Hình ảnh thế giới “tắt đèn” vì tương lai xanh
Cùng nhìn lại khoảnh khắc tháp Eiffel, cầu Cảng Sydney, tháp đôi Petronas… và hơn 700 địa điểm nổi danh thế giới lần lượt “chìm vào bóng tối” vì một tương lai chung của toàn nhân loại.
Những địa danh nổi tiếng nhất thế giới đã chìm vào bóng tối để người dân trên khắp hành tinh cùng nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng bền vững.
Giờ Trái đất – sự kiện được tổ chức thường niên bởi quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) – đã chứng kiến hơn 700 địa danh nổi tiếng thế giới chìm vào bóng tối lúc 8h30 tối ngày 28/3 theo giờ địa phương, đồng thời với đó, hàng triệu hộ gia đình trên khắp hành tinh cũng đã cùng đồng loạt tắt điện để hưởng ứng Giờ Trái đất.
Tháp Big Ben ở London, Anh tắt đèn trong một tiếng đồng hồ để hưởng ứng Giờ Trái đất.
Tháp Eiffel ở Paris, Pháp cũng nằm trong hơn 700 địa danh nổi tiếng thế giới tắt đèn vì tương lai xanh của Trái đất.
Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức.
Nhà thờ chính tòa Thánh Basil ở Moscow, Nga.
Video đang HOT
Cầu Cảng Sydney ở Sydney, Úc.
Giờ Trái đất 2015 bắt đầu ở Samoa và kết thúc ở Tahiti, đi qua 24 múi giờ và 6 lục địa, chứng kiến những công trình nổi tiếng nhất thế giới tắt đèn chiếu sáng. Trong số hơn 700 công trình nổi tiếng tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất, có hơn 30 địa danh được xếp hạng Di sản Thế giới của UNESCO.
Giờ Trái đất bắt đầu được khởi động lần đầu tiên ở Úc hồi năm 2007 và kể từ đó được hưởng ứng rộng rãi trên khắp thế giới.
Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Tháp Lôi Phong ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Tòa nhà cao tầng ở Đài Bắc.
Quận trung tâm ở thành phố Jakarta, Indonesia.
Sân vận động Quốc gia (hay còn gọi là sân vận động Tổ chim) ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Quang cảnh một góc thành phố Yokohama và Tokyo, Nhật Bản.
Bích Ngọc
Tổng hợp
Theo Dantri
Đại gia Trung Quốc tranh nhau mua đảo nước ngoài
Bốn hòn đảo tại Fiji, Hy Lạp, Anh và Canada đã được đưa lên bán trên trang mua bán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc là Taobao. 3 đảo trong số đó được bán chỉ trong vài giờ.
Cuộc đấu giá bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày 3-3 và đến 12 tiếng sau mới kết thúc. Một ông trùm xây dựng ở tỉnh Yunnan đã mua hòn đảo ở Hy Lạp và Canada với giá 6,2 triệu nhân dân tệ (hơn 21 tỉ đồng) và 1,7 triệu nhân dân tệ (gần 6 tỉ đồng), theo công ty bất động sản Ilongterm tại Bắc Kinh - đơn vị tổ chức đấu giá - cho biết.
Một thương nhân ở tỉnh Zhejiang đã mua hòn đảo ở Fiji với giá 5 triệu nhân dân tệ (hơn 17 tỉ đồng). 3 hòn đảo này có giá khởi đầu chỉ 1 nhân dân tệ.
Đảo ở Fiji được bán với hợp đồng thuê 99 năm, trong khi các hòn đảo khác được toàn quyền sử dụng. Hòn đảo ở Anh có giá khởi đầu 4 triệu nhân dân tệ (hơn 13 tỉ đồng) vẫn chưa được mua.
Taobao là trang web mua sắm nổi tiếng nhất Trung Quốc
Bất kỳ công dân Trung Quốc nào đặt khoản tiền gửi 1000 nhân dân tệ là đủ điều kiện để tham gia đấu giá ngày 3-3. Có ít nhất 48 người đã đặt giá.
Ilongterm sẽ đưa người thắng đấu giá đến đảo của họ để kiểm tra thực địa và hoàn thành các thủ tục như nộp thuế, hoa hồng và chi phí pháp lý.Công ty này cũng sẽ đưa thêm bất động sản ngoại quốc đấu giá trên Taobao vào tháng 3 và tháng 5.
Theo Lin Dong, người sáng lập Hiệp hội Chủ đảo Trung Quốc, những người Trung Quốc giàu có đang thể hiện hứng thú ngày càng tăng với những hòn đảo ở nước ngoài trong những năm gần đây. Năm ngoái, đại gia Trung Quốc mua khoảng 7 hòn đảo nước ngoài.
Đảo ở Trung Quốc được bán với rất nhiều hạn chế quyền sử dụng và chỉ được thuê trong vòng 50 năm, trong khi hầu hết đảo ngoại quốc có toàn quyền sử dụng.
Theo Bích Thảo
Pháp luật TPHCM
Triệu phú gốc Việt mua tháp Eiffel Phụ trang kinh tế của báo Le Monde (Pháp) ngày 27-6 đã đăng bài của phóng viên Denis Cosnard với tựa đề "Chuc Hoang, nhà triệu phú của tháp Eiffel". Bài viết sau đây giới thiệu chân dung một người Pháp gốc Việt đang sở hữu khoảng 40 công ty. Trong nhiều thập niên, ông Chuc Hoang sống ẩn mình sau các công...