Hình ảnh những “quả bom” gas bị lửa đốt cháy sém
Nhìn những bình gas bị lửa nung cháy sém trong vụ cháy nổ tại đại lý gas Anh Khôi – số 998 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM – không ít người khiếp sợ trước hiểm hoạ cháy nổ khôn lường.
Clip hiện trường vụ nổ tại đại lý gas Anh Khôi
Rất nhiều bình gas lớn nhỏ được đưa ra ngoài trước khi ngọn lửa trùm đến
Những bình gas bị nung cháy đen
Van gas được nhét hoá chất chống rò rỉ
Tủ PCCC được kiểm tra
Bên trong đại lý gas cháy rụi.
Trung Kiên
Video đang HOT
Theo Dantri
Lộ thông tin về kế hoạch đánh bom nguyên tử VN của Mỹ
Theo tài liệu mới nhất được giải mật cho biết: Ngày 23/1/1961, một máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh từ căn cứ Seymour Johnson để thực hiện chuyến bay thường lệ dọc bờ biển Đông nước Mỹ, đã vô ý để rơi hai quả bom nguyên tử hydrogen (bom H) MK 39 Mod 2 trên bầu trời TP.Goldsboro. Công bố giải mật động trời này lập tức gây chấn động nước Mỹ và thế giới.
Mỗi quả bom H có sức công phá gấp 260 lần quả bom nguyên tử thả xuống Nhật
Theo báo chí Mỹ và Anh cho biết, vụ tai nạn xảy ra đúng vào thời điểm mà chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga đang đạt tới mức cao độ. Một năm trước đó cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba suýt chút nữa đã đem tới nước Mỹ mối nguy về một cuộc tấn công hạt nhân. Chính phủ Mỹ từng xác nhận những sai sót của phi công lái chiếc B-52 lúc đó đã khiến hai quả bom nguyên tử rơi xuống mặt đất nhưng chưa bao giờ khẳng định một trong số hai quả bom đã được lắp kíp nổ hoàn chỉnh.
Tài liệu mật nói trên được viết bởi kỹ sư cấp cao Parker F Jones của Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia năm 1969, tám năm sau vụ tai nạn ở Carolina. Ông Jones từng là nhà khoa học có trách nhiệm trong việc thiết kế hệ thống khóa an toàn của bom nguyên tử. "Đó đơn giản chỉ là một giai đoạn kích nổ thất bại nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ to lớn với nước Mỹ", ông Jones tiết lộ.
Phóng viên điều tra Eric Schlosser lấy được tài liệu này theo Đạo luật Tự do thông tin và đăng tải lần đầu tiên trên báo Guardian (Anh) ngày 20/9/2013 . "Nếu một vụ nổ bom nguyên tử xảy ra ở phía Bắc Carolina, lịch sử nhân loại chắc chắn sẽ thay đổi", ông Scholsser cho biết.
Ảnh minh họa.
Sự cố xảy ra chỉ 3 ngày sau khi cố Tổng thống Mỹ John F Kennedy đọc diễn văn nhậm chức. Chiếc máy bay B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Seymour Johnson ở Goldsboro, bang North Carolina, đang bay dọc bờ biển phía Đông thì gặp sự cố vào ngày 23/1/1961. Khi máy bay bổ nhào xuống, 2 quả bom khinh khí Mark 39 bị rơi xuống đất. Mỗi quả bom mà máy bay B-52 mang theo năm đó được đánh giá có sức nổ tương đương 4 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 260 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống hủy diệt Hiroshima - Nhật Bản năm 1945. Do không được chủ động thả nên quả bom đầu tiên không bung chốt an toàn và rơi thẳng xuống bãi cỏ ven đường Big Daddy, không gây thiệt hại gì nghiêm trọng.
Điều vô cùng nguy hiểm, quả bom H còn lại hoạt động như loại bom hạt nhân ném xuống Nhật Bản, tức là dù bung ra và khởi động cơ chế kích nổ. Quả bom này rơi xuống cánh đồng gần Faro, bang North Carolina, dù của nó phủ trên những cành cây. Ông Jones phát hiện chỉ còn lại đúng 1 trong số 4 chốt an toàn của quả bom rơi xuống Faro hoạt động. "Mạch điện áp gặp sự cố đã khiến quả bom may mắn không phát nổ trên bầu trời bang Carolina", ông Scholsser đã viết trong báo cáo. Theo các chuyên gia, nếu bom phát nổ, bụi phóng xạ có thể lan tới Thủ đô Washington D.C cũng như các thành phố Baltimore, Philadelphia và New York, đe dọa mạng sống hàng triệu người.
Cũng theo tài liệu trên, ít nhất 700 tai nạn và sự cố "đáng kể" liên quan đến 1.250 vũ khí hạt nhân đã được ghi nhận từ năm 1950 - 1968. Chính phủ Mỹ hiện chưa đưa ra những phản hồi sau khi tài liệu mật này được công bố.
Báo giới Mỹ còn đưa tin, theo tài liệu của Cục Lưu trữ an ninh quốc gia Mỹ (NSA), vụ thất lạc vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử xảy ra ngày 13/2/1950 khi chiếc máy bay ném bom chiến lược Convair B-36B của không quân Mỹ gặp nạn khi tham gia diễn tập tấn công trong điều kiện mùa đông. Chiếc máy bay từ căn cứ tại Alaska, chở một bom nguyên tử Mark IV, bị hỏng động cơ do đóng băng và buộc phải thả rơi rồi kích nổ bom trên không. Tuy chứa uranium và thuốc nổ thông thường nhưng do không có lõi plutonium nên quả bom chỉ gây ra một vụ nổ phi hạt nhân lớn gần British Columbia (Canada). Mỹ và Canada sau đó khẳng định không có rò rỉ phóng xạ trong khu vực. Chỉ 9 tháng sau, đến lượt một oanh tạc cơ B-50 do động cơ bị trục trặc đã vứt một quả bom Mark 4 xuống sông St. Lawrence gần Riviere-du-Loup, cách Montreal (Canada) khoảng 482km về hướng đông Bắc. Quả bom nổ tung trong lúc va chạm, và dù không có lõi plutonium, vụ nổ cũng thổi bay gần 45kg uranium chứa trong bom. Sau đó máy bay hạ cánh an toàn tại căn cứ không quân Mỹ ở Maine.
Đến năm 1956, xảy ra một sự cố còn nghiêm trọng hơn khi một chiếc B-47 đột nhiên mất tích "không sủi tăm" khi chở theo 2 quả bom nguyên tử từ căn cứ không quân MacDill, bang Florida, đến một căn cứ nước ngoài. Liên lạc bị cắt khi máy bay đang trong vùng trời Địa Trung Hải và mọi nỗ lực tìm kiếm trong hàng chục năm qua đều kết thúc trong vô vọng đến tận ngày nay. Cùng năm, lại là máy bay B-47 gặp sự cố với vụ một oanh tạc cơ đâm vào cơ sở chứa vũ khí hạt nhân ở căn cứ không quân Lakenheath tại Suffolk (Anh) trong lúc diễn tập. Lúc đó, cơ sở này chứa đến 3 quả bom Mark 6. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy phép màu đã cứu nước Anh khi một quả bị nứt vỏ, lộ kíp nhưng lại không phát nổ.
Mỹ tiếp tục mất một quả Mark 15 nặng 3.400kg trong vụ va chạm chiến đấu cơ ngày 5/2/1958. Trong lúc hạ cánh xuống căn cứ không quân Hunter tại bang Georgia, chiếc B-47 đụng phải một chiếc tiêm kích F-86. Tai nạn khiến chiếc B-47 buộc phải thả bom xuống vùng biển gần đảo Tybee. Rất may là không có vụ nổ nào và cũng không có thương vong, theo hãng tin UPI. Sau Anh và Canada, đến lượt Tây Ban Nha suýt "lãnh đủ" vì mũi tên gãy Mỹ và cũng do đụng máy bay. Theo AP, hồi tháng 1/1966, chiếc B-52 chở 4 quả bom nhiệt hạch đụng chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên không và rơi gần Palomares, Tây Ban Nha, theo bộ Quốc phòng Mỹ. Vụ việc khiến 7 phi công trên 2 máy bay thiệt mạng. Hai quả bom không có lõi plutonium phát nổ, thải ra một lượng uranium và giới chức phải di dời hơn 1.400 tấn đất ở Palomares. Mỹ nhanh chóng thu hồi được quả bom thứ ba nhưng phải huy động hơn 20 tàu chiến, máy bay và mất nhiều tháng mới vớt được quả thứ tư. Theo cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ, tháng 12/1965, máy bay tấn công A-4E Skyhawk mang theo bom hạt nhân B43 lăn xuống biển khi đang đậu trên tàu sân bay USS Ticonderoga tại vùng biển Thái Bình Dương. Hậu quả là phi công, máy bay lẫn vũ khí hủy diệt đều không bao giờ được tìm thấy.
Gợi nhớ vụ Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945
Vụ việc nói trên đã gợi lại quá khứ kinh hoàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai: Sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử vào nước Nhật năm 1945. Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống ba thành phố là Hirosima, Nagasaki và Tokyo. Tình cờ, chiến hạm chở quả bom nguyên tử mà Mỹ định ném xuống Thủ đô Tokyo đã bị phá huỷ. Nhờ vậy, thành phố Tokyo thoát khỏi thảm hoạ như Hirosima và Nagasaki. Việc ném bom nguyên tử xuống Nhật cũng đã được tranh cãi gay gắt giữa các phe phái của Lầu Năm Góc. Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương McArtor là một nhân vật cực kỳ phản đối, nhưng Eisenhower, được sự ủng hộ của Tổng thống Truman và phái diều hâu trong nghị viện đã thắng thế.
Đầu tháng 7/1945, ba quả bom được bí mật vận chuyển rời cảng California xuống Chiến hạm Indian Holis, tiến về cảng Tinian (thuộc quần đảo Macsan), sau đó được máy bay B-29 (được xem là pháo đài bay lúc đó) của Mỹ chở đi. Dưới mật danh "Little boy" - chú bé, vào hồi 8h15' ngày 6/8/1945, không quân Mỹ dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử đầu tiên có công suất 12,5 kilôtôn, hủy diệt cả thành phố Hirosima, làm chết ngay 80 nghìn người và hàng chục nghìn người bị nhiễm xạ, trong phạm vi bán kính 10km. Ở Hirosima có 7 dòng sông thì cả 7 dòng sông đều đầy xác, nhiệt độ không khí cao làm cho nhiều người nhảy xuống sông, rồi ôm lấy nhau mà chết, nhiều người khác bị hóa thành than trên đường phố.
Ba ngày sau, với mật danh Fatman - người khổng lồ, lúc 10h58' ngày 9/8/1945, không quân Mỹ lại tiếp tục dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, phá hủy nặng nề 1/3 thành phố; trong đó 4,5km bị phá hủy hoàn toàn; có 20.000 người chết và 50 nghìn người bị thương. Khi bom nổ có sức công phá hàng triệu độ, trong vòng bán kính 2km, 60% số người bị chết tại chỗ, còn 40% số người chết dần do nhiễm phóng xạ. Nhiều người bị chết do sóng xung kích cực mạnh, do sức nóng của cầu lửa khi nổ. Người ta phải chôn người chết trong những hố chôn tập thể, có hố chôn tới 50.000 người.
Chiến hạm chở quả bom thứ ba dành cho Thủ đô Tokyo bị đánh chìm
Theo kế hoạch, chiến hạm Indian Holis sẽ chở quả bom nguyên tử thứ ba đến Philippines. Sau đó máy bay B-29 của Mỹ chở nó bay dọc bờ biển Trung Hoa và Triều Tiên rồi ném xuống Tokyo. Hồi 23h ngày 29/7/1945, trong khi đi tuần trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương, Đại úy Ishimoto chỉ huy tàu ngầm I-158, một loại tàu ngầm chạy cực nhanh của Nhật, đã phát hiện thấy chiến hạm Indian của Mỹ đang chạy về phía đảo Guam mà không có tàu hộ tống. Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chiến hạm, Đại úy Ishimoto đã ra lệnh phóng ngư lôi tấn công chiến hạm của Mỹ. Sau loạt ngư lôi cực mạnh, chiến hạm chìm nghỉm dưới đáy đại dương đem theo quả bom thứ ba dự định ném xuống Tokyo.
Sau này khi được hỏi vì sao có sự khinh suất này, McArtor, nguyên Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương nói: "Đây là một sự nghi binh. Chúng tôi không muốn để đối phương chú ý, nhưng nước Nhật đã có những người con anh hùng". Còn Đại tá Trudakanke, nguyên chỉ huy Hải quân Nhật tại Nam Thái Bình Dương (có sở chỉ huy tại Sài Gòn lúc đó), sau này cũng đã kể cho phóng viên báo Bungei Shunphu rằng: "Đại úy Ishimoto đã lập một chiến công phi thường, cứu Thủ đô Nhật Bản thoát khỏi thảm họa nguyên tử, nhưng ông không hề biết. Sau khi đánh đắm chiến hạm của Mỹ, ông ta chỉ điện cho chúng tôi vẻn vẹn có mấy lời: "Đã đánh đắm chiến hạm đối phương vào hồi 23h ngày 29/7/1945".
Khe Sanh - Việt Nam đã từng là mục tiêu ném bom nguyên tử của Mỹ
Đầu năm 1968, Khe Sanh trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các tướng lĩnh Mỹ và nội các của Tổng thống Johnson vì tại đây, 5.000 lính Mỹ đang bị quân giải phóng vây hãm. Lo sợ Khe Sanh trở thành một Điện Biên Phủ thứ 2, Tổng thống và các quan chức chóp bu của Mỹ đã bàn bạc nhiều lần để tìm cách giải vây. Trong những cuộc họp đó, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã được nêu ra.
Trong cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt Nam, Daniel Ellsberg kể lại: "Ngày 10/2/1968, tờ Bưu điện Washington trích lời phát biểu của tướng Wheeler trước một vài thượng nghị sỹ rằng Hội đồng Tham mưu sẽ khuyến nghị sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu thấy việc này là cần thiết để bảo vệ năm nghìn lính thủy đánh bộ đang bị mắc kẹt tại cứ điểm Khe Sanh, mặc dù ông ta không cho rằng lực lượng tại đây sẽ yêu cầu giúp đỡ".
Đồng quan điểm với tướng Wheeler, tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam, tướng Westmoreland cũng cho rằng một phương án dùng vũ khí hạt nhân loại nhỏ ở Khe Sanh là nên tính toán. Westmoreland viết trong hồi ký của mình: "Xem xét khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Khe Sanh là một ý tưởng khôn ngoan. Khu vực xung quanh Khe Sanh gần như không có người ở, số lượng thường dân bị thương vong sẽ ở mức thấp nhất" và viên tướng này dự tính tiếp: "Sử dụng vài quả bom nguyên tử cỡ nhỏ ở Việt Nam, hoặc thậm chí đe dọa sử dụng sẽ nhanh chóng góp phần kết thúc sớm cuộc chiến. Nếu Washington muốn gửi thông điệp đến Hà Nội, chắc chắn vũ khí nguyên tử cỡ nhẹ sẽ làm được điều này rất hiệu quả".
Những cuộc đối thoại được trích ra từ số băng với thời lượng lên đến 500 giờ, ghi lại các cuộc đối thoại của Richard Nixon ở Nhà Trắng, được Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ công bố vào tháng 3/2002 cũng cho thấy Việt Nam là mục tiêu sử dụng bom nguyên tử của Mỹ. Cuộc đối thoại đầu tiên tại Nhà Trắng vào ngày 15/4/1968 có nội dung sau: Ngoại trưởng Kissinger: "Tôi nghĩ chúng ta nên tăng cường tấn công vào các nhà máy điện, hải cảng của Bắc Việt Nam"/ Tổng thống Nixon: "Tôi thà sử dụng bom nguyên tử còn hơn"/ Kissinger: "Điều đó ? Tôi e nặng tay quá"/ Nixon: "Bom nguyên tử, ông áy náy về điều đó à ?"/ Kissinger: "Tôi chỉ muốn ngài nghĩ lớn hơn".
Một tháng sau cuộc đối thoại ấy, Nixon ký lệnh leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Trong lần trả lời phỏng vấn tạp chí Times năm 1985, cựu Tổng thống Mỹ - Richard Nixon cho biết: "Tôi có xem xét khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử, nhưng loại bỏ khả năng ném bom phá đê vì làm như thế có thể dìm chết khoảng 1 triệu con người. Và cũng vì lý do ấy, tôi đã quyết định hủy bỏ khả năng tấn công bằng bom nguyên tử bởi vì đó không phải là mục tiêu quân sự".
Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại với Kissinger vào tháng 5/1972, ý đồ của Nixon hoàn toàn không phải vậy: Nixon: "Điểm duy nhất tôi và ông không tán đồng là về vấn đề ném bom (nguyên tử). Tại sao ông cứ lo đến sinh mạng đám dân chết tiệt ấy ? Tôi cóc cần chuyện đó". Kissinger: "Tôi quan ngại về sinh mạng dân thường vì tôi không muốn cả thế giới nhìn ông như một thằng bán thịt. Chúng ta có thể chiến thắng mà không cần phải giết dân".
Thành lập nhóm nghiên cứu mật JASON
Ý đồ ném bom nguyên tử xuống Việt Nam thực tế đã manh nha trước sự kiện 5.000 lính Mỹ bị quân đội chúng ta bao vây ở Khe Sanh. Vào thời điểm cao độ của chiến tranh Việt Nam, dù quân đội Mỹ dội bom xuống miền Bắc bằng một chiến dịch ném bom lớn nhất trong lịch sử: Ném liên tục 3 năm - từ tháng 3/1965, với lượng bom lớn hơn tổng lượng bom ném xuống toàn châu Âu thời đệ nhị Thế chiến, thế nhưng vẫn không tạo được tác động mạnh. Vì vậy, mùa hè năm 1966, Lầu Năm Góc ra lệnh triệu tập một nhóm quy tụ toàn những khoa học gia tinh túy nhất nước Mỹ, khoảng 50 người, với tên gọi JASON có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Bắc Việt Nam bằng vũ khí nguyên tử với ý đồ xoay chuyển cục diện chiến cuộc.
JASON là một bộ phận có tầm ảnh hưởng lớn, song ít được biết đến vì phần lớn công việc đều được tiến hành trong vòng bí mật. Mỗi năm JASON ngốn khoản ngân sách 1,5 triệu USD từ bộ Quốc phòng và 2,5 triệu USD từ bộ Năng lượng (thời điểm 1960). Nhóm JASON gặp gỡ, bàn bạc trong 6 tuần lễ liên tục tại UC Santa Barbara để hoàn tất 3 nghiên cứu quan trọng, gồm: Chiến thuật cắt đứt các đường dây tiếp vận của Việt Cộng; xây dựng hệ thống hàng rào điện tử khắp Việt Nam; và chiến thuật vũ khí nguyên tử ở Đông Nam Á.
Hai nghiên cứu đầu tiên được Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ - Robert McNamara vận dụng triệt để trong chiến tranh. Còn bản nghiên cứu thứ ba là bản báo cáo mật dài 55 trang, phân tích khả năng nên sử dụng vũ khí nguyên tử thế nào vào chiến trường Việt Nam.
Do đâu mà Mỹ không thực hiện kế hoạch ném bom nguyên tử ở Việt Nam?
Mặc dù được giữ bí mật, chẳng bao lâu kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân để cứu Khe Sanh đã bị rò rỉ ra ngoài. Ngay tức khắc, nó gây ra một làn sóng dư luận sôi động trên mặt báo và cũng kéo theo một cuộc tranh luận gay gắt trên chính trường. Những nghị sỹ thuộc phe diều hâu ủng hộ kế hoạch này với lập trường làm như vậy sẽ kết thúc nhanh chiến tranh. Nhưng số người phản đối đông đảo hơn. Trong số đó, Thượng nghị sỹ Fulbright ở Ủy ban đối ngoại Thượng viện và hai nghị sỹ khác là Clark và Aiken đã lên án việc này ngay khi họ biết tin vào đầu tháng 2/1968. Trên kênh truyền hình CBS, Thượng nghị sỹ Eugene Mc Carthy đang vận động tranh cử Tổng thống đã công khai trả lời về "Kế hoạch sử dụng vũ khí nguyên tử của nội các Johnson" làm dư luận Mỹ xôn xao.
Trong thời điểm này, Thủ tướng Anh Harold Wilson đang ở Washington nhân chuyến thăm Mỹ cũng đã phát biểu với báo giới, công khai phản đối kế hoạch đó, ông ta nói: "Thật điên rồ nếu Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử. Điều đó không chỉ đem lại hậu quả thảm khốc cho vị thế của nước Mỹ mà còn là khởi đầu rất nguy hiểm cho khả năng leo thang chiến tranh trên toàn thế giới". Trước sức ép từ dư luận, Tổng thống Johnson buộc phải ra thông cáo báo chí trả lời giả dối rằng: "Trong suốt 7 năm qua, tôi chưa hề nhận được lời yêu cầu triển khai vũ khí nguyên tử nào cả. Do đó tôi muốn chấm dứt thảo luận về vấn đề này".
Trên thực tế, sau hơn 70 ngày bị vây hãm, lính Mỹ đã phải rút khỏi Khe Sanh mà không có một trận ném bom nguyên tử nào. Kế hoạch ném bom nguyên tử cứu Khe Sanh bị hủy bỏ. Đơn thuần là do phong trào đấu tranh phản chiến của dân Mỹ và các chỉ trích trong chính giới đã khiến kế hoạch này bị gác lại? Và có lẽ, trên tất cả là Mỹ sợ một cuộc trả đũa hạt nhân từ đối phương.
Theo bản báo cáo dự liệu của nhóm JASON, trong hai đồng minh của Hà Nội thì Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn đầu của các thử nghiệm tên lửa hạt nhân. Cho nên chỉ có Liên Xô là nguồn cung cấp vũ khí nguyên tử cho Việt Nam. Mặc dù hiện nay các loại bom và tên lửa hạt nhân của Liên Xô, nhẹ nhất cũng 1.000 pound (khoảng 450kg) nên rất khó sử dụng đối với các đội quân đánh theo lối du kích của đối phương. Nhưng rất có khả năng Liên Xô đã thiết kế được loại vũ khí nguyên tử chuyên biệt cho bộ binh bắn đi từ súng cối, súng không giật nặng vài trăm pound với tầm bắn xa vài dặm. Họ cũng tin chắc rằng loại vũ khí này Việt Nam đã sở hữu.
Theo tiên đoán của nhóm JASON, những vũ khí này có cỡ nhỏ, trọng lượng nhẹ có sức công phá từ 10 đến 20 kiloton sẽ được di chuyển từ Bắc vào Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh. Tất nhiên quá trình di chuyển sẽ mất vài tuần thậm chí hàng tháng trời để chuyển được từ 50 đến 100 vũ khí nguyên tử nhưng việc di chuyển là không khó khăn gì.
Từ đó, họ dự kiến 3 kịch bản trả đũa của đối phương. Thứ nhất là bí mật vận chuyển đủ số lượng vũ khí nguyên tử để tập kích đồng loạt nhiều căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam. Khả năng này hơi khó so với trình độ tác chiến của đối phương hiện tại và cũng rất nguy hiểm nếu như có một vài trận địa chậm trễ không tiến hành kịp thời. Thứ hai là tấn công kéo dài trong nhiều tuần hoặc hàng tháng trời. Mỗi lần sẽ tấn công một căn cứ. Khả năng này được cho là dễ xảy ra nhất vì nó phù hợp với lối đánh và trình độ tác chiến hiện tại của đối phương. Thứ ba là tập trung tấn công vào một mục tiêu chiến lược quan trọng. Tân Sơn Nhất được Mỹ xác định là một mục tiêu lý tưởng nếu Việt Nam chọn đánh theo lối này vì sân bay này nằm ở ngoại ô, trong một khu vực ít dân cư và là một mục tiêu chiến lược cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, chính Mỹ phải thừa nhận rằng công tác an ninh hiện tại ở sân bay này là rất kém, khó có thể đảm bảo rằng sẽ không có một va li bom lọt lưới vào trong.
Vì những lý do đó, người Mỹ đã gác ý định sử dụng vũ khí nguyên tử mặc dù cuộc chiến tranh ở Việt Nam là ác liệt và tổn thất nhất trong các cuộc chiến mà họ từng tham gian
Theo Người đưa tin
Sau lũ, phát hiện bom nặng nửa tấn Đội rà phá bom mìn lưu động tỉnh Quảng Trị thuộc tổ chức Cây hòa bình Việt Nam đã phát hiện và tiến hành tháo dỡ thành công quả bom nặng trên 500 kg tại thôn A Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vào ngày 18-10. Trước đó vào chiều 17-10, trong quá trình tuần tra, kiểm soát dọc tuyến biên...