Hình ảnh người đàn ông đang nhúng thuốc cho sầu riêng và “bí mật” được hé lộ sau đó khiến dân mạng tranh cãi
Nhìn hình ảnh người đàn ông 1 tay cầm cốc nước có hóa chất dội lên từng trái sầu riêng khiến người xem không khỏi ám ảnh, song đọc bình luận, nhiều dân mạng lại chỉ ra điều đặc biệt mà chỉ người chuyên trồng sầu mới biết được.
Là loại quả nhiệt đới, sầu riêng được nhiều người ưa thích không chỉ là thực phẩm mà còn có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe cho con người.
Vào thời điểm này đang là mùa của những trái sầu riêng thơm ngon được thu hoạch, người người, nhà nhà đổ xô đi siêu thị, chọn lựa những quả sầu riêng bắt mắt, múi to thơm ngon nhất. Thế nhưng bên cạnh đó, nỗi lo về sầu riêng bị chín ép, bị nhúng thuốc vẫn khiến người tiêu dùng ám ảnh khôn nguôi.
Mới đây, một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh người đàn ông đang dùng những ca nước dội đều lên từng trái sầu riêng được tài khoản có nickname Q.B đăng tải đã khiến dân mạng xôn xao bình luận.
Thoạt nhìn, người ta nghĩ ngay đến những quả sầu riêng bị nhúng thuốc “ép chín” mà ngày ngày đọc được trên các mặt báo hay những đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội. Thế nhưng trong đoạn clip này, tài khoản Q.B lại chú thích đặc biệt: “Mấy bạn đừng có hiểu lầm nhúng thuốc là độc nhé, tại người ta lạm dụng nên độc đó nhé. Sầu riêng nhà ngoại mình nè”.
Hình ảnh người đàn ông đang nhúng thuốc cho sầu riêng nhưng “bí mật” được hé lộ sau đó mới khiến dân mạng vỡ òa
Thậm chí chủ tài khoản này còn cho biết thêm: “Sầu nhúng thuốc ông ngoại mình ăn cũng được 40 năm rồi. Ông ngoại mình hiện vẫn leo dừa, vẫn sống khoẻ 75 tuổi nhé”.
Hình ảnh trái sầu riêng được nhúng trong 1 chậu nước màu xanh nhạt khiến dân mạng “nổ” ra tranh cãi. Ảnh cắt từ clip
Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip này đã thu về hàng chục nghìn lượt like và hàng trăm bình luận của người dùng mạng. Luồng ý kiến được chia làm 2 phe, trong đó 1 phe thì cho rằng, dù sao thì sầu riêng chín tự nhiên vẫn là an toàn nhất, không nên sử dụng bất kì loại thuốc gì, dù nó có độ an toàn cao đến đâu:
- “Nói vậy thôi chứ nhà vườn ăn trái chín cây thôi chứ không có ăn trái nhúng này nha. Nhúng chỉ để bán thôi. Bạn mình có vườn sầu riêng nó nói vậy đó”.
- “Mình chẳng biết thuốc nhúng này là gì, độc ít hay độc nhiều, mình chỉ biết là sầu rụng ngon nhưng mau hỏng nếu không ăn kịp, còn sầu bán ngoài chợ trái nào chả nhúng, mà cứ nhúng là độc hại rồi”.
- “Ngày xưa làm gì có thuốc mà nhúng, sầu riêng vẫn ngon. Các bạn nói thuốc không độc hại, vậy nó tồn lại trong cơ thể cho đến vài chục năm sau đó”.
Tuy vậy, số khác thì cho rằng, tuỳ loại thuốc để nhúng sầu là loại gì, vì có những loại thuốc được Bộ Y tế cấp phép và bản thân gia đình họ cũng từng sử dụng nhúng sầu sau đó ăn và không có vấn đề gì về sức khoẻ:
- “Người ta nhúng vậy cũng dễ hiểu mà, mang đi đường dài là phải hái xanh để chuyển đi rồi ngâm chất này để chín, hái chín chuyển đi nó hư ăn không ăn được đâu”.
- “Nhà vườn tự nhúng để ăn, như vậy nó mới ngon. Còn buôn bán đi lạm dụng quá nên ngộ độc thôi”.
- “Tôi biết thuốc này, chỉ là cho trái chín đều không bị sượng với non thôi. Sầu riêng cần nhúng thuốc mới chín điều trái còn không là bị sượng, độc là do người ta lạm dụng liều lượng cao mà thôi”.
- “Chính xác nhà tôi cũng làm vườn, nhúng để trái chín điều và không sượng, nhúng sơ sơ là không hề độc hại nhá, mà trái chín nó sẽ ngon hơn là chín tự nhiên”.
- “Ai cũng sợ nhúng thuốc ăn bệnh này nọ, nhưng thật ra thuốc này được cấp phép. Quê mình ở Cồn Ngũ Hiệp Cai Lậy đây”.
Có khá nhiều ý kiến trái chiều “nổ” ra, song cũng từ đây, dân mạng lại có cái nhìn khác hơn về đoạn clip trên. Mặc dù chưa rõ loại nước dùng nhúng sầu ở trên là loại nước gì, có độc hại hay không, nhưng theo nhiều cư dân mạng bình luận, thì có cả loại thuốc nhúng sầu cho chín đều được Bộ Y tế cấp phép. Còn thực hư thế nào thì có lẽ chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ nhất.
Theo tìm hiểu của các cơ quan báo chí và nhà khoa học trong nước, hóa chất thúc trái cây mau chín mà chủ vườn và thương lái hay sử dụng là ethephon, hay còn gọi bằng tên thương mại là ethrel.
Ethephon có danh pháp khoa học là 2-chloroethylphosphonic acid (C2H 6ClO3P), được phát hiện vào năm 1965 và đăng ký sử dụng đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973.
Đây là chất điều hòa tăng trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi trên bông, lúa mì, cà phê, dứa, nho, táo và nhiều loại trái cây khác.
hông thường, các loại trái cây như chuối, táo, lê, mít… muốn chín cần phải có một chất: ethylene – chất được xem như hormone “lão hóa” ở thực vật.
Ethylene sẽ chịu trách nhiệm cho sự “thay da đổi thịt” ở hoa quả khi chín: làm quả mềm ra, đổi màu…
Ethephon hoạt động dựa trên chính cơ chế này. Sau khi thấm vào trái cây, ethephon sẽ bị phân giải thành ethylene, qua đó thúc đẩy quá trình chín nhanh ở trái cây. Càng nhiều ethylene được tạo thành thì trái cây càng mau chín.
theo khẳng định giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp, từ lâu các nươc trên thê giơi đã sư dung rộng rãi Ethephon trong ngành trông trot cả trong và sau thu hoach đê kích thích sư chín đều và đồng loạt cua các loai qua, tao điêu kiên cho công nghê sau thu hoach.
Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng khẳng định, Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Theo đó, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây quá nhanh. Cụ thể, thay vì ép chín trong 1 ngày, nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín trong 3-4 ngày. Đồng thời, chế phẩm này cũng có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa sạch, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm.
Airbus hợp tác nghiên cứu cảm biến có thể phát hiện "mùi" của SARS-CoV2 trên máy bay
Cảm biến phát hiện mùi đang được Airbus và một start-up Mỹ phát triển hứa hẹn sẽ giúp các chuyến bay trong tương lai trở nên an toàn hơn khi nó có khả năng phát hiện người nhiễm bệnh hoặc hóa chất, chất nổ nguy hiểm.
Hãng sản xuất máy bay Airbus đang có kế hoạch triển khai một bộ cảm biến có hình dạng giống "con sứa" do start-up chuyên về công nghệ thần kinh tại Thung lũng Silicon có tên Koniku chế tạo.
Loại cảm biến đặc biệt này sử dụng các tế bào sinh học để "đánh hơi" các hóa chất và bom nguy hiểm tại sân bay. Thậm chí các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch giúp chiếc "mũi điện tử" này có thể phát hiện được sự tồn tại của virus SARS-CoV2 trong không khí.
Hiện tại mục tiêu ban đầu của cảm biến kết hợp giữa các tế bào sống và bộ vi xử lý siêu nhỏ này sẽ là phát hiện chất nổ. Trước đó, Koniku đã phát triển một số mẫu cảm biến có thể gắn trên bề mặt ở cả nhà ga sân bay và trong máy bay.
Sáng lập gia start-up Koniku Oshiorenoya Agabi cho biết: "Chúng tôi đã phát triển một công nghệ có thể phát hiện mùi. Nó giống như một chiếc máy có nhiệm vụ hít-thở không khí vậy". Thiết bị sử dụng các tế bào sinh học có tên Hek hay tế bào thần kinh đệm hình sao trong não bộ. Sau đó các nhà khoa học đã biến đổi gen và cho chúng thêm khả cảm nhận mùi vị giống như các thụ thể khứu giác.
Theo FinancialTimes, Airbus sẽ bắt đầu thử nghiệm cảm biến phát hiện mùi trong các đường hầm sàng lọc tại sân bay vào cuối năm nay. Hiện tại các cảm biến mới chỉ trong giai đoạn nguyên mẫu. Tuy nhiên trong tương lai, nó có thể được gắn ở phía trên khoang hành khách.
Nếu cảm biến này sớm được thương mại hóa, nó sẽ góp phần tăng tính an toàn cho các chuyến bay dân dụng, đồng thời giúp cảnh báo sớm về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên máy bay hoặc các nguy hiểm rình rập liên quan đến chất nổ.
Ấn Độ phát triển thiết bị khử trùng không dùng hóa chất Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết thiết bị khử trùng hình tháp này do Trung tâm Công nghệ và Khoa học Laser (LASTEC), phòng thí nghiệm của DRDO, phát triển. Thiết bị khử trùng được Ấn Độ phát triển. Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ đã phát triển một thiết bị khử trùng bằng tia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"

Chàng trai được 15 phú bà bao nuôi, làm việc nhà 3 tiếng nhận 29 triệu đồng

Cố vượt qua rào chắn tàu hỏa, người đàn ông khiến vợ gặp họa, camera an ninh ghi lại cảnh đáng sợ

Người đàn ông nhận thừa kế ngôi nhà 3 tỷ VNĐ nhưng nhất quyết không ở, đi hơn 500km để gặp cảnh sát

Phụ huynh Hà Nội choáng váng: Đến thăm 1 trường mầm non theo review trên MXH, phát hiện trường hoạt động trái phép gần 3 năm!

Nét căng các visual cực phẩm tại "concert quốc gia" Day 3: Ở nhà ngắm cỡ này, xem trực tiếp còn cỡ nào!

Kể về ông nội bằng 3 dòng chữ, cô gái khiến hàng nghìn người xúc động: Đọc bình luận mới thấy "gen yêu nước" thực sự có trong mọi nhà!

Sự thật "trần trụi" về cuộc sống của cặp vợ chồng bán nhà, du lịch khắp thế giới

Thấy xe và dép con trên cầu, mẹ già khóc ngất

Chi 21 tỷ cho nữ streamer nhưng vẫn không được nắm tay, cuộc gặp gỡ vô tình sau đó khiến fan nam phải "ôm hận"

Louis Phạm dạo này cứ lên mạng là khoe ảnh diện bikini: Sexy hết nấc nhưng cũng gây tranh cãi về hình tượng

Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia phun trào 110 lần trong 8 ngày
Thế giới
21:06:48 26/04/2025
Đinh Ngọc Diệp kể chuyện làm NSND Mỹ Uyên trật xương sườn vì "nhập vai"
Hậu trường phim
21:00:02 26/04/2025
Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Tin nổi bật
20:52:20 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt
Đồ 2-tek
20:39:53 26/04/2025
Tóm gọn Trần Nghiên Hy hẹn hò trai lạ sau 2 tháng ly hôn "sốc đến không thể nói", nhưng sao trông quen quen?
Sao châu á
20:29:37 26/04/2025
Loạt nghệ sĩ Việt, bao gồm cả các Anh Trai - Anh Tài thông báo huỷ show
Nhạc việt
20:25:05 26/04/2025
30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!
Nhạc quốc tế
20:17:10 26/04/2025
'Bom tấn' Antony có thể là chìa khóa để Man Utd sở hữu 'ngọc quý' Betis?
Sao thể thao
19:59:17 26/04/2025
Sau Lê Hoàng Phương, bạn trai cũ Thiều Bảo Trâm lại vướng tin hẹn hò nàng hậu hơn 9 tuổi
Sao việt
19:56:44 26/04/2025