Hình ảnh những “người đàn bà” 15 tuổi ở Điện Biên
Ai ở xa có dịp về bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên sẽ bắt gặp những “người đàn bà” 15 tuổi địu con trên lưng quần quật làm việc nuôi chồng và cả gia đình chồng…
Ai ở xa về bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) có lẽ cũng sẽ ngạc nhiên trước hình ảnh những người phụ nữ mới… 13, 15 tuổi quần quật làm việc nuôi chồng con và cả gia đình chồng.
Cô bé Cứ Thị Sênh, năm nay 17 tuổi, mới sinh con được 4 tháng đã tảo tần lo việc gom chít, chở chít đi bán. Như bao phụ nữ khác ở Cà Là Pá, Cứ Thị Sênh (dân tộc Mông) là trụ cột gia đình.
Cứ Thị Sênh cưới chồng từ năm 15 tuổi. Ngay sau khi cưới chồng, Cứ Thị Sênh đã một mình gánh vác công việc gia đình. Chồng của Cứ Thị Sênh là Giàng A Tầng năm nay 19 tuổi. Như bao đàn ông khác ở Cà Là Pá, Giàng A Tầng gần như không làm việc gì. Cứ Thị Sênh một mình với con nhỏ trong tay, và tần tảo với công việc bán chít kiếm tiền mưu sinh cho cả gia đình.
Cứ Thị Sênh vừa sinh con được 4 tháng đã lo đi chợ, bán chít kiếm tiền nuôi chồng.
Chị Phạm Ngọc (gốc Phú Thọ) theo chồng lên Điện Biên lập nghiệp. Chị chia sẻ, khi mới đến Cà Là Pá, chị rất ngạc nhiên khi thấy những “người đàn bà” 13, 14 tuổi ở đây quần quật với công việc mưu sinh nuôi cả gia đình. “Những người đàn bà” 13 tuổi ở đây không ngại cả những việc bốc vác nặng nhọc. Họ có thể vừa địu con, vừa bốc vác củi bán, để ông chồng nằm nhà uống rượu.
Và những “người đàn bà” 17 tuổi địu con 4 tháng tuổi trên lưng đi bán chít như Cứ Thị Sênh coi đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm (tất yếu) của người phụ nữ trong gia đình, họ vui vẻ làm, vui vẻ sống.
Video đang HOT
Những người phụ nữ 13 tuổi ở Cà Là Pá vừa lo chăm con, vừa lo làm việc nuôi chồng
Để rồi đây những bé gái 11, 12 tuổi chưa kịp lớn đã tính chuyện cập kê, tính chuyện lấy chồng, để 13-14 tuổi đã trở thành “đàn bà” vừa địu con, vừa gánh củi, vừa buôn bán nuôi chồng ở khắp bản Cà Là Pá.
Hai phụ nữ người dân tộc Hà Nhì 16 tuổi ở bản Suối Voi (Mường Nhé, Điện Biên) trồng dong riềng để có thu nhập nuôi chồng con.
Pờ Mìn Xá (bìa phải) đang kể cho bạn nghe chuyện con cái giữa buổi làm
Bài và ảnh: Phạm Thu Huyền
Theo Dantri
Nhộn nhịp ở cột mốc số 0
Cột mốc số 0 ở xã Sín Thầu (Mường Nhé - Điện Biên) còn được gọi là ngã ba biên giới. Trong những ngày đầu tháng 12 này, không khí nơi đây nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Những điệu xòe đón Tết của người Hà Nhì cùng những lời chúc như hoa ban bung nở khắp núi rừng Tây Bắc.
Cả bản làng ăn uống nhảy múa để cầu mong một năm mới nhiều niềm vui, may mắn
Phơi phới ở ngã ba biên giới
Ở Mường Nhé chỉ có 4 xã là có người Hà Nhì. Chúng tôi dọc theo các xã để vui tết, đến đâu cũng thấy rượu và những điệu xòe đẹp đến mê hồn của những thiếu nữ sơn cước vừa trắng vừa có phần kiêu kỳ trong bộ đồ sặc sỡ sắc màu của dân tộc mình.
Đêm thứ nhất tại xã Leng Su Sìn, một xã giáp ngã ba biên giới chỉ khoảng 20 cây số. Đêm vui tết, tất cả bản làng quần tụ nhau lại, họ ăn uống hát hò bằng ngôn ngữ riêng của người Hà Nhì.
Ở Sín Thầu vui hơn vì gần như 100% dân cư nơi đây là người Hà Nhì. Họ sống trên những thung lũng rộng lớn ở biên giới. Phía bên kia là Trung Quốc và Lào, bên này là Sín Thầu "đỏ lửa". Người ta gọi là Sín Thầu "đỏ lửa" vì người bản địa còn giữ được truyền thống đốt lửa suốt đêm ngày để vui Tết Hồ Sự Chà.
Những em nhỏ tung tăng trong bộ đồ mới theo chân bố mẹ đi chúc tết. Những sơn nữ đẹp như tranh vẽ thướt tha trên cung đường núi đá như điểm xuyết thêm sắc màu rực rỡ cho vùng mốc số 0. Những cụ già còng lưng chống gậy nhưng tay mang theo chai rượu ngô thơm nức, gặp ai cũng uống, gặp ai cũng chúc "kha pi pô" một cách nồng nhiệt. "Kha pi pô" nghĩa là chúc sức khỏe. Người Hà Nhì thường chúc sức khỏe nhau trong năm mới, nếu nói đủ nghĩa thì phải là "Hồ Sự Chà kha pi pô", nghĩa là chúc mừng năm mới.
Đến cột mốc số 0, người lạ sẽ không có cảm giác mình là khách. Bởi giản đơn, với người Hà Nhì, tất cả là một, là anh em bản làng. Tết là dịp để đoàn tụ, để uống rượu hỏi thăm và chúc nhau sức khỏe. Giữa ngã ba biên giới hoang lạnh, đêm vui Tết Hà Nhì bừng sáng, cả một vệt dài biên giới chói ánh lửa hồng. Tiếng hát vang khắp bản này sang bản khác. Tiếng nhạc, tiếng trống chiêng vang vui phơi phới.
Gặp sơn nữ đẹp nhất bản
Buổi tối sau khi uống rượu, người Hà Nhì tập trung nhau lại để giao lưu văn nghệ. Những bài hát trữ tình của người Hà Nhì vang lên hợp cùng điệu xòe sơn nữ khiến bất kỳ ai cũng phải rung động.
Tôi gặp cô gái Sừng Thị Pi, sơn nữ đẹp nhất bản A Pa Chải của Sín Thầu. Bộ đồ sặc sỡ càng thêm dáng kiêu kỳ sơn nữ với má hồng ánh lửa. Họ duyên dáng và ngọt ngào trong giọng hát Hà Nhì, không chỉ qua giọng hát, họ còn thể hiện sự hiếu khách đến kỳ lạ.
Ông Cha Cừ Xè, một cao niên bản A Pa Chải cho biết: "Cái Tết Hồ Sự Chà là phải thật vui, bản làng ăn uống nhảy múa suốt đêm ngày. Càng hát nhiều, vui nhiều thì năm mới có nhiều niềm vui, may mắn".
Các món ăn Tết truyền thống của người Hà Nhì mỗi nơi mỗi khác, ở ngã ba biên giới, món không thể thiếu là thịt lợn xiên và bánh giày. Thịt lợn thể hiện cho lộc trời, bánh giày thể hiện cho phúc đức tổ tiên. Mâm cỗ Tết dù nhiều món thế nào cũng không quan trọng, nhưng thịt lợn xiên và bánh giày phải là món chủ đạo để cúng thần.
Ở ngã ba biên giới, không chỉ có đêm Tết Hồ Sự Chà mới nhảy hát thâu đêm. 3 ngày tiếp theo cũng được tổ chức linh đình để dân bản sang nhà nhau chúc Tết. Đó cũng là dịp để con cháu và bạn bè gặp gỡ chúc tụng nhau sau một năm xa cách. Cột mốc số 0 trong những ngày này thật đông đúc, ngã ba biên giới vang lên tiếng chiêng tiếng trống suốt đêm ngày chào mừng ngày Tết Hồ Sự Chà.
"Một trong những món ăn Tết không thể thiếu của người Hà Nhì là "nộm tịt" với vỏ của một loại cây rừng mà người ta gọi là "Á Pé Khu Po". Đây là một món ăn mang tính tâm linh, họ kết hợp với vỏ cây để ăn theo quan niệm chiến thắng "ma rừng" và thực hiện sứ mạng con người ở trần gian", ông Sừng Sừng Khai - Chủ tịch UBND xã Leng Su Sìn cho biết.
Kiều Trang
Theo ANTD
Nữ sinh tử vong dưới khe suối nghi do đói, rét Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân nữ sinh Hứa Thị Thu tử vong có thể do đói và rét. Nữ sinh viên Hứa Thị Thu, sinh năm 1993, trú tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn bị mất tích tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai ngày 7/2 và thi thể được tìm thấy...