‘Hình ảnh người thành thị về nông thôn tránh dịch nói lên một cảm xúc’
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ sự xúc động trước hình ảnh trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, hàng triệu người từ thành thị trở về nông thôn tránh dịch.
Giải trình làm rõ các ý kiến của đại biểu Quốc hội khi thảo luận về hai chương trình mục tiêu quốc gia là giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới sáng 27/7, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nêu nhiều vấn đề trăn trở.
Với vai trò người đứng đầu cơ quan điều phối, ông Hoan thừa nhận “có một áp lực rất lớn” với một chương trình phủ trên diện rất rộng.
Nông thôn phải là nơi đáng sống
“Mục tiêu cuối cùng của chương trình nông thôn mới có thể nói chỉ tiêu này đạt được, chỉ tiêu kia không đạt được, nhưng quan trọng làm sao nông thôn là nơi ta đáng sống, nơi chúng ta tìm đến và quay về”, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp chia sẻ.
Ông chia sẻ sự xúc động trước hình ảnh trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người từ thành thị trở về nông thôn tránh dịch.
“Hình ảnh xúc động khi hàng triệu người từ thành thị về nông thôn tránh dịch Covid-19 nói lên một cảm xúc về nông thôn thời gian sắp tới”, ông Lê Minh Hoan chia sẻ.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh phải làm sao để nông thôn là nơi đáng sống. Ảnh: Quốc hội.
Bộ trưởng Nông nghiệp nhấn mạnh chương trình nông thôn mới phải phủ kín tất cả 63 tỉnh, thành, không để trống bất kỳ địa phương nào.
Video đang HOT
Câu chuyện bền vững liên quan tới thu của nhập người dân, liên quan tới sinh kế của người dân. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu lên một “cái bẫy” thời gian qua chính là từ tên của chương trình là “xây dựng nông thôn mới”.
Vì thế, các địa phương đều nghĩ “xây dựng” nghĩa là thiên về hạ tầng, là cầu, đường, trụ sở. “Tôi nghĩ rằng, đó chính là chúng ta thiếu quan tâm tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân thông qua sinh kế”, ông Hoan chia sẻ.
Ông dẫn chứng nếu 5 năm trước trồng 1 ha lúa, 5 năm sau cũng trồng 1 ha lúa như truyền thống thì không thể nào tăng thu nhập lên 1,5 lần. Mặt khác, nếu hỗ trợ cho người dân vay tiền để giảm nghèo, sản xuất ra một mặt hàng nào đó mà không kết nối được bà con tới thị trường thì cũng không thể nào nâng cao thu nhập gấp 1,5 lần.
“Do đó, những giá trị mới của chương trình là bên cạnh tiếp tục phát triển hạ tầng để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các tiện ích của đô thị, chúng ta cần chú trọng hơn những phần mềm, những những giá trị mới”, ông Hoan nói.
Bắt đầu bằng tư duy bền vững
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trước hết phải cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Trong đó, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, lấy kinh tế nông thôn làm nền tảng để tạo ra được động lực phát triển nông thôn.
“Chúng ta nên bắt đầu bằng tư duy bền vững, là tư duy nâng cao chất lượng sống, nâng cao thu nhập và bằng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với những mô hình nông nghiệp mới, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh”, ông Hoan nêu rõ đó mới là yếu tố bền vững.
Đề cập đến những giá trị mới, ông Hoan cho rằng cần xây dựng bản sắc văn hóa, hồn cốt của nông thôn; nâng cao năng lực để người nông dân làm chủ thể, tiếp cận được ánh sáng, tri thức, tiếp cận được những điều mới mẻ.
“Ngay cả khi có dịch Covid-19, vài nông dân biết lên mạng để bán hàng của mình trong mùa giãn cách cũng đã thay đổi được rồi”, Bộ trưởng Nông nghiệp dẫn chứng và lưu ý phải chú ý vấn đề tri thức hóa người nông dân.
Theo ông Hoan, xây dựng nông thôn mới cần nền tảng từ chủ thể là người nông dân mới phát triển bền vững. Lúc đó, thu nhập, sinh kế và chất lượng sống của người nông dân, nông thôn mới tăng lên.
Chưa có căn cứ khoa học nói Covid-19 lây từ nông sản sang người
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, căn cứ khoa học và thực tiễn thì chưa có công bố nào nói Covid-19 trên vỏ bao bì hàng hóa, trên các mặt hàng nông sản lây sang người.
Sáng nay (31/5), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã có trao đổi với phóng viên báo chí về hiện trạng nguồn cung lương thực, thực phẩm và tình trạng dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay có tác động như thế nào đến khâu lưu thông, phân phối nông sản.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.
Theo ông Tiến, đối với lương thực, đến nay ngành nông nghiệp đã thu hoạch được 16,6 triệu tấn, dự kiến hết vụ Đông Xuân sẽ thu hoạch được 20,6 triệu tấn (tăng 2,5 % so với năm 2020). Ngoài ra, rau màu, hoa quả hiện nay cũng rất dồi dào.
Về thực phẩm, năm nay ngành nông nghiệp dự kiến cung ứng 8,6 triệu tấn thủy sản, đến thời điểm hiện tại đã đạt được 3,3 triệu tấn (tăng 2,6% so với năm ngoái, trong đó 1,6 triệu tấn khai thác và 1,7 triệu tấn nuôi trồng).
Mặt hàng thịt, năm nay ngành nông nghiệp phấn đấu cung ứng khoảng 5,6 triệu tấn. Hết quý I/2021, tăng trưởng của ngành chăn nuôi là đạt 7,12%. Tổng kết đến thời điểm tháng 5/2021, đàn lợn tăng 11,1%, gia cầm tăng 6,4%, mặt hàng sữa vẫn tăng rất đều đặn. Đối với trứng, năm nay dự kiến cung ứng 15 tỷ quả.
"Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ và các địa phương quyết tâm thực hiện để đạt được các mục tiêu. Hiện tại, Covid-19 chưa ảnh hưởng đến mục tiêu mà ngành nông nghiệp đặt ra", ông Tiến nhấn mạnh.
Về khâu vận chuyển, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và tâm lý e ngại tiêu thụ nông sản của người dân vùng dịch, ông Tiến khẳng định, căn cứ khoa học và thực tiễn thì chưa có một công bố nào nói Covid-19 trên vỏ bao bì hàng hóa, trên nông sản lây sang người. Đây là căn cứ khoa học và thực tiễn rất quan trọng.
"Đến nay, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có công bố virus SARS-CoV-2 lây từ bao bì sang người, đây là căn cứ để chúng ta yên tâm vận chuyển và tiêu thụ nông sản", ông Tiến nói.
Nói về giải pháp phân phối sản phẩm nông sản trong bối cảnh dịch bệnh, sáng cùng ngày, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nền nông nghiệp Việt Nam có những lúc nói là "nông nghiệp giải cứu". Thực tế gần đây cũng có nhiều điểm "giải cứu" nông sản. Tuy nhiên, theo ông Hoan, chúng ta cũng nên bỏ từ "giải cứu", mà cần có những hành động cụ thể hơn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.
Ông Hoan cho biết, Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch dài hạn cho câu chuyện phân phối, lưu thông hàng hóa nông sản, bởi có Covid-19 hay không có Covid-19 thì trong thực tế đã có thời điểm cung vượt quá cầu.
Về giải pháp ngắn hạn, trong ngày 1/6, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng những mô hình tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân vùng dịch một cách chính quy hơn. Mô hình này nhằm vừa tiêu thụ, vừa đảm bảo chất lượng nông sản và an toàn trong dịch bệnh. Bộ NN&PTNT cho biết, từ mô hình này sẽ trở thành một hệ thống áp dụng từ Trung ương xuống các địa phương.
"Tôi cũng bàn với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam để làm sao kết nối được cung - cầu. Tôi biết nhiều lúc không khớp nhau về thông tin, thực tế như hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vừa rồi có thông tin rớt giá xuống 5.000-6.000 đồng/kg, trên mạng có những bình luận thắc mắc tại sao ở Đắk Lắk vẫn phải mua tới 45.000 đồng/kg, mà không có hàng để mua. Như vậy, câu chuyện kết nối thị trường nông sản nội địa của chúng ta vẫn chưa tốt, những thông tin bất cân xứng dẫn đến dư thừa cục bộ, chứ không phải dư thừa toàn bộ", ông Hoan nói.
Người Hà Nội hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang (Ảnh: Khôi Vũ).
Ông Hoan cho biết thêm, theo tinh thần của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là không được "ngăn sông cấm chợ", không được làm khó thêm cho những phương tiện vận chuyển nông sản, bởi đặc thù nông sản để lâu sẽ nhanh hỏng. Bộ này đang kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ hơn nữa cho những đơn vị vận chuyển nông sản trong nước.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết thêm, về các giải pháp dài hạn, Bộ NN&PTNT sẽ thiết lập thông tin 2 chiều, như: Không để sản phẩm đến lúc thu hoạch mới biết là thừa hay thiếu. Theo đó, trước khi thu hoạch khoảng 15-20 ngày, các Sở NN&PTNT ở các địa phương cũng chủ động thông tin để Bộ NN&PTNT thông tin vào hệ thống phân phối.
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Triển khai thực hiện Quyết định số 02-QĐ/TW ngày 26/3/2021 của Ban Bí thư về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 4/5, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo. Đồng chí Trần Tuấn...