi đã cấm các tàu xâm nhập vào khu vực này vì sự an toàn của người dân và thủy thủ", đại diện quân đội Hàn Quốc cho biết.
Đảo Yeonpyeong bị Triều Tiên nã pháo năm 2010
Phát ngôn viên Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết: "Một số quả đạn pháo của Triều Tiên rơi vào khu vực biển của chúng tôi và chúng tôi cũng đáp trả bằng đạn thật". Để đáp trả những loạt bắn của quân đội Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc đã bắn hàng chục quả đạo pháo K-9 về phía biên giới biển và điều chiến đấu cơ F-15K tới khu vực này.
Được biết K-9 là pháo tự hành hạng nặng trong quân đội Hàn Quốc - loại pháo được coi là cơn ác mộng đối với Triều Tiên. Pháo K-9 với khả năng cơ động cao, phản ứng nhanh, bắn chính xác viên đạn pháo cỡ nòng 155mm và có thể mang đầu đạn hạt nhân
Pháo tự hành K-9 Thunder ("Sấm sét") hoàn toàn là một sản phẩm hiện đại mang đậm chất Hàn Quốc từ khâu thiết kế đến sản xuất. Về đẳng cấp, K-9 ngang hàng với những khẩu pháo nổi tiếng như M-109 của Mỹ, PzH 2000 của Đức hay AS-90 của Anh và nó hội tụ những công nghệ mới nhất của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, vượt lên bất kì loại pháo nào của Bắc Triều Tiên.
Pháo tự hành K-9 Thunder khai hỏa
Về thiết kế bên ngoài thì K-9 có hơi hướng giống với pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ. Góc nâng của pháo 155mm từ -2,5 độ đến 70 độ với tháp pháo xoay 360 độ. Trên nóc và bên hông tháp pháo có các cửa mở, tạo điều kiện cho kíp lái ra vào hay vận chuyển đạn pháo.
Về hỏa lực, pháo chính là loại pháo 155mm L52, nòng pháo có loa giảm giật giúp giảm ảnh hưởng khi bắn loại đạn pháo tăng tầm, đi kèm bộ khóa/giá đỡ nòng pháo khi xe di chuyển hay dừng nghỉ.
Các kĩ sư Hàn Quốc còn phát triển một loại đạn pháo mã danh "K307" làm loại đạn pháo tiêu chuẩn cho K-9 và qui trình nạp đạn pháo hoàn toàn là tự động hóa, pháo thủ chỉ việc bỏ liều phóng vào là xong. Vũ khí phụ của K-9 là một khẩu đại liên cỡ nòng 12,7mm Daewoo K-9 điều khiển bởi trưởng xe với cơ số đạn 500 viên.
Bên cạnh 48 quả đạn pháo 155mm dự trữ trong xe, K-9 còn được bổ sung đạn dược từ xe nạp đạn tự hành K10. Hàn Quốc phát triển K10 dựa trên K-9 với sự đồng nhất về khung thân và bánh xích, điều này vừa có ưu điểm về mặt hậu cần trên chiến trường lẫn tính kinh tế khi phát triển.
Về khả năng cơ động, K-9 sử dụng động cơ diesel 8 xylanh MT881 Ka-500 công suất 1.000 mã lực giống như PzH 2000, giúp nó đạt tốc độ 67km/h trên đường nhựa và tầm cơ động khoảng 480km.
Động cơ đặt phía trước ngay bên phải lái xe còn hệ thống truyền động do công ty S&T Dynamic phát triển, hệ thống giảm xóc của K-9 được đánh giá cao vì nó phải đáp ứng được khả năng di chuyển tốt trên địa hình bán đảo Triều Tiên, vốn rất gồ ghề. K-9 còn có thể lội nước sâu 1,5m (hơn 0,4m so với 1,1m của PzH 2000)
Hiện nay, ngoài Quân đội Hàn Quốc sử dụng K-9, Thổ Nhĩ Kì cũng mua dây chuyền sản xuất K-9 với tên gọi nội địa là T-155 "Firtina" (cơn bão), tiếp theo là Ai Cập đã có bản ghi nhớ về khả năng là khách hàng tiếp theo của K-9, mặc dù họ đã có trong tay loại M019 Paladin của Mỹ. Australia và một số nước châu Á cũng đang cân nhắc mua K-9 trong việc hiện đại hóa lực lượng pháo binh.
Theo ĐVO
Đại sứ quán Mỹ tại Afghanistan hứng đạn pháo Taliban Phiến quân Taliban đã bắn đạn pháo vào đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kabul vào ngày 25.12, nhưng không gây ra thương vong. Binh sĩ NATO tại Afghanistan - Ảnh: Reuters Hai quả đạn pháo đã rớt trúng ngay bên trong tòa đại sứ Mỹ và phiến quân Taliban sau đó lên tiếng nhận trách nhiệm, theo AFP. "sáng 25.12 (giờ...