Hình ảnh những dòng sông “đen” sắp được “hồi sinh” ở Hà Nội
Hà Nội kế hoạch tạo dựng cảnh quan, xử lý môi trường nước, từng bước làm “sống lại” những dòng sông đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy…
Sông Tô Lịch dài khoảng 14km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì.
Sông Tô Lịch đoạn chảy qua địa phận Tả Thanh Oai (Thanh Trì) có màu nước đen kịt, ô nhiễm nặng.
Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày đổ xuống sông Tô Lịch lớn, khiến dòng nước luôn trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, cần ưu tiên cải tạo.
Sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận Tả Thanh Oai cũng có màu đen, khá ô nhiễm.
Mật độ dân cư hai bên dòng sông đông đúc khiến lượng nước thải sinh hoạt đổ xuống đây lớn, gây ô nhiễm nặng.
Ở những đoạn ô nhiễm nặng nhất, sông Nhuệ là nỗi ám ảnh đối với người dân sinh sống xung quanh.
Video đang HOT
Nhiều năm nay, đoạn Sông Đáy qua cầu Mai Lĩnh (Hà Đông) trong tình trạng ô nhiễm nặng.
Nước sông Đấy ô nhiễm được cho là do người dân xả rác bừa bãi, kết hợp việc các cơ sở tái chế nhựa ngày đêm xả hóa chất độc hại xuống đây.
Bèo, cỏ dại mọc kín hai bên sông Đáy, khiến lòng sông thu hẹp lại.
Cùng với sông Tô Lịch và sông Sét, sông Lừ hợp thành hệ thống tiêu nước cho thành phố. Sông Lừ là một trong 5 dòng sông ở Hà Nội nước đen ô nhiễm quanh năm.
Rác, rong rêu ô nhiễm phủ một lớp dày trên mặt sông Lừ.
Biển báo của Xí nghiệp Thoát nước số 4 kêu gọi người dân vì môi trường không vứt rác xuống lòng sông Lừ, đoạn qua đường Trường Chinh. Tuy nhiên, đoạn sông này vẫn luôn trong tình trạng ô nhiễm.
Theo Toàn Vũ (Dân Trí)
Đại biểu Quốc hội muốn chất vấn Thủ tướng việc xây chung cư gây tắc đường
Báo cáo tổng hợp ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội đề xuất các nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, rất nhiều nội dung được gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ chuyện xây chung cư gây tắc đường tới chuyện các dự án nghìn tỷ thua lỗ, trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trong việc điều hành để tránh tình trạng "trên nói dưới không nghe"...
Có 4 nhóm vấn đề được gửi tới buổi chất vấn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng thư ký Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến của các đoàn đại biểu đề xuất nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp này.
Báo cáo cho biết, ngày 24/5, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi công văn tới các đoàn đại biểu Quốc hội xin ý kiến đề xuất về nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3. Kết quả, đã có 48 đoàn gửi lại văn bản (42 đoàn gửi lại văn bản có ý kiến đề xuất và 6 đoàn không có ý kiến).
Qua đó có rất nhiều vấn đề đại biểu muốn chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Cụ thể, nhóm vấn đề thứ nhất, về chủ trương di dời các trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội thành (Hà Nội,TPHCM) nhằm giải tỏa áp lực hạ tầng giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông... nhưng lại cho xây dựng quá nhiều khu chung cư, tạo áp lực giao thông và các vấn đề xã hội quá lớn.
Nhóm vấn đề thứ 2 các đại biểu quan tâm là Nghị định số 48 năm 2017 quy định một số cơ chế chính sách tài chính - ngân sách đặc thù cho TPHCM. Nghị định nêu rõ ưu tiên nguồn vốn Trung ương đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Tuy nhiên, các đại biểu đặt vấn đề, dự án xây dựng tuyến Metro (Bến Thành - Suối Tiên) chưa được bố trí kịp thời vốn, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của dự án, đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân và tại sao lại có sự việc này?
Nhóm vấn đề thứ 3 đại biểu muốn chất vấn Thủ tướng là làm rõ tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt 18% là tập trung vào ngành/lĩnh vực nào và còn phù hợp với ngành/lĩnh vực mà Chính phủ đang tập trung tái cơ cấu hay không? đồng thời giải trình một số chỉ tiêu có liên quan đến tăng trưởng. Giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% và chất lượng tăng trưởng có đảm bảo.
Nhóm vấn đề thứ 4 được đề xuất là về việc điều tiết kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế; giải pháp tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ 2 triệu tấn than trong năm 2017; tái cơ cấu doanh nghiệp, phát triển các tập đoàn kinh tế đầu tàu tạo tiền đề phát triển chuỗi giá trị; chiến lược phát triển thị trường, cân đối vĩ mô về xuất nhập khẩu cũng là vấn đề được đại biểu quan tâm.
Tổng thư ký Quốc hội cũng cho biết, có một đoàn đại biểu Quốc hội đề xuất chất vấn nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ thấp? Tại sao Chính phủ thiếu tập trung chỉ đạo sử dụng vốn vay, vốn trái phiếu Chính phủ? Gải pháp khắc phục?
Một đoàn đại biểu khác nêu vấn đề tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, nợ công tăng và ở mức cao, giải pháp khắc phục cho phiên chất vấn người đứng đầu Chính phủ.
Ngoài ra, các đại biểu còn muốn chất vấn người đứng đầu Chính phủ về tiết kiệm chi thường xuyên, kết quả và giải pháp thực hiện. Vấn đề thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng; tái cơ cấu nông nghiệp (quy hoạch vùng, cơ cấu sản phẩm, nguồn lực, thị trường về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chống sạt lở khu vực đồng bằng Sông Cửu long).
Có đến 3 đoàn đại biểu muốn chất vấn về biệc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp, kết quả và tồn tại; xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và giải pháp thực hiện tiếp theo; xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thực thi nhiệm vụ.
Báo cáo tổng hợp của đoàn thư ký kỳ họp cũng nêu, có 2 đoàn đại biểu chọn chất vấn về giải pháp xử lý các khoản nợ xấu, các dự án thua lỗ kéo dài, trong đó làm rõ việc xử lý 12 đại án tham nhũng và giải pháp thu hồi tài sản bị thất thoát. Đại biểu cũng muốn người đứng đầu Chính phủ trả lời về hướng xử lý các dự án "nghìn tỷ" đắp chiếu và việc xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng đó. Giải quyết những dự án đầu tư không hiệu quả, doanh nghiệp thua lỗ kéo dài được Chính phủ báo cáo tại Kỳ họp thứ 2 đến nay (10 dự án thua lỗ lớn, thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước).
Nhóm vấn đề tiếp theo được đề xuất là công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương cải cách bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công . Giải pháp cụ thể sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Việc thực hiện kỷ cương, trật tự trong quản lý, điều hành (tránh tình trạng "trên nói dưới không nghe", đẩy việc lên cấp trên), trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu.
Có một đoàn đại biểu đề xuất chất vấn về chủ trương, chính sách và các giải pháp lớn về bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài để có những nhà khoa học, nhà bác học, giáo sư giỏi trên các lĩnh vực. Một đoàn khác muốn chất vấn về cải cách thể chế gắn với cuộc cách mạng 4.0
Cải tạo, hồi sinh sông Tô Lịch, Sông Nhuệ - Đáy cũng nằm trong đề xuất chất vấn Thủ tướng.
Việc chất vấn lãnh đạo Chính phủ theo thông lệ không bị giới hạn bởi số lượng nhóm vấn đề nhất định. Sau phần trả lời chất vấn của 4 thành viên Chính phủ khác, lãnh đạo Chính phủ sẽ đăng đàn, chốt lại phiên chất vấn về tất cả các nội dung liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.
Thông thường, tại kỳ họp giữa năm, Thủ tướng sẽ uỷ quyền cho Phó Thủ tướng thường trực trả lời chất vấn. Tuy nhiên, thảo luận về vấn đề này mới đây khi xem xét chương trình giám sát của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân muốn trao đổi với Thủ tướng để thống nhất, sau khi Phó Thủ tướng đăng đàn, Thủ tướng nên xuất hiện để nói thêm những vấn đề đại biểu quan tâm mà Phó Thủ tướng trả lời chưa rõ.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội xây nhà máy xử lý nước thải nghìn tỷ, làm 'sống lại' sông Tô Lịch Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trên diện tích hơn 4.800 ha, từ 7 quận, huyện và sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Nhuệ. Ngày 7/10, UBND TP Hà Nội khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì), với...